Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị vảy nến hiệu

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính có thể gặp trong đời sống hằng ngày với biểu hiện rất đa dạng. Vậy cách nhận biết bệnh vảy nến ra sao và có những phương pháp điều trị gì? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là sự gia tăng phát triển các tế bào da quá mức. Thông thường các tế bào da thường được tạo ra và thay thế sau mỗi 3 đến 4 tuần, nhưng khi mắc bệnh vảy nến, quá trình này chỉ mất khoảng 3 đến 7 ngày.

Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính (chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn) gây viêm trên da với đặc trưng bằng các vùng da dày, đỏ, có những mảng bám hình dạng giống vảy.

Vẩy nến là viêm mạn tính gây tổn thương trên da

Vẩy nến là viêm mạn tính gây tổn thương trên da

2Phân loại bệnh vảy nến

  • Vảy nến mảng (Plaque psoriasis): hay gặp chiếm 80 – 90%. Các triệu chứng thường thấy là: khô da, tổn thương đỏ, vùng tổn thương tăng lên dạng vảy bạc có thể bong tróc. Vị trí hay gặp: khuỷu tay, đầu gối, da đầu.
  • Vảy nến thể nghịch (Inverse psoriasis): còn gọi là vảy nến da tiết bã, xuất hiện ở các nếp gấp cơ thể. Loại vảy nến này có xu hướng ẩm ướt hơn so với các thể khác, gây cảm giác rất khó chịu nhưng không gây bong tróc.
  • Vảy nến thể giọt (Guttate psoriasis): xuất hiện sau khi bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn, thường gặp ở trẻ em và tuổi dậy thì. Có hình dạng như những nốt vảy nhỏ, màu đỏ, hình giọt nước.
  • Vảy nến mụn mủ (Pustular psoriasis): là thể nghiêm trọng của bệnh vảy nến, có các mụn mủ trên các mảng có thể làm chảy mủ và để lại các tổn thương màu đỏ…
  • Vảy nến hồng cầu (Erythrodermic psoriasis): ảnh hưởng trên diện tích rộng (90% da), gây ra sự tổn thương gần như toàn cơ thể.
  • Vảy nến giao thoa với viêm da tiết bã (Sebopsoriasis): hay xuất hiện trên mặt và da đầu, có dạng vết sưng và mảng có vảy màu vàng.
  • Vảy nến móng tay(Nail psoriasis): chiếm khoảng 5%, có thể xuất hiện đầu tiên trước các thể khác. Ban đầu đốm màu vàng xuất hiện rải rác trên móng tay và chân. Sau đó thường có sự tách biệt lớp sừng móng ra khỏi đầu ngón và các móng thường giòn và phá vỡ dễ dàng.
Rất hay:  Cách tăng âm lượng loa khi sử dụng tai nghe Bluetooth - Thủ thuật

Vẩy nến mụn mủ là loại vẩy nến nguy hiểm

Vẩy nến mụn mủ là loại vẩy nến nguy hiểm

3Dấu hiệu của bệnh

Bệnh vảy nến là bệnh xuất hiện các mảng trên da, có các triệu chứng như:

  • Da dày lên, xuất hiện các mảng.
  • Da ở trên mảng đổi màu, thường ửng đỏ do viêm mạn tính.
  • Mảng bám có vảy, bong tróc.

Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh vẩy nến có thể là các vết sưng nhỏ, các vết sưng này phát triển và hình thành vảy trên đầu, nếu gãi có thể gây chảy máu.

Các triệu chứng kèm theo vảy nến ở da có thể là:

  • Ngứa da, đau da, đau khớp.
  • Da nứt nẻ, khô ráp.
  • Mỏng tay bị nứt, dễ gãy.

Xuất hiện các vùng đỏ da, dày sừng

Xuất hiện các vùng đỏ da, dày sừng

4Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Chưa có nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến, các nguyên nhân giả thuyết có thể kể đến như:

  • Căng thẳng quá độ: tình trạng căng thẳng có thể tỉ lệ thuận với nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến.
  • Sử dụng nhiều rượu: rượu hoàn toàn có khả năng làm bùng phát vẩy nến. Giảm tiêu thụ rượu có thể giảm khả năng mắc bệnh.
  • Gặp chấn thương: một tai nạn, một vết cắt vào tay, tiêm vắc xin, cháy nắng tác động đến hệ miễn dịch có thể làm vảy nến xảy ra.
  • Ảnh hưởng của thuốc: ảnh hưởng của các thuốc lithium; thuốc chống sốt rét; thuốc trị tăng huyết áp như chẹn beta giao cảm có thể gây ra vảy nến.
  • Do hệ thống tự miễn dịch: vảy nến xuất hiện, các tế bào bạch cầu (được gọi là tế bào T) tấn công nhầm các tế bào da, làm cho quá trình sản xuất tế bào da phát triển quá mức khiến chứng bị đẩy lên bề mặt, hình thành các mảng vảy nến.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này tăng cao hơn người bình thường, tuy nhiên thực tế tỉ lệ phần trăm người mắc vảy nến do di truyền là rất nhỏ.

5Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Vảy nến không chỉ có tác hại đến da mà còn gây ra các biến chứng liên quan đến khớp như viêm khớp gây đau và cứng các khớp. Ngoài ra, mắc vảy nến còn có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như:

  • Tiểu đường.
  • Rối loạn lipid máu (tên dân gian là tăng mỡ máu).
  • Đột quỵ.
  • Đau thắt ngực.
  • Các bệnh tự miễn dịch khác: bệnh celiac, xơ cứng và viêm ruột( bệnh Crohn).
  • Các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi và viêm màng bồ đào.
  • Ảnh hưởng lớn đến tâm lý.
Rất hay:  #21+ Cách Tạo Dáng Chụp Ảnh Đẹp Cho Ai Mê Sống Ảo

6Cách chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm da để xác định tình trạng da có phải bệnh vảy nến hay không. Ngoài ra, để củng cố chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi như:

  • Tiền sử mắc các bệnh da hoặc các bệnh mạn tính khác trước đây.
  • Gia đình có ai mắc bệnh vảy nến hay không.
  • Triệu chứng trên da xuất hiện khi nào.
  • Có điều trị tại nhà không?

Nếu các triệu chứng ở trên không đủ để chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết da (lấy mảnh da, soi dưới kính hiển vi) để chẩn đoán chính xác.

Nếu có dấu hiệu của viêm khớp do vảy nến, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang các khớp liên quan đến đưa ra kết luận.

Sinh thiết da dùng để chẩn đoán xác định

Sinh thiết da dùng để chẩn đoán xác định

7Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có bất cứ tổn thương nào trên da như xuất hiện lớp da dày, lớp da dày chuyển đỏ không mất đi và các đặc điểm đi kèm như:

  • Vùng da dày lan rộng khắp cơ thể.
  • Các vết thương này gây khó chịu và đau đớn.
  • Các lớp da này không mất đi, cũng không cải thiện với điều trị.

Dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ

Dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ

Nơi khám da liễu uy tín

Đến các cơ sở chuyên khoa Da liễu uy tín nếu bạn muốn chẩn đoán được mình có thật sự mắc vảy nến hay không. Dưới đây là một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 108,…
Rất hay:  Cách bảo quản lạp xưởng tươi sao cho dùng lâu và ngon

Địa chỉ khám da liễu uy tín

Địa chỉ khám da liễu uy tín

8Các phương pháp chữa bệnh

Vảy nến là tình trạng viêm ở da mạn tính nên không có phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biện pháp để giảm triệu chứng của bệnh này.

Phương pháp bôi thuốc thông thường

  • Nhóm thuốc corticosteroid (Betamethasone, clobetasol,…): thường được sử dụng điều trị vảy nến, có tác dụng làm giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da.
  • Kem dưỡng ẩm: để làm ẩm, tránh khô da và hạn chế sự bong tróc da khi mắc bệnh vẩy nến.
  • Thuốc làm chậm quá trình sản xuất tế bào da: các loại dầu gội chứa anthralin để điều trị vảy nến da dầu hiệu quả.
  • Thuốc dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol,…): thường được sử dụng trong điều trị vảy nến mảng hay vảy nến da đầu.
  • Kem vitamin A hoặc retinoid: điều trị vảy nến nặng.

Corticoid hay được dùng để làm giảm triệu chứng

Corticoid hay được dùng để làm giảm triệu chứng

Các phương pháp khác

  • Liệu pháp ánh sáng LED: sử dụng các bước sóng khác nhau tương ứng với các màu nhìn thấy được khác nhau, tác dụng vào các lớp tế bào da để giảm tình trạng viêm và làm chậm quá trình sinh sản tế bào da.
  • Quang trị liệu với PUVA: cho da đã được dùng thuốc psoralens tác dụng với tia cực tím UAV để điều trị.
  • Liệu pháp miễn dịch: dùng các thuốc miễn dịch để can thiệp vào quá trình tự miễn dịch của cơ thể khi mắc bệnh vảy nến.
  • Methotrexate: dùng cho bệnh vảy nến nặng. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ có tác dụng phụ trên gan nên phải xét nghiệm chức năng gan 3 tháng/lần.
  • Cyclosporine: dùng khi bệnh vảy nến nặng nhưng có thể gây tăng huyết áp và tổn thương thận.

9Biện pháp phòng ngừa

Không có cách phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh vảy nến, các biện pháp phòng ngừa chỉ xoay quanh hạn chế nguy cơ mắc và tái phát bệnh bằng cách giữ tinh thần thoải mái, bảo vệ làn da, tránh tiếp xúc với những nguồn lây nhiễm,…

XEM THÊM:

  • Bệnh tổ đỉa là gì? Có lây không? Nguyên nhân và cách điều trị tổ đỉa
  • Bệnh á sừng, nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả
  • Viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả