Tư thế nằm khi bị bóc tách túi thai? Bao lâu thì điều trị khỏi – Ferrolip

Bóc tách thai là biến chứng thai kỳ thường gặp trong tam cá nguyệt thứ nhất. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ rất quan trọng giúp cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi. Một trong những yếu tố quan trọng mẹ cần lưu ý chính là tư thế nằm. Vậy tư thế nằm khi bị bóc tách là gì? Mẹ hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Bóc tách thai là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bóc tách túi thai

Bóc tách thai là tình trạng một phần túi thai bị tách ra khỏi tử cung của mẹ do máu tụ quanh túi thai. Điều này khiến cho túi thai không được bám hoàn toàn vào tử cung mẹ. Quá trình cung cấp dinh dưỡng nuôi thai bị cản trở. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng đầu và đe doạ đến sức khoẻ của thai nhi.

Nguyên nhân bóc tách túi thai

Bóc tách túi thai là do sự bất thường của thai nhi và có nguy cơ gặp phải ở những mẹ bầu:

  • Tử cung có bất thường như dị dạng, hai sừng, có vách ngăn,…
  • Mắc u xơ tử cung, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
  • Nhiễm trùng, siêu vi, ký sinh trùng,… trong quá trình mang thai.
  • Bị suy hoàng thể, bệnh tuyến giáp, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp,…
  • Uống nhiều rượu, cafe, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Làm việc quá sức, stress,…
  • Có tiền sử sảy thai do bong nhau thai non, bóc tách túi thai,…
  • Đã từng nạo phá thai hay sử dụng thuốc phá thai khẩn cấp.
Hình ảnh túi thai bị bóc tách
Hình ảnh túi thai bị bóc tách

Dấu hiệu bóc tách túi thai

Dấu hiệu dễ thấy nhất khi bị bóc tách túi thai là tình trạng xuất huyết bất thường ở âm đạo. Ngoài ra, mẹ kèm theo tình trạng đau râm ran ở vùng bụng dưới. Thỉnh thoảng, bụng sẽ đau quặn lại theo các cơn co thắt. Tình trạng này thường kéo dài trong nhiều ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ. Do đó, mẹ nên chủ động đi khám đi được tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời

Rất hay:  Kỹ thuật nuôi ốc bươu sinh sản và ương ốc giống

Tư thế nằm khi bị bóc tách

Trường hợp thai bị tóc tách, mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và chăm sóc sức khoẻ đúng cách. Một trong những vấn đề mẹ cần lưu ý là cần có tư thế nằm khi bị bóc tách đúng cách.

Tư thế nằm nghiêng sang trái

Nằm nghiêng sang trái giúp máu lưu thông được dễ dàng hơn và giảm áp lực lên tử cung, lưng của mẹ. Tư thế nằm như sau: Duỗi thẳng hoặc hơi co chân trái sao cho thoải mái nhất. Chân phải co và gác lên chân trái hoặc lên gối. Mẹ có thể sử dụng thêm gối chữ U để hỗ trợ tư thế ngủ của mẹ tốt nhất.

Đây là tư thế nằm lý tưởng nhất cho mẹ do:

  • Hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn, máu di chuyển từ tĩnh mạch chủ dưới lên dễ dàng giúp giảm áp lực đến tim. Quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi cũng dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tối đa gánh nặng của thai nhi lên tự cung của mẹ. Mẹ cảm thấy bớt khó chịu hơn.
  • Áp lực thai nhi lên cơ hoành cũng sẽ giảm. Điều này giúp mẹ cảm thấy dễ thở hơn.
  • Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng sang trái cũng hạn chế chèn ép lên gan, hệ tiêu hoá. Nhờ đó giảm thiểu tình trạng trào ngược, buồn nôn, táo bón,…
Tư thế nằm khi bị bóc tách
Tư thế nằm khi bị bóc tách

Tầm quan trọng của việc điều chỉnh tư thế nằm khi bị bóc tách

Thai nhi bị bóc tách sẽ trở nên rất nhạy cảm. Chỉ một vài tác động nhỏ nhưng cũng có thể khiến cho mẹ gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Hơn nữa, cơ thể mẹ lúc này cũng có nhiều sự thay đổi, cả về thể chất và cảm xúc. Do đó, mẹ cần điều chỉnh một số thói quen để cơ thể thích nghi với những thay đổi đó.

Một tư thế nằm đúng cách, phù hợp giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn, cơ thể của mẹ được thoải mái và khỏe mạnh. Điều này hạn chế tối đa nguy cơ xấu xảy ra như tiền sản giật, phù chân, sinh non, suy giãn tĩnh mạch,…

Rất hay:  Cách sinh con gái theo khoa học dựa vào ngày rụng trứng

Tư thế nằm đúng cách cũng hỗ trợ quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng đến thai nhi tốt nhất. Em bé được nhận đầy đủ oxy và dưỡng chất trong quá trình hình thành, phát triển.

Bóc tách túi thai nguy hiểm thế nào?

Thai bóc tách đe doạ sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong nhiều trường hợp, người mẹ bị xuất huyết và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ.

Thai bị bóc tách càng lớn càng có nguy cơ đối diện với nhiều nguy hiểm:

  • Với tỷ lệ bóc tách 10%: Tỷ lệ bóc tách thấp và sức khoẻ của thai nhi vẫn đảm bảo. Mẹ cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ và chăm sóc sức khoẻ bản thân đúng cách.
  • Với tỷ lệ bóc tách 10 – 20%: Khả năng giữ thai còn được đánh giá căn cứ vào nguyên nhân doạ sảy thai. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy chú ý nghỉ ngơi và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.
  • Với tỷ lệ bóc tách 20 – 30%: Trường hợp này có khả năng giữ lại thai nhi rất thấp, chỉ dao động khoảng 50%.
  • Với tỷ lệ bóc tách 50%: Lúc này, túi thai đã tách hơn một nửa ra khỏi tử cung của người mẹ. Quá trình vận chuyển dinh dưỡng bị gián đoạn và rất nguy hiểm. Khả năng giữ lại thai rất thấp, chỉ khoảng 10%.

Cách dưỡng thai khi bị bóc tách

Trong bất kỳ trường hợp nào, mẹ cũng hãy bình tĩnh và chăm sóc tốt nhất cho cơ thể. Bác sĩ hướng dẫn mẹ chăm sóc cơ thể như sau:

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Sau khi đi khám để chẩn đoán nguyên nhân và mức độ bóc tách, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc cơ thể. Mẹ hãy tuân thủ tuyệt đối mọi hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, hãy khám định kỳ để kiểm tra mức độ phục hồi sức khoẻ và đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Rất hay:  Cách nạp tiền Viettel, Cách nạp card thẻ cào Viettel miễn phí mới nhất 2023

Mẹ cần ăn uống thế nào?

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp mẹ phục hồi sức khoẻ tốt hơn. Do đó, mẹ hãy lưu ý lựa chọn những thực phẩm tốt nhất:

  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho sự hình thành và phát triển của trẻ, đặc biệt là canxi, sắt, acid folic,… Điều này giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh và hạn chế tối đa các biến chứng thai kỳ.
  • Ngoài ra, mẹ cần tránh xa những thực phẩm không tốt cho cơ thể như đồ ăn sống, tái; thực phẩm có tính hàn (măng, sò, ốc,…); đồ ăn cay nóng; đu đủ xanh; dứa; bia rượu hay các chất kích thích,…
Mẹ cần xây dựng cho mình thực đơn khoa học
Mẹ cần xây dựng cho mình thực đơn khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học

Với mẹ bầu đang bị bóc tách thai nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều cho đến khi thai được ổn định. Hạn chế tối đa vận động mạnh, đi lại và làm việc nhiều.

Mẹ cần sinh hoạt, làm việc trong không gian sạch sẽ, thoáng đãng, không có khói bụi hoặc các chất độc hại.

Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian này.

Hãy trò chuyện, chia sẻ nhiều với người thân. Không nên quá lo lắng mà cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái.

Bài viết trên đã hướng dẫn mẹ cách chăm sóc cơ thể và tư thế nằm khi bị bóc tách. Để được tư vấn thêm về sức khoẻ thai kỳ, hãy liên hệ đến chuyên gia thai kỳ của Ferrolip qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).

Xem thêm: Tụ dịch màng nuôi 27mm có chữa khỏi được không? Mẹ bầu cần làm những gì? Tư vấn của chuyên gia

Ferrolip chúc mẹ sớm hồi phục!