Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực y học, hiện nay bác sĩ có thể kiểm tra nhóm máu chỉ với 30 giây bằng một tờ giấy. Tuy nhiên, có một không ít câu hỏi đặt ra rằng: Làm sao để một người không có chuyên môn như tôi có thể xác định được nhóm máu của mình mà không cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. Bài viết dưới đây để sẽ bật mí cách xem nhóm máu trong giấy xét nghiệm chính xác nhất. Bạn đọc hãy tham khảo ngay nhé!
Cách xem nhóm máu trong giấy xét nghiệm chính xác nhất
Để biết mình thuộc nhóm máu gì, đầu tiên bạn sẽ phải xét nghiệm máu. Sau khi xét nghiệm máu và nhận giấy kết quả xét nghiệm nếu bạn không được bác sĩ giải thích hoặc bác sĩ giải thích nhưng bạn không nhớ thì bạn có thể xem nhóm máu của mình như sau:
Trong tất cả các thông số trên giấy kết quả xét nghiệm, bạn tìm dòng chữ GS (PP.Gelcard) . Tại đây sẽ ghi hệ nhóm máu ABO (A, B, AB, O) của bạn. Nếu là GS (PP.Gelcard) A thì có nghĩa là bạn mang nhóm máu A và ngược lại nhóm máu B, AB, và O.
- Nhóm máu A được hiểu là có sự xuất hiện của kháng nguyên loại A trên bề mặt của tế bào hồng cầu và các kháng thể kháng B có trong huyết tương.
- Nhóm máu B được hiểu là có kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương.
- Nhóm máu AB được hiểu là có kháng nguyên loại A và B trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Và không có sự xuất hiện của kháng thể kháng A, hoặc kháng thể kháng B bên trong huyết tương.
- Nhóm máu O được hiểu là có kháng nguyên loại A hoặc kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Nhưng có sự xuất hiện của kháng thể kháng A và kháng thể kháng B bên trong huyết tương.
Nhóm máu Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu Kháng thể có trong huyết thanh A A Kháng thể B B B Kháng thể A AB AB Không có kháng thể A, kháng thể B O Không có kháng nguyên A, B Có cả kháng thể A và kháng thể B
Từ đó, chúng ta có thể biết được cách truyền máu như sau:
- Nhóm máu O: Có thể truyền cho các nhóm máu O, A, B, AB
- Nhóm máu A: Có thể truyền cho các nhóm máu A, AB
- Nhóm máu B: Có thể truyền cho các nhóm máu B, AB
- Nhóm máu AB: Có thể truyền cho các nhóm máu AB
Dòng tiếp theo ngay dưới GS (PP.Gelcard) trong tờ giấy xét nghiệm, nếu bạn thấy ghi là Rh+ hoặc Rh- thì có nghĩa hệ nhóm máu Rh của bạn thuộc nhóm máu Rh+ (dương tính) hoặc Rh- (âm tính).
Hệ nhóm máu Rh gồm 5 kháng nguyên D, C, c, e, E tương ứng với 6 gen đó là: D, d, C, c, E, e (tuy nhiên trên thực tế người ta chưa tìm được kháng thể chống d vì thế gen d chỉ được giả định trên lý thuyết).
Trong đó kháng nguyên D được nhận xét có tính kháng nguyên mạnh nhất và thường gặp nhất trên lâm sàng. Chính vì thế, các nhà khoa học quy định người có gen D là nhóm máu Rh+, ngược lại là Rh-.
Người mang nhóm nhóm Rh- có thể truyền máu cho người mang nhóm máu Rh+. Nhưng người mang nhóm máu Rh- lại không thể nhận lại máu của người mang nhóm máu Rh+ nhiều lần.
Chẳng hạn như người mang nhóm máu Rh+ truyền máu lần một cho người mang nhóm máu Rh- sẽ không có dấu hiệu bất thường. Nhưng nếu sau 2 – 4 tháng kể từ ngày truyền máu nồng độ kháng thể đạt mức tối đa, người có nhóm máu Rh+ tiếp tục tuyền máu cho người có nhóm máu Rh- thì có thể gây ra hệ quả nghiêm trọng như tai biến truyền máu.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra được cách xem nhóm máu trong giấy xét nghiệm như sau:
+ Hệ ABO gồm có 4 nhóm máu đó là: A, B, AB, O.
+ Hệ Rh gồm 2 nhóm máu đó là: Rh+ và Rh-
- Nhóm máu O-Rh(+): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu O-Rh(+), A-Rh(+), B-Rh(+), AB-Rh(+).
- Nhóm máu A-Rh(+): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu A-Rh(+), AB-Rh(+)
- Nhóm máu B-Rh(+): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu B-Rh(+), AB-Rh(+)
- Nhóm máu AB-Rh(+): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu AB-Rh(+)
- Nhóm máu O-Rh(-): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu O-Rh(+), A-Rh(+), B-Rh(+), AB-Rh(+),O-Rh(-), A-Rh(-), B-Rh(-), AB-Rh(-).
- Nhóm máu A-Rh(-): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu A-Rh(+), AB-Rh(+), A-Rh(-), AB-Rh(-)
- Nhóm máu B-Rh(-): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu B-Rh(+), AB-Rh(+), B-Rh(-), AB-Rh(-)
- Nhóm máu AB-Rh(-): Có thể truyền máu cho người có nhóm máu AB-Rh(+),AB-Rh(-)
Phương pháp xét nghiệm máu nhanh chỉ bằng một tờ giấy có chính xác không?
Các bác sĩ bệnh viện Đức Phúc cho biết, phương pháp này cho độ chính xác lên tới 99,9% đồng thời chi phí thấp và thời gian nhanh chóng chỉ 30 giây.
Các trường hợp sai lệch chỉ xảy ra rất ít trong quá trình thực hiện xác định nhóm máu, nhưng chúng lại thuộc trong số các nhóm máu đặc biệt không phổ biến.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp mọi người biết được cách xem nhóm máu trong giấy xét nghiệm chính xác. Tham khảo thêm thông tin cũng như được các chuyên gia đầu ngành giải đáp mọi thắc mắc, bạn hãy để lại số điện thoại ngay dưới bài viết này chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ với bạn. Hoặc gửi câu hỏi về thư mục tư vấn trực tuyến ngay TẠI ĐÂY.