Cách rửa mũi cho bé – 5 lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn

Việc vệ sinh mũi cho bé thường xuyên sẽ giúp loại bỏ chất nhờn, vi khuẩn trong mũi, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, cách rửa mũi cho bé không đúng cách có thể gây ra tác dụng ngược như khiến trẻ bị sặc hoặc gây tổn thương cho niêm mạc mũi. Cùng tham khảo các hướng dẫn từ Khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện Hồng Ngọc trong bài viết sau.

Khi nào cần rửa mũi cho bé

Khi không khí đi vào đường thở, mũi sẽ tự động tiết dịch để làm ẩm. Tuy nhiên, khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, dịch mũi của bé sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường.

Khi các bé có dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè,… là lúc bạn cần rửa mũi cho bé. Việc vệ sinh mũi cho trẻ là một điều vô cùng cần thiết, đặc biệt trong trường hợp trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc viêm mũi. Rửa mũi sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi hô hấp, từ đó đảm bảo ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn trong đường thở.

Hướng dẫn cách rửa mũi cho bé an toàn, đúng cách

Nhiều bố mẹ thắc mắc liệu rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là không nếu như bạn thực hiện đúng các bước vệ sinh mũi mà bác sĩ hướng dẫn. Việc vệ sinh mũi cho bé hoàn toàn có thể được thực hiện tại nhà. Do đó, tìm hiểu thông tin cụ thể và chính xác về cách rửa mũi cho bé là điều mà mọi bố mẹ cần biết để làm.

Cách nhỏ mũi, hút mũi cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn phải được tiến hành thật cẩn thận và nhẹ nhàng. Trong đó bao gồm cả việc nhỏ mũi và hút mũi. Trước khi tiến hành vệ sinh mũi, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết bao gồm nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi, khăn bông.

Và sau đây là cách rửa mũi cho bé an toàn và đúng cách tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Bước 1: Cho bé nằm ngửa trên giường, đặt đầu bé hơi nghiêng về một bên và dùng tay cố định đầu của bé.
  • Bước 2: Đưa đầu lọ nước muối/dụng cụ nhỏ mũi vào gần lỗ mũi của bé. Sau đó từ từ nhỏ 1-2 giọt vào mũi bé để tạo độ ẩm, giúp các chất nhầy loãng ra và dễ hút hơn.
  • Bước 3: Đợi từ 1-2 phút cho nước muối ngấm vào, sau đó sử dụng tăm bông hoặc khăn bông thấm nhẹ các phần dịch tiết ra trong lỗ mũi bé. Lưu ý không nên ngoáy mạnh hoặc đưa quá sâu vào trong mũi.
  • Bước 4: Nếu mũi bé có nhiều dịch nhầy bị ứ đọng thì sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút hết các phần dịch này ra ngoài.
  • Bước 5: Dùng khăn bông ẩm để lau khô xung quanh mũi của bé.
Rất hay:  CÁCH SẠC PIN LAPTOP HP MỚI: SẠC NHƯ NÀO CHO ĐÚNG

Hãy chú ý thực hiện đúng các bước trên để không gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Cách rửa mũi cho bé bằng bình xịt

Nhiều bố mẹ quan tâm đến hiệu quả và tính an toàn của cách rửa mũi cho bé bằng bình xịt. Cách này sẽ phù hợp với những trẻ trên 1 tuổi. Khi thực hiện phương pháp này, nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ thực hiện rửa mũi lúc trẻ thức, đảm bảo trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng.

Xịt nước rửa mũi vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần mới rửa sạch được niêm mạc trong hốc mũi. Nên làm ấm nước muối loãng rồi mới vệ sinh mũi cho trẻ.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng xịt nước muối khi thật sự cần thiết. Nhất là khi trời lạnh, bố mẹ càng không nên xịt mũi cho con bằng nước muối biển. Vì cường độ áp suất cực mạnh và hơi lạnh tỏa ra có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. Nếu áp suất bình xịt mạnh sẽ tạo tác dụng ngược là cuốn hết mũi dãi xuống cổ họng các bé, làm các con sẽ dễ bị ho.

** Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, thay vì thực hiện xịt hút mũi tại nhà, bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc phòng khám tai mũi họng uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Việc bố mẹ tự hút mũi cho trẻ sơ sinh không đúng thao tác có thể khiến dịch mũi lên vùng tai gây nên viêm tai giữa.

Rất hay:  DongnaiArt

5 lưu ý quan trọng để rửa mũi đúng cách

Các bước vệ sinh mũi cho trẻ tuy đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng sẽ dễ khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng mà bố mẹ nên tìm hiểu để rửa mũi đúng cách cho bé:

Tần suất thực hiện

Bố mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé với tần suất tối đa 3 lần/ngày đối với trường hợp bé bị viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, nếu hô hấp của bé hoàn toàn bình thường và không có các biểu hiện như thở khò khè, nghẹt mũi,… thì chỉ nên rửa mũi cho bé từ 2-3 lần/tuần.

Một lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần nhớ chính là không nên lạm dụng tần suất rửa mũi cho trẻ. Điều này vô tình sẽ khiến khoang mũi của trẻ bị mất lớp nhầy tự nhiên, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Chọn đúng thời điểm

Ngoài việc tìm hiểu cách rửa mũi cho trẻ chuẩn khoa học, bạn cũng cần tìm hiểu về thời điểm thực hiện. Theo đó, thời điểm thích hợp nhất để rửa mũi cho trẻ là trước khi cho trẻ ăn và trước khi cho trẻ đi ngủ.

Tuyệt đối không nên rửa mũi ngay khi bé vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ. Ngoài ra, nếu vệ sinh mũi khi trẻ đang ngủ, dễ khiến nước muối bị ứ đọng và chảy tới các cơ quan khác như tai, họng.

Lựa chọn dung dịch rửa mũi an toàn

Trên thị trường bày bán đa dạng các loại dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ, gây khó khăn cho bố mẹ khi muốn tìm loại phù hợp, an toàn. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn dung dịch rửa mũi và nhỏ mũi cho trẻ.

Rất hay:  4 Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em ngay tại nhà - Unica

Chọn dụng cụ rửa mũi cho bé

Để loại bỏ mọi dịch nhầy, bụi bẩn trong khoang mũi của bé, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của các dụng cụ rửa mũi cho bé chuyên dụng. Tránh tự ý hút mũi cho trẻ bằng miệng vì không đảm bảo vệ sinh.

Đảm bảo an toàn vệ sinh

Trước khi tiến hành vệ sinh mũi cho bé, bố mẹ cần đảm bảo đã rửa sạch tay với xà phòng khử khuẩn. Đồng thời, hãy kiểm tra để đảm bảo các dụng cụ vệ sinh mũi đã được rửa sạch và khử trùng. Sau khi sử dụng, nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo và kín để tránh bụi bẩn bám vào.

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ uy tín khám, điều trị bệnh lý tai mũi họng cho trẻ

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách rửa mũi cho bé mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc bé tốt hơn. Tuy nhiên, sau khi vệ sinh mũi mà bé vẫn xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè,…thì nên đưa bé đi bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám, điều trị bệnh lý tai mũi họng cho trẻ uy tín tại Hà Nội, được phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Với trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, am hiểu tâm lý trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con thăm khám tại đây.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.