Khi bị say rượu cơ thể sẽ có phản ứng nôn nao bao gồm nôn mửa. Nôn mửa quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến thực quản và khiến cơ thể mất nước. Do đó chúng ta nên biết một số cách giúp hết buồn nôn khi say rượu để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé.
1Tại sao uống rượu khiến bạn nôn?
Nôn mửa là một phản xạ bình thường của cơ thể khi uống quá nhiều rượu, giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Các chất độc do rượu dư thừa tạo ra trong cơ thể có thể kích thích, tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh gây nôn như: dopamine, histamine,…
Các chất này kích thích sự co bóp cơ hoành, cơ bụng giúp đẩy chất độc ra ngoài qua miệng. Thay vì ngăn cơ thể loại bỏ độc tố, chúng ta chỉ có thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn cho đến khi cơ thể loại bỏ hết lượng rượu gây độc.
2Một số nguyên nhân khác gây buồn nôn khi say rượu
Rượu bia làm tăng tiết acid dạ dày
Rượu kích thích các tế bào dạ dày tiết acid gây phá hủy niêm mạc dạ dày. Nó giải thích một phần lý do việc một số người bị ợ chua sau khi uống rượu.
Rượu bia gây viêm niêm mạc dạ dày
Rượu là một chất độc gây kích ứng và làm viêm niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị. Do vậy nếu uống quá nhiều rượu bia có nguy cơ cao bị viêm niêm mạc dạ dày, nặng hơn là ung thư dạ dày.
Ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu có khả năng đe dọa đến tính mạng khi một người uống quá nhiều đến mức cơ thể không thể chuyển hóa kịp lượng rượu trong máu để đào thải ra ngoài.
Triệu chứng thường gặp khi ngộ độc rượu: nôn mửa, co giật, nhịp tim chậm, khó thở. Khi gặp người ngộ độc rượu hãy để họ nằm nghiêng và gọi cấp cứu.
Rượu bia làm chậm nhu động ruột
Rượu bia làm chậm tốc độ hoạt động của ruột, khiến cho thức ăn nằm trong dạ dày lâu hơn.
3Nôn sau khi uống bia bao lâu là bình thường?
Cảm giác buồn nôn sau khi uống nhiều rượu sẽ chấm dứt trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên nếu bạn vẫn cảm thấy buồn nôn sau 24 giờ sau khi uống rượu thì có thể đây là dấu hiệu của ngộ độc rượu và cần đến gặp bác sĩ để khám bệnh.
4Cách hết buồn nôn khi say rượu
Uống nước trong lúc uống rượu bia
Nếu dễ bị nôn bạn có thể uống xen kẽ đồ uống có cồn với một ly nước lọc. Trong trường hợp bạn say và thấy hơi buồn nôn hãy chuyển hoàn toàn sang nước. Nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước vì có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Nghỉ ngơi
Giấc ngủ có thể giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và khôi phục khả năng đào thải rượu bia ra khỏi cơ thể.
Ngủ được một giấc dài thì người uống sẽ càng tỉnh táo khi thức dậy hơn và gan càng có nhiều thời gian để chuyển hóa lượng rượu đã uống.
Ăn trước khi uống
Nếu không có thức ăn trong dạ dày, rượu sẽ ngấm nhanh vào máu và khiến bạn dễ say hơn. Đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều chất béo có thể làm chậm hấp thu rượu vào máu.
Một số loại thức ăn lành mạnh chúng ta có thể dùng trước khi uống chẳng hạn như bơ và các loại hạt.
Sử dụng thuốc không kê đơn
Người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn có thể mua tại các nhà thuốc để ngăn cảm giác buồn nôn khi say rượu.
Nhưng nếu bạn định dùng thuốc không kê đơn để chữa đau bụng hoặc buồn nôn thì hãy dùng trước khi bạn thấy bắt đầu buồn nôn.
Bổ sung Kali
Một trong những nguyên nhân lớn gây nôn khi say rượu là do mất nước. Mất nước xảy ra khi cơ thể không đủ nước hoặc không giữ được nước do thiếu các chất điện giải.
Kali là một chất điện giải có thể giúp giữ nước. Người bệnh có thể bổ sung kali bằng cách ăn chuối.
Bổ sung nước phục hồi điện giải
Trong nước lọc có rất nhiều các ion thiết yếu như: Ca2+, Na+,… giúp phục hồi điện giải, từ đó người say sẽ giảm cảm giác buồn nôn. Những ta cần lưu ý rằng: các đồ uống có chứa nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng mất nước nhiều hơn.
Ăn gừng
Gừng có đặc tính chống buồn nôn mạnh mẽ. Bạn có thể thêm bột gừng vào thức ăn hoặc đồ uống, nhai một miếng gừng sống hoặc ăn kẹo gừng để tận hưởng tác dụng làm dịu dạ dày của gừng.
Để làm nước gừng giảm buồn nôn, hãy thêm 1 thìa cà phê gừng băm nhỏ hoặc bột gừng vào nước nóng, đậy nắp trong ít nhất 10 phút và thưởng thức.
Sử dụng hạt thì là
Hạt thì là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm buồn nôn, đồng thời tăng thải trừ rượu ra khỏi cơ thể. Vì vậy hạt thì là có thể được coi là một chất giúp giải rượu ngày tết.
Bạn có thể nghiền nhỏ một thìa thì là ngâm trong nước 10 phút hay nhai một thìa thì là cũng có thể giúp hạn chế cảm giác buồn nôn.
Ăn một thanh kẹo
Kẹo bạc hà có thể giúp giảm đau bụng, giảm đau dạ dày từ đó giúp giảm nôn.
Ăn thức ăn nhạt
Ăn những miếng nhỏ thức ăn nhạt, chẳng hạn như bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc nước sốt táo để duy trì năng lượng, giúp giảm hấp thu rượu vào máu, từ đó giúp giảm nôn.
Bấm huyệt
Các huyệt hay sử dụng để chữa buồn nôn bao gồm: nội quan, thái xung, hành gian, hợp cốc, thái khê, thính hội, an miên. Đây là cách không dùng thuốc, có tác dụng tức thì và áp dụng trong nhiều trường hợp.
5Lưu ý khi bị nôn sau khi uống bia rượu
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh giúp dạ dày mau hồi phục hơn, tránh các bệnh về dạ dày.
Không cố ý nôn
Cố ý nôn có thể gây mất nước và điện giải, nếu dùng thường xuyên cách này, có thể gây ra phản xạ có điều kiện gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Vì vậy chỉ cố ý nôn trong trường hợp lượng rượu đưa vào cơ thể quá nhiều, ta dùng để giảm ngộ độc rượu cũng như giảm tải cho dạ dày và gan khi phải chuyển hoá quá nhiều rượu, đặc biệt là dịp Tết, khi những cuộc vui mất kiểm soát.
Chú ý: không nên lạm dụng cách này.
Các biến chứng của nôn sau khi uống rượu
- Tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc thực quản.
- Chảy máu đường tiêu hóa do kích ứng hoặc rách niêm mạc thực quản.
- Hít chất nôn vào phổi, có thể dẫn đến viêm phổi.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Nôn liên tục quá 24 giờ.
- Có dấu hiệu mất nước như chóng mặt, nước tiểu sẫm.
- Thấy máu trong bãi nôn.
- Bắt đầu có vấn đề về hô hấp.
- Sốt hơn 38.5oC.
Xem thêm:
- Cách giải rượu tại nhà
- Sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn?