Hầu hết các trường hợp tiêu chảy có thể xử lý tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Đặc biệt có nhiều cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả đã được dân gian áp dụng thành công. Tham khảo chi tiết từng cách và hướng dẫn thực hiện qua bài viết dưới đây.
Nguyên tắc khi điều trị tiêu chảy tại nhà
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa phổ biến không chỉ ở trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành. Ngoài tình trạng đi ngoài nhiều hơn bình thường, người mắc tiêu chảy còn xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa kéo dài…
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy có thể do virus, vi khuẩn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, rối loạn hệ vi sinh hoặc mắc phải các bệnh về đường ruột. Do đó để điều trị tiêu chảy hiệu quả, cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có giải pháp phù hợp.
Hầu hết cách chữa tiêu chảy tại nhà đều tập trung vào:
- Bù nước và điện giải cho cơ thể.
- Điều trị các triệu chứng kèm theo, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng để cơ thể hồi phục tốt sau các đợt tiêu chảy.
Ngoài ra, người bị tiêu chảy cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn, cũng như phòng tránh bệnh tái phát.
Hướng dẫn 12 Cách trị tiêu chảy đơn giản tại nhà
Trong dân gian, nước gạo lứt, trà vỏ cam, búp ổi non, lá mơ lông… được người dân tin tưởng dùng trong điều trị tiêu chảy tại nhà. Đây là những giải pháp an toàn, đơn giản dễ thực hiện.
1. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng sữa chua
Sữa chua rất tốt cho người bị tiêu chảy. Bổ sung sữa chua giúp tạo axit lactic có lợi cho đường ruột. Từ đó cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, giúp bạn giảm cảm giác đau bụng đi ngoài. Sữa chua cũng giúp kích thích ăn ngon miệng hơn. Ngay cả khi không bị tiêu chảy bạn cũng nên bổ sung 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày.
2. Bổ sung nước cho cơ thể
Để trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả, chúng ta cần chú trọng bù nước cho cơ thể. Khi tiêu chảy quá nhiều, cơ thể không chỉ mất nước mà còn mất các chất điện giải, khoáng chất nghiêm trọng. Lúc này, cơ thể cần được bù đắp những gì đã mất. Việc cần làm trước hết là uống thật nhiều nước.
Uống 8 ly nước (khoảng 2 lít nước) trong ngày là giải pháp đơn giản chống mất nước khi tiêu chảy. Bạn có thể thay thế bằng các loại nước cháo loãng, nước điện giải oresol với lượng tương đương. Khi uống, chú ý uống từng ngụm nhỏ.
3. Uống trà hoa cúc chữa tiêu chảy
Trà hoa cúc là cách chữa tiêu chảy tự nhiên hiệu quả mà bất cứ ai cũng nên biết. Loại trà này không chỉ giúp chống viêm mà còn giúp giảm co thắt, hỗ trợ tốt cho các bệnh lý gây tiêu chảy như: viêm đại tràng, viêm ruột…
Cách thực hiện:
- Bạn có thể dùng trà hoa cúc đóng gói sẵn và pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc với bạc hà trong nước sôi 15 phút.
- Uống 3 tách trà mỗi ngày.
4. Trị tiêu chảy an toàn bằng nước gạo lứt rang
Nếu trong nhà bạn có sẵn gạo lứt, có thể tận dụng ngay loại nguyên liệu này để khắc phục tiêu chảy. Nước gạo lứt rang giúp bù nước, bù chất điện giải, thanh nhiệt, giải độc.
Cách thực hiện:
- Cho 100g gạo lứt vào chảo rang lên.
- Sau khi gạo vàng, bạn cho 2 lít nước vào đun sôi, vặn nhỏ lửa cho tới khi gạo chín mềm.
- Chắt lấy nước gạo rang, chia thành 2 phần uống trong ngày.
5. Cách trị đau bụng tiêu chảy bằng lá mơ lông
Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát, giúp tiêu viêm sát khuẩn, được dùng phổ biến trong điều trị đau bụng đi ngoài. Khi trong gia đình có người bị tiêu chảy, bạn có thể thực hiện món trứng tráng với lá mơ lông cho người bệnh ăn.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho mơ lông vào bát đánh đều với 1 quả trứng gà cùng một chút muối vừa ăn.
- Đem hỗn hợp chưng cách thủy hoặc nướng để ăn.
6. Ngải cứu – Cách chữa tiêu chảy theo dân gian
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm tụ cầu vàng, khuẩn tả thổ. Bài thuốc chữa tiêu chảy tại nhà từ ngải cứu là lời giải cho câu hỏi làm gì khi bị tiêu chảy.
Chuẩn bị:
- 6g lá ngải cứu tươi và hoa ngải cứu khô.
- 15g gừng già.
- 10g trường bì.
- 30g nhục đậu khấu.
Cách thực hiện:
- Giã nhuyễn tất cả các nguyên liệu.
- Cho vào ấm sắc với 750 ml nước, đến khi còn 250ml.
- Chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 2 hoặc 3 ngày.
Ngoài ra bạn cũng có thể nấu trứng với ngải cứu tương tự như lá mơ lông để ăn trong các bữa.
7. Trị bệnh tiêu chảy bằng búp ổi non
Theo Đông y, lá ổi có tính đắng, vị ấm, chứa tanin giảm tiết dịch ruột, săn niêm mạc, kháng khuẩn tốt, cầm tiêu chảy.
Búp ổi non chứa hoạt chất quercetin, đây là một flavonoid có tác dụng kích thích tăng cường acetylcholine trong ruột, giúp kích thích cơ trơn ruột và giảm đau nhanh, là một trong những cách trị tiêu chảy cấp hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 20g búp ổi hoặc lá ổi non, 10g gừng tươi, 10g vỏ quýt khô.
- Đem các nguyên liệu sắc với 2 lít nước cho tới khi còn 500ml.
- Chia nước thuốc thành 2 phần, uống trong ngày.
8. Trị tiêu chảy tại nhà bằng gừng
Gừng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa, có thể dụng trong trị bệnh tiêu chảy. Mặc dù vậy, cách này không nên áp dụng cho người bị sỏi mật, phụ nữ mang thai, người có thân nhiệt cao.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, nướng lên, cạo vỏ, rửa sạch lại một lần nữa.
- Cắt gừng thành từng miếng nhỏ, bỏ vào nước sôi hãm uống như trà.
Hướng dẫn 10 cách trị tiêu chảy bằng gừng tươi
9. Chữa tiêu chảy tại nhà bằng vỏ cam
Vỏ cam hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa, cầm tiêu chảy hiệu quả. Lượng lớn chất xơ pectin trong vỏ cam giúp điều chỉnh nhu động ruột, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Nhờ đó cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng…
Cách thực hiện
- Vỏ cam thái chỉ, đem phơi khô.
- Khi dùng cho vài lát vỏ cam khô hãm với nước nóng.
- Có thể thêm mật ong và thưởng thức.
10. Bài thuốc cầm tiêu chảy từ cây cỏ sữa
Trong Y học Cổ truyền, cỏ sữa có tác dụng thông huyết, tiêu viêm, kháng khuẩn… có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi trùng lỵ và các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Đây cũng là một trong những cách trị tiêu chảy cho bé phổ biến được nhiều bà mẹ áp dụng.
Chuẩn bị:
- 2 nắm cỏ sữa
- 5 tai nấm mèo
- 50g đậu đen xanh lòng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.
- Nấm mèo thái dài và mỏng.
- Sao vàng tất cả các nguyên liệu.
Sau đó cho vào nồi, đổ thêm 3 bát nước nhỏ, sắc cho tới khi còn nửa bát nước thì chắt ra uống trong ngày.
11. Cách trị tiêu chảy nhanh nhất bằng hồng xiêm xanh
Theo Y học cổ truyền, hồng xiêm mang vị ngọt, tính mát; có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng, hỗ trợ rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt, trong hồng xiêm xanh chứa thành phần Tanin – một chất trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc.
Cách thực hiện:
- Cắt quả hồng xiêm xanh thành các lát mỏng.
- Phơi khô rồi sao vàng hồng xiêm xanh.
- Mỗi lần lấy 10 lát sắc lấy nước.
- Uống ngày 2 lần.
12. Việt quất bổ sung dưỡng chất sau tiêu chảy
Trong việt quất có chứa hoạt chất anthocyanosides có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, rất tốt trong điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa hợp chất giúp làm se, giảm viêm, giảm bài tiết chất nhầy, chất lỏng khi bị tiêu chảy.
Cách trị tiêu chảy bằng việt quất rất đơn giản, bạn có thể uống nước ép từ loại quả này, ăn việt quất với chuối, yến mạch giúp hỗ trợ tiêu hóa và nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh.
Tiêu chảy xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp tiêu chảy dai dẳng do chức năng tiêu hóa kém, mắc các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa…
Về lâu dài, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược để tăng cường công năng hệ tiêu hóa, đồng thời hạn chế tác dụng phụ không mong muốn khi phải dùng thuốc tây điều trị.
Lưu ý khi chữa tiêu chảy tại nhà
Các cách điều trị tiêu chảy tại nhà hầu hết đều mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Tuy vậy, bạn vẫn cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng sau:
- Ưu tiên bù nước trước khi thực hiện bất kỳ một giải pháp điều trị nào. Bởi tiêu chảy có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
- Các cách cầm tiêu chảy kể trên chỉ hỗ trợ người bệnh giảm triệu chứng khó chịu đi kèm tiêu chảy chứ không chữa tận gốc căn nguyên gây bệnh.
- Trường hợp bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần/ngày) và có các triệu chứng như: phân đen có lẫn máu, nôn mửa, sốt cao, chân tay lạnh, nước tiểu màu đậm… cần đến ngay cơ sở y tế.
- Người bị tiêu chảy cần tránh xa thực phẩm làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Cụ thể là: sữa, phô mai, cà phê, rau sống, gỏi, mắm tôm… Có thể bổ sung tinh bột như: ngũ cốc, bột sắn nấu chín…
Tiêu chảy tuy không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hệ lụy khôn lường. 12 cách cầm tiêu chảy trên đây là những gợi ý giúp bạn đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.
Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời các thắc mắc của bạn thông qua hotline 0343.44.66.99 hoặc Chat trực tiếp với chuyên gia.
XEM THÊM:
- Bị tiêu chảy nên ăn gì? 7 thực phẩm nhất định phải tránh
- Sốt tiêu chảy: Cẩn trọng với biến chứng nguy hiểm
- Ecoli – Vi khuẩn đường ruột nguy hiểm gây tiêu chảy nghiêm trọng