Thể tích hình hộp chữ nhật được xác định dễ dàng khi bạn biết chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hình hộp. Các bạn đã biết đến công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật nhưng nếu không áp dụng thường xuyên thì sẽ rất mau quên. Trong bài viết này, Từ Điển Toán Học sẽ giúp các bạn ôn lại công thức, cách tính và bài tập áp dụng để tính thể tích hình hộp chữ nhật.
1. Hình Hộp Chữ Nhật là gì?
Hình hộp chữ nhật là một hình trong không gian 3 chiều, trong đó mọi mặt của nó đều là hình chữ nhật. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, và 12 cạnh. Nếu gọi 2 mặt bất kì đối diện nhau là mặt đáy, thì 4 mặt còn lại mà mặt bên của hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật (ảnh minh họa)
Trong hình hộp chữ nhật trên:
a – là chiều dài
b – là chiều rộng
h – là chiều cao
2. Công thức Tính Thể Tích Hình Hộp Chữ Nhật
Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích của diện tích mặt đáy và chiều cao của nó:
V = a.b.h (m3)
Trong đó:
V – là thể tích hình hộp chữ nhật
a – là chiều dài
b – là chiều rộng
a.b – là diện tích mặt đáy
h – là chiều cao
(m3) – là đơn vị thể tích, đọc là mét khối. 1 m3 = 1000 m
3. Các bước tính Thể Tích Hình Hộp Chữ Nhật
Để tính thể tích hình hộp chữ nhật bất kì, bạn cần xác định các đại lượng có trong công thức tính. Ví dụ, bạn muốn tính thể tích chứa nước của một cái hồ nước có dạng hình hộp chữ nhật, các bạn cần thực hiện các bước sau:
Áp Dụng: Tính thể tích nước có thể chứa trong hồ nước (trên hình)
3.1. Xác định chiều dài của hình hộp chữ nhật
Chiều dài là cạnh dài nhất của mặt phẳng hình chữ nhật nằm phía trên hoặc phía dưới của hình hộp chữ nhật. Bạn có thể dùng thước dây để đo cạnh dài nhất của mặt hồ nước, ví dụ: chiều dài = 5 m.
3.2. Xác định chiều rộng của hình hộp chữ nhật
Chiều rộng là cạnh ngắn nhất của mặt phẳng hình chữ nhật nằm bên trên hay bên dưới của hình hộp chữ nhật. Bạn có thể dùng thước dây để đo cạnh ngắn nhất của mặt hồ nước, ví dụ: chiều rộng = 3 m.
3.3. Xác định chiều cao của hình hộp chữ nhật
Chiều cao là cạnh đứng vuông góc với chiều dài và chiều rộng của hình hợp chữ nhật. Bạn có thể do chiều cao của hồ nước bằng thước dây, ví dụ: chiều cao = 1,5 m.
3.4. Tính tích số của ba đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Bạn có thể nhân 3 đại lượng chiều rộng, chiều dài và chiều cao tùy ý, không cần quan tâm đến thứ tự trước, sau. Áp dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật cho hồ nước trên, ta có:
V = a.b.h = 5 (m) x 3 (m) x 1,5 (m) = 22,5 (m3)
Kết luận: Hồ nước có thể chứa được thể tích nước là 22,5 (m3).