Cách làm sạch lưỡi bị trắng đúng cách hiệu quả tại nhà | Colgate®

Dùng nước súc miệng

Sau khi đã đánh răng và vệ sinh lưỡi, bạn có thể kết hợp thêm nước súc miệng để tăng khả năng làm sạch và ngăn ngừa hôi miệng. Bạn nên chọn nước súc miệng phù hợp với mục đích sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng. Bạn có thể hỏi ý kiến của nha sĩ về loại nước súc miệng phù hợp để có hiệu quả tốt nhất.

Thuốc làm sạch lưỡi

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tưa lưỡi, nấm lưỡi do sự phát triển quá mức của nấm Candida và lâu ngày không vệ sinh lưỡi đúng cách thì cách làm sạch lưỡi đơn thuần không thể khắc phục được.

Lúc này, bạn sẽ cần sự tư vấn của bác sĩ và sử dụng những loại thuốc do bác sĩ kê đơn điều trị bệnh tưa miệng, nấm lưỡi như:

  • Nystatin (Mycostatin, Nilstat)

  • Clotrimazole (Mycelex)

  • Ketoconazole (Nizoral)

  • Fluconazole (Diflucan)

Lưu ý: Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để không gặp phải tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.

Nên vệ sinh lưỡi bao nhiêu lần 1 ngày?

Ngoài việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa, hãy thêm vệ sinh mặt lưỡi vào thói quen chăm sóc răng miệng thường ngày của bạn. Bạn cần vệ sinh lưỡi của mình ít nhất một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu bạn bị khô miệng hoặc nhận thấy hơi thở có mùi hôi vào giữa trưa, hãy thử vệ sinh mặt lưỡi để khắc phục tình trạng này.

Rất hay:  Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn chính xác nhất dành cho

Lưu ý khi vệ sinh lưỡi và chăm sóc răng miệng

Vệ sinh lưỡi nếu không làm đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Trong quá trình chăm sóc răng miệng, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Thay cây cạo lưỡi và bàn chải 3 tháng 1 lần hoặc khi dụng cụ có dấu hiệu bị mòn: Sau một thời gian sử dụng, các dụng cụ vệ sinh như bàn chải hay cây cạo lưỡi sẽ không còn hiệu quả làm sạch như ban đầu. Đồng thời những dụng cụ này thường là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn. Vậy nên việc thay mới thường xuyên là để đảm bảo hiệu quả làm sạch cũng như an toàn cho sức khỏe của bạn.

  • Vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng: Khi sử dụng cây cạo lưỡi, tránh dùng lực quá mạnh khiến lưỡi bị xước, chảy máu. Bề mặt lưỡi bị tổn thương sẽ khiến lưỡi nhạy cảm hơn với thức ăn và nhiệt độ, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

  • Duy trì thói quen vệ sinh lưỡi thường xuyên: Nên vệ sinh lưỡi với tần suất 2 lần/ngày tương tự như việc đánh răng. Khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể thực hiện theo trình tự: dùng chỉ nha khoa, đánh răng, vệ sinh lưỡi, súc miệng để đảm bảo khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.

Hãy nhớ rằng, chỉ chải răng thôi là chưa đủ để sở hữu và duy trì hơi thở thơm mát. Bên cạnh đánh răng, bạn cũng cần duy trì thói quen vệ sinh mặt lưỡi bằng những cách làm sạch lưỡi trong bài viết trên để có một hơi thở tươi mát và quyến rũ mà bạn hằng mong ước.

Rất hay:  Cách chữa gàu mảng to, dày hiệu quả ngay tại nhà - Dưỡng tóc