15 Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng và dễ thực hiện

Theo chuyên gia y tế tại MEDIPLUS, Người bị đau dạ dày gặp phải tình trạng như bị đau bụng âm ỉ, kéo dài, ăn uống kém, hay bị ợ hơi… thì nên đi khám để bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trong trường hợp chưa đi khám được, thì có thể tham khảo thực hiện ngay 1 trong 15 cách giảm đau dạ dày nhanh chóng dưới đây giúp giảm tình trạng đau, khó chịu và các triệu chứng.

15 Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng

1. Chườm nóng – Cách giảm đau dạ dày dễ thực hiện nhất

Người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để giúp giảm cơn đau dạ dày. Tác động nhiệt sẽ kích thích máu lưu thông tới vùng bụng, làm thư giãn, giảm co thắt, từ đó cơn đau dạ dày cũng giảm bớt.

Với cách giảm đau dạ dày bằng chườm nóng, người bệnh có thể sử dụng nước nóng hoặc muối đều được. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng nước nóng: Cho nước nóng vào túi giữ nhiệt hoặc chai nhựa cứng rồi lăn qua lăn lại vị trí đau. Trường hợp không có túi giữ nhiệt, người bệnh có thể dùng khăn lông dày thấm nước rồi vắt khô, sau đó chườm lên bụng.
  • Dùng muối: Cho một ít muối hột vào chảo rang nóng, sau đó cho muối vào một cái khăn khô rồi chườm lên vùng bụng bị đau.

*Lưu ý: Người bệnh nên chú ý về nhiệt độ khi chườm để tránh bị bỏng da.

>>> Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn gì? Những lưu ý cần biết

2. Giảm cơn đau dạ dày hiệu quả bằng nước lá bạc hà

Người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng nước lá bạc hà để làm giảm cơn đau dạ dày tức thì. Bởi vì lá bạc hà có chứa axit rosmarinic, một chất chống oxy hóa và chất chống viêm có tác dụng giảm cơn co thắt dạ dày nhanh chóng.

Cách giảm đau dạ dày bằng nước lá bạc hà:

  • Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Đun sôi nước, cho nắm lá bạc hà vào đun thêm 5 phút đến khi thấy nước chuyển màu nâu thì tắt bếp, lọc lấy nước.
  • Cho nước vào ly, cho thêm 1 thìa mật ong, 1-2 giọt nước cốt chanh rồi uống từng ngụm.

3. Nước ấm/sữa ấm giảm đau dạ dày tức thì

Nước ấm/sữa ấm có khả năng trung hòa axit của dịch vị, giảm tối đa sự bào mòn của axit lên lớp niêm mạc dạ dày. Vì vậy, khi cơn đau dạ dày ập đến, người bệnh có thể uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm giảm đau bụng tức thì đây cũng là cách giảm đau dạ dày hiệu quả

*Lưu ý: Khi uống người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ để làm dịu cơn đau dạ dày, không nên uống liền một ngụm đầy vì sẽ gây áp lực lên dạ dày và thực quản, có thể sẽ khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

4. Cách giảm đau dạ dày nhanh bằng cơm trắng

Đối với người bị đau dạ dày, cơm trắng có thể giúp giảm đau bụng nhanh chóng nhờ thành phần chính là tinh bột. Tinh bột có khả năng thấm hút axit dịch vị được tiết ra bên trong dạ dày, từ đó giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.

*Lưu ý: Người bệnh đau dạ dày khi ăn cơm trắng nên nhai thật kỹ. Không nên ăn quá nhiều một lần và ăn quá nhanh để tránh gây áp lực lên dạ dày khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

5. Mật ong – Cách giảm đau dạ dày an toàn

Mật ong có kết cấu sánh đặc, có khả năng kết dính cao nên có thể tạo thành lớp màng bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong còn có các chất hydrogen peroxide tự nhiên có khả năng kháng khuẩn rất cao, làm lành ở các vết viêm trong niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện: Cho 4-5 thìa mật ong vào cốc nước ấm khoảng 250ml, khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ.

Rất hay:  Tổng hợp 31+ bài viết: cách làm avatar vừa cập nhật

*Lưu ý: Người bệnh đau dạ dày không nên sử dụng nước nóng với mật ong. Vì khi gặp nhiệt độ mật ong sẽ sinh ra nhiều đường andehit gốc OH làm giảm chất dinh dưỡng và hiệu quả trị bệnh của mật ong.

6. Gừng – Thuốc giảm đau dạ dày ngay trong bếp

Trong gừng tươi có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn zingibain giúp làm dịu cơn đau tức thì. Nhờ đó mà gừng cũng được xem như cách giảm đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc.

Cách giảm đau dạ dày bằng gừng: Người bệnh đau dạ dày lấy gừng, rửa sạch, thái 1-2 lát gừng tươi, nhai và nuốt từ từ.

*Lưu ý: Gừng có tính nóng nên người bệnh đau dạ dày không nên lạm dụng để tránh gây nhiệt trong cơ thể.

Khi bị sốt cao, trĩ hay táo bón, không nên dùng gừng để giảm cơn đau dạ dày vì tính nóng của gừng sẽ làm cho vùng ruột bị nóng lên, sinh nhiệt cho cơ thể, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

7. Các loại trà thảo dược giúp giảm đau

Một số loại trà thảo dược có khả năng làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng như trà cam thảo, trà thì là, trà hoa cúc,… Cụ thể như:

  • Trà cam thảo: Có chứa glabrae và glabridin – là chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa axit dịch vị.
  • Trà thì là: Có chứa phytoestrogen giúp ức chế quá trình co thắt và ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trà hoa cúc: Trong Đông y, trà hoa cúc có vị cay, hơi đắng, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc và giảm viêm loét dạ dày. Còn trong y học hiện trà hoa cúc được nghiên cứu có chứa bisabolol (levomenol), là hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng.

TRÀ CAM THẢO

  • Chuẩn bị khoảng 1-2g rễ cam thảo cho vào tách.
  • Sau đó, cho khoảng 300ml nước sôi vào hãm trong khoảng 10-15 phút là có thể thưởng thức.

TRÀ THÌ LÀ

  • Cho 30g hạt thì là đã phơi hoặc sấy khô tráng qua với nước nóng.
  • Sau đó cho vào bình và đổ thêm 1 lít nước nóng vào, đợi 15 phút sau có thể sử dụng.

TRÀ HOA CÚC

  • Cho 5g hoa cúc khô vào một cái cốc.
  • Tiếp đến cho 200ml nước đun sôi vào rồi thêm 5g gừng tươi và đậy nắp khoảng 10-15 phút là có thể thưởng thức.

*Lưu ý: Khi thực hiện cách giảm đau dạ dày bằng các loại trà, người bệnh đau dạ dày nên uống từng ngụm nhỏ và uống trà khi nóng, vì trà nguội có thể dẫn đến nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây biến chất.

8. Giảm đau dạ dày bằng bánh mì

Bánh mì có đặc tính khô nên dễ thấm hút axit dịch vị trong dạ dày. Do đó người bệnh đau dạ dày ăn bánh mì sẽ hạn chế tối đa sự tác động của axit dịch vị, từ đó bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày tránh việc bị ăn mòn, dẫn đến các cơn đau.

*Lưu ý:

  • Người bệnh khi ăn bánh mì nên ăn phần ruột trắng, xé từng miếng nhỏ và nhai thật kỹ. Điều này giúp giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày, giảm giảm đau nhanh chóng.
  • Người bệnh đau dạ dày không nên ăn các loại bánh mì được làm từ những nguyên liệu như: lúa mì, lúa mạch, ngô, diêm mạch, bánh mì không men… Bởi vì chúng có chứa gluten, trong trường hợp dạ dày bị viêm, không hoạt động tốt, nó sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, ảnh hưởng đến ruột non.
  • Không ăn bánh mì cùng các loại bơ, phô mai, mứt, gia vị cay nóng vì chúng sẽ làm giảm khả năng thấm hút dịch vị của bánh mì, khiến tình trạng bệnh khó thuyên giảm hơn.
  • Các loại bánh mì tốt cho người đau dạ dày có thể kể đến như bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch đen, bánh mì yến mạch,…

>>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn bánh mì có tốt không?

Rất hay:  Những cách kiếm tiền trên TikTok đơn giản, hot nhất hiện nay

9. Xoa bụng giúp giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả

Xoa bụng là cách giảm đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng. Việc tác động vào vùng bụng khi xoa bóp bụng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm dịu các kích thích quá mức. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau được cải thiện đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, cho vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều cho đến khi tay nóng lên.
  • Bắt đầu xoa bóp vùng bụng theo hướng từ trên xuống và từ trái qua.
  • Thực hiện xoa bóp liên tục trong khoảng 10-15 phút cho đến khi vùng bụng cảm thấy ấm lên và cơn đau giảm bớt là được.

*Lưu ý: Người bệnh nên áp dụng phương pháp này cách này sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Vì nếu thực hiện khi bụng no có thể sẽ gây áp lực lên dạ dày làm bệnh chuyển biến nặng hơn.

10. Giảm đau dạ dày bằng nước muối loãng

Thêm một cách giảm đau dạ dày nhanh chóng mà người bệnh có thể áp dụng chính là sử dụng nước muối loãng. Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Điều này sẽ khiến vi khuẩn bị mất nước và bị tiêu diệt, giúp làm sạch đường ruột. Nhờ đó các cơ co thắt sẽ dần biến mất, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một cốc nước ấm, sau đó cho một ít muối hột vào pha loãng (cho lượng vừa phải đừng để quá mặn).
  • Đến khi muối tan hết thì đợi lắng cặn rồi uống từng ngụm nhỏ, cơn đau sẽ từ từ giảm đi.

11. Bài tập hít thở đều giúp giảm đau hiệu quả

Bài tập hít thở đều là phương pháp đem lại hiệu quả giảm đau tức thì. Việc hít thở đều sẽ tác động lên hệ thần kinh giúp thư giãn, giảm căng thẳng. Ngoài ra bài tập hít thở đều còn giúp giảm sự co bóp, giải phóng endorphins giúp giảm đau nhanh chóng.

Cách giảm đau dạ dày bằng bài tập hít thở:

  • Người bệnh bắt đầu với tư thế nằm ngửa, hai tay đặt lên bụng, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Sau đó người bệnh từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi có cảm giác bụng phình to, không khí đầy phổi thì giữ hơi thở trong 3 tiếng đếm.
  • Tiếp theo, người bệnh từ từ thở ra bằng miệng, bụng bụng hóp lại.
  • Lặp lại từ 3-5 nhịp và ít nhất 2 lần mỗi ngày mỗi khi cơn đau dạ dày ập đến.

12. Giảm các cơn đau bằng men tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa của người bệnh dạ dày thường kém, dẫn đến khả năng hấp thu thức ăn giảm. Men tiêu hóa có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, người bệnh uống sau bữa ăn sẽ giúp dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra, người bệnh có thể tạo thói quen uống men tiêu hóa trước bữa ăn khoảng 30 phút để ngăn cơn đau dạ dày.

*Lưu ý: Khi người bệnh đau dạ dày sử dụng men tiêu hóa nên đọc kỹ hướng dẫn để biết liều lượng và các lưu ý trước khi sử dụng.

13. Giấm táo giúp cần bằng acid trong dạ dày

Cơ chế hoạt động của giấm táo là cân bằng acid trong dạ dày, làm giảm sự tác động lên lớp niêm mạc dạ dày giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, acid acetic có trong giấm táo còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa được hiệu quả hơn, trong khi dạ dày đang hoạt động kém do phải chịu tổn thương.

Cách giảm đau dạ dày bằng giấm táo:

  • Cho 2 muỗng giấm táo vào cốc nước ấm.
  • Sau đó cho thêm 1-2 thìa cafe mật ong hoặc đường vào khuấy và uống từng ngụm.

*Lưu ý:

  • Giấm táo có tính axit nên nếu lạm dụng có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh chỉ nên sử dụng giấm táo khi các cơn đau xuất hiện đột ngột sau các bữa ăn, để tráng axit trong giấm táo có thể khiến các vết loét nghiêm trọng hơn.
Rất hay:  Top 15 cách cai thuốc lá tại nhà từ tự nhiên - Hello Bacsi

14. Quế giúp giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc dạ dày

Nhắc đến các cách giảm đau dạ dày nhanh chóng thì không thể thiếu quế. Trong quế có chứa các hoạt chất chống oxy hóa như eugenol, linalool, cinnamaldehyde có tác dụng chống viêm, trung hòa acid dạ dày, giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc dạ dày. Nhờ đó mà người bệnh đau dạ dày sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu.

Cách giảm đau dạ dày bằng quế được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 3-4 khúc quế khoảng 3cm, 25ml mật ong và 50ml nước.
  • Rửa sạch quế rồi cho vào nước đun sôi đến khi nước quế chuyển sang màu nâu đỏ thì tắt bếp và lọc lấy nước.
  • Cho nước quế ra cốc thêm mật ong rồi khuấy đều, uống từng ngụm khi còn ấm.

15. Nước chanh và baking soda

Nước chanh khi trộn với một ít bột baking soda sẽ giúp tạo ra acid carbonic có tác dụng cân bằng độ acid trong dạ dày, cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Do đó khi cơn đau dạ dày ấp đến, người bệnh có thể áp dụng cách này sẽ giúp tình trạng khó chịu được cải thiện ngay.

Cách giảm đau dạ dày bằng nước chan và baking soda:

  • Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một cốc nước ấm.
  • Sau đó cho thêm 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa cafe bột baking soda vào và khuấy đều.
  • Cuối cùng là uống từng ngụm để giúp cải thiện cơn đau dạ dày.

Lưu ý khi thực hiện cách giảm đau dạ dày

15 cách giảm đau dạ dày ở trên chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau tức thời, không chữa dứt điểm được. Do đó sau khi thực hiện các biện pháp trên thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Vì tình trạng bệnh kéo dài có thể gây xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày cần lưu ý những về thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng để hạn chế tối đa sự xuất hiện của các cơn đau.

  • Hạn chế ngồi lâu 1 chỗ: Người bệnh đau dạ dày nên tránh ngồi lâu vì gây ra tình trạng co thắt, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm nên sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Không nên làm việc quá sức: Đây nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đau dạ dày. Do đó người bệnh cần cân bằng giữa công việc và chăm sóc sức khỏe bản thân.
  • Thực phẩm nên tránh: Người bệnh đau dạ dày tuyệt đối nói không với các thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, caffeine, rượu bia,… Đây đều là những thực phẩm làm tăng tiết axit dịch vị, gây áp lực cho hệ tiêu hóa sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Thói quen ăn uống: Người bệnh nên tránh ăn một bữa quá no, thay vào đó nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này vừa giúp hạn chế tình trạng dạ dày bị căng đầy vừa khiến dạ dày luôn được trung hòa axit vì luôn có thức ăn.

Người bệnh lưu ý không nằm ngay sau khi ăn vì có thể khiến axit dạ dày tăng lên, sẽ tạo cảm giác đầy hơi, khó tiêu, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Trên đây là những cách giảm đau dạ dày nhanh chóng không cần dùng thuốc. Người bệnh cần lưu ý đây không phải là cách trị bệnh dứt điểm nên không được lạm dụng. Nếu người bệnh đau dạ dày còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về bệnh thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!