Trong cuộc sống hiện đại với nhịp ống nhanh, dồn dập con người không tránh khỏi những áp lực. Ở mỗi đối tượng, độ tuổi lại mang trên mình những áp lực khác nhau. Người lớn mang áp lực công việc, gia đình,… Trẻ con mang áp lực học tập,… Ai cũng có áp lực riêng nhưng không phải ai cũng biết cách vượt qua áp lực. Trong bài viết hôm nay, chuyên gia Toppy hướng dẫn bạn đọc những cách vượt qua áp lực.
Áp lực là gì?
Áp lực là sức ép tâm lý với con người. Có rất nhiều loại áp lực: áp lực con người tự đặt ra cho bản thân, áp lực do người khác đặt lên. Áp lực buộc con người phải cố găng, nỗ lực để hoàn thành. Từ đó, công việc, cuộc sống có những bước phát triển. Tuy nhiên, áp lực cũng chính là con dao hai lưới. Đối với những người không biết biến áp lực thành động lực, hay chịu áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sực khỏe và tâm lý. Người đó sẽ có những trạng thái, cảm xúc tiêu cực như chán nản, mệt mỏi, ủ rũ, không muốn làm bất kì điều gì, mất ngủ, tiều tụy,…
Áp lực là điều tất yếu trong cuộc sống. Ai cũng sẽ có những áp lực riêng của bản thân mình. Nhưng đứng trước những áp lực đó, cách hành xử của mọi người không giống nhau. Ai làm chủ được áp lực, biến áp lực thành động lực thì sẽ có cuộc sống vui vẻ, thành công và ngược lại.
Xem thêm: Top 3 cách rèn luyện tư duy sáng tạo cực chất – TOPPY
Cách vượt qua áp lực
Nhìn nhận bản chất vấn đề
Một trong những cách vượt qua áp lực chính là nhìn nhận bản chất vấn đề. Thay vì trốn tránh hay phản kháng bạn hãy nhìn thẳng vào vấn đề, tìm ra nguồn gốc và cách giải quyết vấn đề đó. Các suy nghĩ “nếu biết vậy đã…thì đã không…”, “ước gì mọi thứ như cũ”,… sẽ chỉ kéo lùi tâm trạng. Bạn không thể chối bỏ những điều đã xảy ra. Tiêu tốn năng lượng cho những suy nghĩ tiêu cực quả thật rất lãng phí. Những suy nghĩ đó không giúp bạn giải quyết vấn đề mà chỉ làm mọi thứ trầm trọng, khó giải quyết hơn. Mọi thứ đều có cách giải quyết của nó. Áp lực cũng vậy. Giải quyết nhanh hay chậm, triệt để hay không hoàn toàn do bạn quyết định.
Dán nhãn cho các cảm xúc
Theo một nghiên cứu khoa học, việc bạn dán nhãn, gọi tên các cảm xúc sẽ giúp bạn đối mặt tốt hơn thay vì trốn tránh, chối bỏ. Trong cuốn sách Your Brain at Work của David Rock – Giám đốc Viện NeuroLeadership: “Những người thành công nhất có khả năng giữ được bình tĩnh khi gặp sự kích thích cao độ, một phần là vì họ có khả năng “dán nhãn” cho những tình trạng cảm xúc của mình.” Việc dán nhãn cảm xúc sẽ làm giảm sự kích thích của hệ thống chiến đấu trong não. Não bộ cũng được kích thích khả năng chịu trách nhiệm về kỹ năng điều hành, giải quyết vấn đề.
Chia sẻ với những người thân thiết
Một trong những cách tốt nhất để vượt qua áp lực đó là chia sẻ những khó khăn bạn gặp phải với người thân thiết. Đó có thể là người thân trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em,.. hay với bạn bè,… Trong khoảng thời gian áp lục, bạn có thể giãi bày, chia sẻ câu chuyện sẽ giúp cải thiện tâm trạng, cảm xúc. Người thân, bạn bè cũng là người truyền năng lượng tích cực đến cho bạn. Người thân, bạn bè cũng sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích để bạn có thể giải quyết vấn đề.
Dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi
Áp lực quá lớn khiến bạn mệt mỏi. Một giải pháp để vượt qua áp lực chính là cho bàn thân khoảng lặng. Khoảng lặng chính là khoảng thời gian để đầu óc, cơ thể nghỉ ngơi. Trong thời gian này, bạn sẽ thôi suy nghĩ về những điều khiến bạn áp lực, mệt mỏi. Thay vào đó là các hoạt động thư giãn, giải trí yêu thích của bản thân. Bạn có thể chơi thể thao, chơi game, gặp gỡ bạn bè tám chuyện hay đơn giản chỉ là dành thời gian ngủ một giấc thật ngon. Sau khoảng lặng đó, bạn sẽ quay trở lại với công việc hào hứng hơn. Việc liên tục nghĩ đến áp lực không thực sự giúp bạn giải quyết tốt vấn đề.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng và ngủ nghỉ
Một trong những lý do khiến bạn dễ cảm thấy bị áp lực hay suy giảm khả năng giải quyết vấn đề là ăn ngủ không khoa học. Ăn uống thiếu bữa hay chất dinh dưỡng, thiếu ngủ khiến bạn dễ cáu gắt, khó chịu với mọi vấn đề. Não bộ, cơ thể sẽ không thể hoạt động tốt nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi. Tự yêu thương bản thân mình bằng cách ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ khoa học. Các hoạt động rèn luyện thể thao cũng là cách giúp bạn tăng khả năng chịu đựng áp lực.
Tổng kết
Áp lực là điều tất yếu, chắc chắn sẽ xuất hiện trong cuộc sống. Tất cả mọi người ai cũng trải qua rất nhiều loại áp lực trong đời. Cách đối diện giải quyết áp lực sẽ quyết định bạn là ai, bạn sẽ trở thành thế nào. Toppy hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên giúp bạn vượt qua áp lực. Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. Hãy tiếp tục theo dõi Toppy để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác. Website chính thức: https://toppy.vn
Xem thêm:
- [Bật mí] Phương pháp rèn luyện kỹ năng lắng nghe – TOPPY
- Nguyên tắc “vàng” trong rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm – TOPPY