Đau bụng trên rốn khi nào đáng lo? Nguyên nhân và cách giảm đau

Đau bụng trên rốn thường liên quan đến nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể như gan, dạ dày, túi mật, tuyến tụy… Vì thế, nhiều người thường lo lắng không biết triệu chứng này có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm nào không?

Nhiều người thường xuyên bị đau bụng trên rốn

Nhiều người thường xuyên bị đau bụng trên rốn

1. Xác định vị trí đau bụng trên rốn

Đau bụng trên rốn thường có tên gọi khác là đau thượng vị, đây là hiện tượng xuất hiện các cơn đau trên vùng rốn, dưới xương sườn, cơn đau có thể tập trung ở chính giữa (gọi là đau giữa trên rốn), đôi khi cơn đau có thể xuất hiện lệch về bên trái hoặc bên phải.

Cơn đau có thể từng đợt hoặc đau âm ỉ ở bụng trên, cũng có những trường hợp đau quặn bụng, co thắt từng cơn. Ngoài ra, cơn đau bụng có thể kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, mệt lả người…

Do vùng bụng trên rốn có liên quan đến nhiều cơ quan như dạ dày, tá tràng, lá lách, túi mật… vì thế khi vị trí này xuất hiện các cơn đau bất thường khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt khi những cơn đau bụng trên rốn không rõ nguyên nhân kéo dài.

Mỗi vị trí đau trên bụng có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra

Mỗi vị trí đau trên bụng có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra

2. Dấu hiệu đau bụng trên rốn cảnh báo bệnh gì?

Đau bụng trên rốn có thể chỉ là dấu hiệu nhất thời và nhanh chóng biến mất, điều này sẽ không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì nó có thể là triệu chứng của các căn bệnh dưới đây:

2.1. Do đầy hơi

Trong dạ dày và đường tiêu hóa luôn chứa một lượng không khí nhất định, khi lượng khí này tích tụ quá nhiều sẽ tạo cảm giác căng tức, đầy hơi, gây ra khó chịu ở vùng bụng trên rốn.

Cảm giác khó chịu này có thể nặng thêm nếu bạn bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus.

Đau bụng trên rốn do đầy hơi sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau xảy ra theo từng cơn.

  • Cơn đau khiến bạn cảm thấy bụng chướng lên, căng to.

  • Cảm thấy nôn nao trong bụng

  • Xì hơi nhiều, tiêu chảy hoặc táo bón bất thường.

Tình trạng đau bụng vùng trên rốn do đầy hơi thường không nghiêm trọng, nó có thể biến mất sau vài tiếng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này kèm sốt, nôn mửa không kiểm soát, hoặc đau bụng dữ dội, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế ngay.

Không khí trong dạ dày quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng căng tức bụng do đầy hơi

Không khí trong dạ dày quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng căng tức bụng do đầy hơi

2.2. Đau bụng trên rốn do rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến có thể xảy ra cả ở người lớn và trẻ em và phần lớn trường hợp rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện cùng với những cơn đau bụng. Đó có thể là cơn đau bụng âm ỉ trên rốn hoặc đau bụng vùng dạ dày…

Rất hay:  Bật Mí Top 16 thẻ card là gì [Hay Nhất]

Các dạng rối loạn tiêu hóa gây đau bụng trên rốn bao gồm:

  • Khó tiêu: Tình trạng này gây cảm giác nóng rát ở vùng bụng trên hay còn được gọi là thượng vị. Đôi khi cơn đau có thể xuất hiện ở vùng ngực, thực quản, thậm chí kéo lên cả cổ họng… Chứng khó tiêu chủ yếu do các bệnh lý dạ dày – tá tràng.

  • Hội chứng ruột kích thích: Hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt gây các cơn đau bụng vùng trên rốn, làm thay đổi thói quen đại tiện. Hiện này vẫn chưa có nguyên nhân chính xác giải thích cho căn bệnh này, nhưng nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

2.3. Bệnh lý về dạ dày tá tràng

Các bệnh lý về dạ dày – tá tràng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cơn đau bụng trên rốn, trong đó phải kể đến như:

  • Viêm dạ dày: Là căn bệnh phổ biến khiến niêm mạc dạ dày sưng tấy và đau rát. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, vi khuẩn HP tấn công… Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư dạ dày.

  • Viêm dạ dày ruột: Căn bệnh này có thể gây đau bụng vùng trên rốn, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi…

Các bệnh lý dạ dày - tá tràng là nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng đau bụng trên rốn

Các bệnh lý dạ dày – tá tràng là nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng đau bụng trên rốn

2.4. Đau bụng trên rốn do bệnh lý sỏi mật

Sỏi mật hình thành do sự mất cân bằng các thành phần trong mật bao gồm muối mật (bilirubin) và cholesterol. Khi các thành phần này mất ổn định sẽ hình thành các hạt dạng cứng trong túi mật. Sự tắc nghẽn túi mật ban đầu sẽ gây tình trạng đau bụng trên rốn bên phải kèm theo nôn mửa, mệt mỏi.

Đặc biệt, trường hợp sỏi túi mật làm tắc ống dẫn mật sẽ dẫn đến đau bụng dữ dội, nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến gan và tuyến tụy. Lúc này người bệnh có thể bị sốt, vàng da, nhiễm trùng tuyến tụy nặng.

2.5. Các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy gây đau bụng trên rốn

Gan, tuyến tụy và túi mật là ba cơ quan hỗ trợ tiêu hóa và đều nằm ở phần bụng phía ngoài bên phải. Vì thế dấu hiệu đau bụng trên rốn ngoài sỏi mật thì có thể là các dấu hiệu bất thường của gan hoặc tuyến tụy.

Các bệnh viêm gan hoặc viêm tuyến tụy có gây đau bụng ở vị trí này, kèm theo các triệu chứng cần chú ý như: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt hoặc màu trắng, buồn nôn, cơn đau bụng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Rất hay:  Thang điểm IELTS – Cách tính điểm và tiêu chí chấm chuẩn nhất của 4 kỹ năng

Khi phát hiện các triệu chứng này, cách tốt nhất chính là đưa người bệnh đến kiểm tra tại các cơ sở uy tín để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu bất thường của gan, tuyến tụy hoặc túi mật

Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu bất thường của gan, tuyến tụy hoặc túi mật

2.6. Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng thực phẩm không thể đi qua đường ruột, từ đó có thể gây ra các cơn đau dữ dội, táo bón, khó tiêu hóa và không thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Ngoài dấu hiệu đau bụng trên rốn, người bị tắc ruột còn thường kèm theo các triệu chứng sau: Dịch nôn màu vàng lục, bụng căng to, không thể xì hơi hoặc đại tiện, cơn co thắt dữ dội…

Tắc ruột là tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp nếu không có thể gây thủng ruột và nhiễm trùng nghiêm trọng.

2.7. Thủng dạ dày

Một trong những nguyên nhân gây đau bụng trên rốn nguy hiểm nhất chính là thủng dạ dày. Đây là một biến chứng nặng nề của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Biến chứng thủng dạ dày gây đau bụng trên rốn một cách dữ dội và đột ngột, có thể sờ thấy bụng co cứng như khúc gỗ, có thể kèm buồn nôn và đại tiện khó khăn.

Thủng dạ dày là tình trạng cấp tính đặc biệt nguy hiểm nên cần phải cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng người bệnh.

2.8. Đau bụng trên rốn do ung thư dạ dày

Ít ai biết rằng, một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày đó là đau bụng trên rốn, thường xuyên tái phát không rõ nguyên nhân. Đây là căn bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm và là căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu thế giới.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư dạ dày.

Nguy hiểm hơn, đa phần người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu và triệu chứng đau bụng trên rốn cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày thông thường. Từ đó bỏ qua thời điểm chữa bệnh tốt nhất.

Người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn, các khối u ngày càng to sẽ khiến cơn đau bụng trên rốn ngày càng dữ dội hơn.

Ngoài những nguyên nhân gây đau bụng trên rốn đã nêu ở trên, người bệnh vẫn có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng trên rốn do các bệnh lý khác như: viêm túi thừa, viêm ruột thừa, đau cơ…

Đa phần các triệu chứng đau bụng do ung thư thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác

Đa phần các triệu chứng đau bụng do ung thư thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác

Rất hay:  [Mới nhất] Cách gõ tiếng việt có dấu trên máy tính Win 10 - Khóa Vàng

3. Khi nào đau bụng trên rốn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu các cơn đau tại vùng bụng trên rốn gây ra bởi chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt của người bệnh hoặc biến mất trong thời gian ngắn và không tái phát lại thì bạn không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám nếu xuất hiện các cơn đau bụng trên rốn kéo dài và dữ dội trong nhiều giờ liền, kèm các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao

  • Nôn mửa kéo dài trong vài giờ hoặc nôn ra máu.

  • Đau bụng dữ dội

  • Cơ thể mệt mỏi, mất sức

  • Đi ngoài phân đen

Đi khám là cách tốt nhất giúp bạn biết nguyên nhân gây đau bụng

Đi khám là cách tốt nhất giúp bạn biết nguyên nhân gây đau bụng

4. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà

Khi đột nhiên bị đau bụng trên rốn, điều quan trọng nhất đó là phải tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này, rồi mới có thể tìm ra biện pháp xử lý phù hợp.

Một số cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà mà bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng đau bụng âm ỉ như sau:

  • Nguyên tắc chữa đau bụng trên rốn: Nếu nguyên nhân gây đau bụng là do ăn uống, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Nếu cơn đau do bệnh lý, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

  • Massage vùng bụng trên rốn: Phương pháp này có tác dụng thư giãn, giảm đau bụng do các vấn đề về hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần nằm ngửa, thả lỏng cơ bụng, sau đó xoa 2 bàn tay cho nóng rồi đặt lên vùng bụng trên rốn và xoa theo chiều kim đầu hồ nhiều lần.

  • Chườm ấm giảm đau bụng: Cách này sẽ giúp giãn mao mạch, thư giãn các cơ quanh bụng, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đau bụng. Bạn có thể sử dụng một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm đặt lên bụng khoảng 15 phút.

  • Dùng thuốc giảm đau: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chữa bệnh phù hợp. Bên cạnh đó có thể kèm theo các loại thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc kháng acid dạ dày… để cải thiện nguyên nhân và triệu chứng gây đau bụng trên rốn.

Cách massage giúp giảm đau bụng

Cách massage giúp giảm đau bụng

Các phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng trên rốn tạm thời, hoặc đau bụng do các vấn đề tiêu hóa, nếu bạn thường xuyên bị đau bụng mà không rõ nguyên nhân hãy chủ động đi khám tại các cơ sở uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe.

Nếu cần bất kỳ sự trợ giúp nào về căn bệnh ung thư dạ dày, bạn có thể ĐĂNG KÝ TƯ VẤN gọi ngay đến HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069