Chó bị tiêu chảy ra máu là bệnh gì? – Phòng khám thú y Procare

Chó bị tiêu chảy ra máu là một dấu hiệu bệnh thường xảy ra ở chó. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau như Bệnh viêm dạ dày, viêm ruột, bệnh Carre,… Đây là những bệnh có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thú cưng ở mức cao. Ngoài ra, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, khả năng lây lan sang cơ thể người là hoàn toàn có thể xảy ra. Bài viết này chia sẽ về những bệnh có thể xảy ra đối với trường hợp chó bị tiêu chảy ra máu.

1. Chó bị tiêu chảy ra máu do viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính

Bệnh viêm ruột cấp tính là một bệnh phổ biến và thường xảy ra ở chó nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Vì đây là giai đoạn sức đề kháng của chó còn yếu nên khả năng tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện thường thấy là chó bị tiêu chảy ra máu, phân mùi chua, tanh, cơ thể mệt mỏi, một số có biểu hiện sốt cao. Ở giai đoạn nhẹ, chó vẫn có khả năng bú mẹ và đi lại bình thường. Cần điều trị ngay ở giai đoạn này, nếu để về sau, mức độ nguy hiểm đến tính mạng của chó càng tăng, thậm chí là không có khả năng cứu chữa.

Điều trị:

  • Khi chó bị bệnh phải cách ly điều trị, tránh lây sang chó khoẻ.
  • Ngừng cho ăn trong vòng 24 giờ, truyền dịch để bù nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất). Nếu không truyền dịch được thì dùng chất điện giải pha với nước sạch cho chó uống (nếu chó không tự uống được thì dùng xi lanh bơm vào miệng, ít nhất 3 lần/ngày).
  • Dùng thuốc cắt nôn bằng cách tiêm thuốc Antropin với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng.
  • Dùng thuốc cầm máu bằng cách tiêm Vitamin K với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng hoặc cho chó uống nước lá cây nhọ nồi, ngày 2 – 3 lần.
  • Dùng các loại thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng như Marphamox, Anfnor TTS, Octacin… với liều 1ml/5 – 7 kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần, tiêm liên tục 3 – 4 ngày.
  • Kết hợp với dùng thuốc trợ sức, trợ lực để chó nhanh hồi phục như tiêm Vitamin B1, B. Complex, Sorbitol B12… Đồng thời trong quá trình điều trị cho chó ăn trứng gà sống, ngày từ 1 đến 2 quả.
  • Lưu ý: Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được cho chó ăn chất mỡ, tanh. Sau khi chó hồi phục hoàn toàn nên tẩy giun, sán. Không nên tự ý điều trị tại nhà khi không am hiểu về tình trạng bệnh cũng như chưa có lời khuyên từ các bác sĩ.
Rất hay:  Cách vệ sinh vùng kín sau khi đặt thuốc viêm âm đạo

2. Chó bị tiêu chảy ra máu do bệnh Carre, bệnh Pavorvirus

Bệnh Carre và bệnh Pavorvirus giống như căn bệnh ung thư ở người. Khi mắc bệnh này, khả năng cứu sống ở mức rất thấp nếu được phát hiện sớm và bằng không nếu phát hiện không kịp thời. Chó mắc bệnh thường có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, khó thở,… Trong khoảng thời gian từ 3-6 ngày chó sẽ sốt cao trong khoảng 02 ngày sau đó giảm bớt. Sau đó, chó tiếp tục sốt cao cho đến chết hoặc cơ thể suy kiệt nghiêm trọng. Chó bị tiêu chảy ra máu liên tục, dẫn đến mất nước mà kiệt sức.

Đối với loại bệnh này, việc phát hiện và đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh chó mèo sớm là yếu tố quyết định đến sự sống còn của thú cưng. Vì vậy, đừng cố gắng khắc phục tại nhà mà hay nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ để tăng tỉ lệ sống cho chúng.

Lưu ý: Chó bị tiêu chảy ra máu là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau, chính vì vậy nếu không hiểu rõ về nguyên nhân của tình trạng này, hãy đưa thú cưng tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể để xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả, tiết kiệm nhất.