Cách làm giấm chuối là một trong các công thức được rất nhiều người yêu bếp chia sẻ rầm rộ nhất trên các diễn đàn, hội nhóm. Đây không chỉ là một nguyên liệu vô cùng gần gũi và sử dụng trong các món ăn mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Thế nên, hãy cùng A TUẤN KHANG tìm hiểu qua 2 cách làm giấm từ chuối đơn giản tại nhà như sau nhé.
Công thức 1: Cách làm giấm bằng chuối
Nguyên liệu chuẩn bị làm giấm chuối
Nguyên liệu Số lượng Chuối vừa chín tới (không chọn quả còn xanh hay quá chín) 5 quả Dừa 1 trái Đường cát trắng 100gr Nước chín (nấu sôi để nguội) 5 lít Rượu gạo 100ml Hũ thủy tinh đựng giấm (dung tích tùy vào lượng giấm bạn muốn làm) 1
Các bước thực hiện
Bước 1: Làm giấm nước cái
Đầu tiên, lần lượt cho nước dừa, chuối và rượu vào hũ thủy tinh, sau đó cho nước sôi để nguội vào khoảng 8/10 hũ và đậy nắp lại bảo quản ở chỗ thoáng mát. Cách này vừa giúp cho giấm không bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào và tránh côn trùng, bụi bẩn.
Để khoảng 45 đến 60 ngày tùy vào thời tiết mà “con giấm” sẽ xuất hiện, nó chính là lớp men vi sinh tựa như một lớp váng màu trắng đục.
Càng ủ lâu ngày, con giấm sẽ càng dày lên, có hình dáng như một con sứa lớn. Khi con giấm xuất hiện là lúc nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua. Thời gian ủ càng lâu giấm sẽ càng chua, tuy nhiên trong quá trình ủ giấm bạn thường xuyên kiểm tra và nếm thử tránh trường hợp giấm bị quá chua.
Khi đã đạt đến độ chua vừa ý thì nhẹ nhàng chiết giấm ra hũ thủy tinh mới để sử dụng. Lưu ý không được để con giấm vỡ hoặc trôi theo và tiếp tục cho thêm nguyên liệu vào để ủ mẻ giấm tiếp theo.
Bước 2: Nuôi giấm
Sau khi chiết giấm ra hũ mới, giữ lại xác chuối và con giấm trong hũ ban đầu, bạn chỉ cần hòa tan nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc và cho vào cũng 8/10 hũ như lúc đầu.
Lần này thời gian này nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn đợt đầu và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, bạn tiếp tục chiết ra rồi thêm nước đường vào như công thức trên một lần nữa.
Bước 3: Gây hũ giấm mới và bảo quản giấm
Sau mỗi lần lấy giấm ra và châm nước đường vào, một lớp con giấm mới sẽ xuất hiện và lớp con giấm đầu tiên sẽ trở thành lớp váng rất dày và chiếm nhiều diện tích. Thế nên, thông thường sau 2 đợt ủ bạn cần phải thay hũ khác.
Hãy chuẩn bị thêm một hũ thủy tinh, nhẹ tay chia một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức bên trên, tạo thành hũ giấm chua mới. Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ hết xác chuối đã làm.
Bước 4: Lọc lấy thành phẩm giấm nuôi từ chuối
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trên thì cuối cùng, giấm đã có thể sử dụng được ngay. Nếu muốn để ăn lâu dài bạn nấu sôi giấm lại, sau đó để nguội và cho vào lọ đựng và đậy kín. Nếu để lâu không dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết váng thành con giấm. Nếu thấy hiện tượng này xảy ra thì cũng đừng lo lắng gì nhé, vì giấm có thể sẽ chua hơn nhưng vẫn dùng được.
Công thức 2: Cách làm giấm từ chuối
Nguyên liệu chuẩn bị cho cách làm giấm chuối tiêu
Nguyên liệu Số lượng Nước dừa tươi 1 lít Chuối chín 5-7 quả Nước sôi để nguội 5 lít Rượu trắng 100 ml Đường cát trắng 100gr Hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa sạch đựng giấm 3 hũ Nắp đậy hoặc 1 miếng vải khô sạch và dây buộc Tùy theo số hũ
Các bước thực hiện làm giấm chuối
Bước 1: Tạo giấm cái
Đầu tiên bạn bóc vỏ chuối, bổ đôi để dễ ngâm hơn. Nên chọn chuối vừa chín tới, không quá xanh cũng không quá chín để khi nuôi giấm sẽ ngọt và thơm hơn.
Sau đó, bạn xếp chuối trong hũ theo chiều dọc của quả để chuối không bị nổi lên trên khi đổ nước vào ngâm.
Sau khi làm nước giấm, lần lượt cho vào hũ theo thứ tự sau: đầu tiên là nước dừa, sau đó tới nước sôi để nguội và cuối cùng là rượu trắng hoặc nước sôi để nguội. Lưu ý không nên để quá đầy, chỉ nên lưng tầm 85% thể tích của hũ.
Cuối cùng là đậy nắp hũ lại, tốt nhất bạn nên dùng vải để đậy hũ và dùng dây buộc lại để giấm được “thở” và quá trình nuôi giấm diễn ra nhanh hơn.
Đối với cách nuôi giấm chuối này bạn nên lưu ý để hũ giấm ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh côn trùng và ánh sáng chiếu vào trực tiếp.
Bước 2: Canh nước giấm
Sau 60 ngày nuôi giấm theo cách làm dấm chuối tiêu, bạn sẽ thấy trên bề mặt xuất hiện lớp váng màu trắng đục được gọi là con hay con giấm, lúc này giấm đã bắt đầu chua. Càng để lâu con giấm càng dày thì độ chua của giấm càng tăng.
Bạn nên kiểm tra giấm thường xuyên để xem giấm có độ chua vừa phải là được. Đừng để giấm quá lâu vì lúc này độ chua của giấm có thể không còn tốt cho sức khỏe nữa.
Bước 3: Chiết và nuôi giấm mới
Ngay khi thấy giấm có độ chua vừa phải thì bạn nên chiết giấm ra hũ mới. Tuy nhiên nên cẩn thận tránh làm giấm trong hũ cũ không bị vỡ trong quá trình chiết.
Xác chuối chín được giữ ở hũ đầu tiên và cho thêm nước đường vào. Pha nước đường theo công thức 1:6. Khuấy tan đường rồi đổ vào lọ giấm. Lượng nước vẫn chú ý đạt 80 đến 85% thể tích hũ.
Khi cho nước đường vào thì thời gian giấm lên con sẽ khá nhanh. Kết hợp với con giấm cũ thì sẽ cho ra được 1 con giấm rất to và dày. Khi giấm chua vừa thì bạn tiếp tục chiết nước ra 1 lọ khác.
Bước 4: Nuôi và bảo quản giấm
Dựa theo cách làm giấm bằng chuối, sau khi chiết ra được 2 lọ giấm thì bạn sẽ vớt bớt con giấm ra ngoài cho đỡ chua, cũng để con giấm không chiếm diện tích hũ. Lúc này bạn lại tiếp tục pha nước đường theo công thức trên và đổ vào hũ để nuôi giấm tiếp tục.
Tương tự lần 2 nhưng lần này giấm chua nhanh hơn hai lần trước rất nhiều và lúc này bạn chiết giấm xong thì bỏ luôn xác chuối.
Sau khi đã chiết giấm bạn lọc qua vải xô cho nước giấm trong. Khi này giấm đã có thể dùng vào nồi đun sôi rồi để nguội, sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản được lâu,ngay.
>> Xem thêm: Tổng hợp 9 cách làm giấm chuối ngon tự nhiên tại nhà
Nếu giấm nhiều thì bạn có thể cho vào nồi đun sôi rồi để nguội, sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản được lâu.
Xem thêm video hướng dẫn cách làm giấm chuối đơn giản tại nhà:
Dụng cụ để đựng giấm nuôi
Bản chất giấm là một loại axit hữu cơ, độ chua cao và có khả năng trở thành dung môi hòa tan một vài chất khác. Vì vậy, các vật liệu để đựng giấm phải đảm bảo chất lượng.
Tốt nhất ta nên sử dụng hũ thủy tinh để đựng giấm, nếu không có hũ thủy tinh thì bạn có thể dùng các loại hũ nhựa như nhựa polyetylen và nhựa PET, nên dùng nhựa màu trắng.
Lưu ý không dùng nhựa PVC để đựng dầu ăn hay giấm ăn, vì thế khi mua hay sử dụng các đồ bảo quản nên để chất liệu để đảm bảo an toàn. Cũng không đựng giấm bằng các loại sành, sứ vì chất liệu bằng đất nung chưa các kim loại. Do vậy, khi đựng giấm chắc chắn sẽ tạo nguy cơ thôi nhiễm cao.
> Nếu việc làm giấm tại nhà của bạn không được thuận lợi, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng các loại giấm chất lượng của A Tuấn Khang đang được bán tại thị trường Việt Nam:
Mẹo nhỏ và những lưu ý khi làm giấm chuối
Mẹo nhỏ và lưu ý
- Theo cách làm giấm từ chuối, để giấm lên men nhanh, hãy đậy nắp hũ bằng vải, vì con giấm cần oxy để “thở”.
- Nếu có con giấm sẵn thì quá trình lên men càng nhanh hơn.
- Ngoài cách sử dụng chuối bạn có thể thêm vào hũ vài miếng thơm (dứa) thật chín sẽ cho ra giấm có mùi thơm và màu hơi vàng đẹp mắt.
- Giấm nuôi theo cách làm này tuy hơi lâu nhưng luôn đảm bảo được chất lượng do nguyên liệu bạn chọn ban đầu.
- Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng và ánh sáng chiếu trực tiếp vào (nhất là ánh mặt trời).
Mẹo dân gian khi làm giấm chuối
Từ xưa đã có quan niệm rằng: Không đụng hay mở nắp hũ giấm vào những ngày chu kỳ kinh nguyệt. Theo kinh nghiệm dân gian của các cụ, nếu các chị em đến ngày “đèn đỏ” mở nắp hay chạm vào lọ giấm thì lọ giấm sẽ hỏng, lớp giấm cái sẽ chuyển sang màu sẫm, lúc này sẽ không mang lớp giấm cái để làm thêm mẻ sau được nữa.
Hiện tại thì khoa học chưa chứng minh điều này, nhưng rất nhiều người nuôi giấm cũng đã bị hỏng vài lần do bất cẩn vào ngày kinh nguyệt động vào, các chị em cẩn thận vẫn hơn nhé.
Cách làm giấm từ chuối chín rất đơn giản mà thành phẩm đem lại đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tương truyền rằng khi nuôi giấm ăn trong nhà sẽ làm ăn phát đạt hơn đấy.
Những công dụng và tác dụng của giấm chuối
Công dụng của giấm chuối
- Cải thiện giấc ngủ: Trong đông y, ngâm chân trong nước nóng và giấm sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm cho cơ thể vừa thư giãn vừa thoải mái.
- Chữa cháy da bỏng rát: Axit axetic trong giấm chuối có tính chất chữa ngứa, viêm và làm dịu vết cháy nắng một cách hiệu quả.
- Chữa táo bón nhanh chóng: Hòa tan 2 muỗng canh giấm chuối, 2 muỗng canh mật ong và 1 cốc nước ấm. Sau đó uống vào bất cứ giờ nào để hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.
- Làm giảm cholesterol: Giấm chuối có tác dụng cân bằng lượng cholesterol, làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol có lợi cho cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất axit có trong giấm chuối có khả năng kháng vi khuẩn gây hại, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
- Tốt cho tim mạch: 1 quả chuối giúp bạn cung cấp 0.4g kali. Chất này giúp bạn có được sức khỏe tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn.
Tác dụng của giấm chuối
Bên cạnh là một loại nguyên liệu thức ăn được những người yêu bếp sử dụng thường xuyên cho các món ngon hằng ngày, giấm chuối còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Chỉ cần sử dụng đúng liều lượng, cơ thể của bạn sẽ được bổ sung rất nhiều các dưỡng chất, hạn chế được các căn bệnh dễ xảy ra. Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể xem qua các tác dụng của giấm.
Trên đây chính là cách làm dấm chuối mà A TUẤN KHANG muốn gửi đến các bạn, tuy nhiên chúng tôi biết rằng không phải ai cũng có đủ thời gian để tự làm mọi nguyên liệu nấu nướng từ chính tay mình được.
Chính vì thế, A TUẤN KHANG sẽ là một người bạn đồng hành vô cùng đáng tin cậy, mang đến cho các gia đình các loại nguyên liệu nấu nướng được đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Xem danh sách các sản phẩm giấm ăn hiện nay của công ty A Tuấn Khang tại:
Với cách làm dấm chuối được bật mí đầy đủ như trên, chắc hẳn bạn sẽ không quá khó khăn trong việc tự tay chuẩn bị cho mình loại nguyên liệu này đâu nhỉ. Chúc bạn sẽ làm thành công giấm chuối qua 2 công thức của Atuankhang đã chia sẻ.