Sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi, giảm nhanh các triệu chứng khó

Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến bạn dễ bị cảm cúm, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Vậy, sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi? Trước khi tìm thuốc phù hợp, bạn nên theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết, từ đó chọn ra được sản phẩm phù hợp.

Các loại thuốc uống điều trị sổ mũi hiệu quả

Sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng thường gặp, mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vậy, khi bị sổ mũi uống thuốc gì?

Trước hết, bạn nên thăm khám để nắm được nguyên nhân gây sổ mũi. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng của bạn. Dưới đây là một số loại thuốc giúp bạn giảm nhanh tình trạng này:

Thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi Clorpheniramin 4mg

Sổ mũi uống thuốc gì thì Clorpheniramin là sự lựa chọn của cả trẻ em và người lớn. Đây là một loại thuốc kháng histamin H1 sử dụng bằng đường uống, được sản xuất dưới dạng viên nén có màu vàng, với thành phần chính là Clorpheniramin maleat 4mg.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc này khi bị ngứa mũi, ngứa cổ họng, ho, nổi mề đay,… Đặc biệt, Clorpheniramin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng. Trường hợp dùng quá liều, bạn sẽ bị rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, ngừng thở,…

Do đó để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả, bạn nên dùng thuốc đúng liều lượng:

  • Người lớn: 1 viên/lần, mỗi ngày uống từ 3 – 4 lần.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 1/2 viên/ lần, mỗi ngày uống từ 3 – 4 lần.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Lưu ý: Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm Clorpheniramin, thuốc kháng histamine H1; phụ nữ đang cho con bú; người bị tăng nhãn áp góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt; người bị hen cấp. Đồng thời những người đang sử dụng thuốc ức chế Monoamine Oxidase hoặc đã dùng trong khoảng 14 ngày thì cũng không nên dùng cùng lúc với Clorpheniramin.

Thuốc sổ mũi cho bé và người lớn – Hadocolcen

Hadocolcen vừa là thuốc sổ mũi cho bé vừa là thuốc trị nghẹt mũi cho người lớn. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, bên trong có 3 thành phần chính là: Acetaminophen có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu, mệt mỏi; Clorpheniramin trị chứng sổ mũi, nghẹt mũi và Phenylpropanolamine làm co mạch máu, giảm hắt hơi, chảy nước mũi.

Bạn có thể sử dụng thuốc qua đường uống với liều lượng như sau:

  • Đối với người lớn: uống 1 viên, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.
  • Trẻ nhỏ có thể dùng 1/2 viên, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

Trong quá trình sử dụng Hadocolcen, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: nổi phát ban, khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ,…Chú ý, loại thuốc này chống chỉ định với những người đang mắc phải các vấn đề về huyết áp, mạch vành, cường giáp, suy gan – thận, tiểu đường.

Thuốc sổ mũi trẻ em – Cottuf

Trẻ bị sổ mũi uống thuốc gì vẫn luôn là nỗi băn khoăn của nhiều ông bố, bà mẹ. Được biết, Cottuf là loại thuốc trị sổ mũi giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi, chảy dịch,…Thuốc chứa nhiều hoạt chất ngăn chặn tiết dịch, chống sung huyết niêm mạc mũi như: Chlorpheniramine maleate, Anhydrous caffeine, Dl-Methylephedrine hydrochloride, Dikali glycyrrhizinate.

Đặc biệt Cottuf không hề chứa kháng sinh, được bào chế dưới dạng siro có mùi vị dâu nên rất thích hợp cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Để mang lại hiệu quả, bố mẹ nên cho trẻ uống đúng liều lượng dưới đây:

  • Trẻ từ 3 – tháng: 3ml/lần.
  • Trẻ từ 6 – 11 tháng: 4ml/lần.
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 6ml/lần.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 8ml/lần.

Trước khi uống, bố mẹ nên lắc đều chai thuốc. Mỗi ngày trẻ có thể uống không quá 6 lần và mỗi lần cách nhau 4 giờ.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, bố mẹ không nên cho bé dùng chung với các loại thuốc có chứa thành phần Phenicol Panolamin. Ngoài ra, trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ bị dị ứng với thành phần của thuốc

Rất hay:  Những câu chửi văn minh có văn hóa, dằn mặt cực chất

Các loại thuốc nhỏ mũi điều trị sổ mũi

Ngoài những thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi dạng uống mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn có thể dùng thêm các loại thuốc nhỏ mũi dưới đây:

Thuốc nhỏ mũi Cortiphenicol

Thuốc nhỏ mũi Cortiphenicol có thành phần chính là Cloramphenicol – một loại kháng sinh kìm khuẩn. Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch nhỏ mũi, thích hợp với những bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang.

Để đạt hiệu quả cao nhất trước khi dùng bạn nên lắc kỹ chai thuốc. Đồng thời tuân thủ liều lượng như sau:

  • Đối với trẻ nhỏ: nhỏ 1 giọt vào mũi, mỗi ngày dùng 2 lần
  • Đối với người lớn: nhỏ từ 1 – 2 giọt vào mũi, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.

Trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải tình trạng ngứa mũi, dị ứng, miệng có vị đắng, đau đầu, chảy máu cam,…Nhiều trường hợp còn bị tổn thương niêm mạc mũi. Lúc này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để trao đổi về việc ngưng thuốc và sử dụng sản phẩm khác.

Lưu ý: Thuốc nhỏ mũi Cortiphenicol chống chỉ định với những đối tượng như:

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người suy giảm chức năng gan nặng, bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin cấp tính.
  • Người mắc các bệnh về máu nghiêm trọng., có tiền sử bị suy tủy xương.

Thuốc nhỏ mũi iliadin 0.025

Nhờ khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, làm thông thoáng đường hô hấp nên thuốc nhỏ mũi Iliadin 0.025 là giải pháp tối ưu giúp trẻ giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Thuốc được sản xuất bởi công ty Merck, Singapore, với thành phần chính là Oxymetazoline Hydrochloride – một chất được Nasa sử dụng cho các phi hành gia thở tự do khi bay tới mặt trăng.

Thuốc được bào chế ở dạng lỏng đựng trong chai thủy tinh 10ml, ở nắp có ống nhỏ. Thuốc thích hợp với trẻ từ 1 – 6 tuổi, tác dụng nhanh và cho hiệu quả kéo dài.

Theo lời khuyên của các bác sĩ ở Singapore, mỗi ngày bạn chỉ nên nhỏ thuốc 2 lần và dùng liên tục trong 3 ngày. Sau đó nếu muốn sử dụng tiếp thì bạn nên dừng thuốc 2 ngày rồi mới sử dụng lại, để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Mỗi lần nên nhỏ từ 1 – 2 giọt, liều lượng này áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Lưu ý: Nên bảo quản thuốc nhỏ mũi Iliadin 0.025 ở nơi thoáng mát, tránh để ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Thuốc nhỏ mũi Nostravin

Xylometazolin là hoạt chất chính của thuốc nhỏ mũi Nostravin. Với tác dụng làm co mạch tại chỗ khiến lượng máu lưu thông qua mũi giảm, nên sau khi dùng bạn có thể khắc phục chứng sưng, sung huyết mũi tạm thời. Do đó thuốc rất thích hợp với những người bị viêm xoang, cảm lạnh, viêm mũi cấp hoặc mãn tính,…

Không chỉ vậy trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ còn sử dụng thuốc nhỏ mũi Nostravin để giảm sưng, giúp quan sát dễ dàng phần niêm mạc mũi, họng. Thuốc có tác dụng làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở những người bị viêm tai.

Để mang lại hiệu quả tốt bạn nên nhỏ thuốc từ 1 – 2 giọt/ lần, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần. Không nên nhỏ cùng lúc quá nhiều và kéo dài để tránh gặp phải các tác dụng phụ như: chảy nước mũi nhiều, bỏng rát khô mũi, họng,…Trường hợp thuốc thấm xuống họng bạn có thể bị tăng huyết áp, tim đập nhanh và loạn nhịp.

Chú ý: Thuốc nhỏ mũi Nostravin thường chống chỉ định với người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bị Glocom góc đóng, người đang dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Đồng thời những người bị bệnh tim, tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Nếu dùng thuốc 3 ngày, nhưng tình trạng nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm thì bạn nên ngừng thuốc và đi khám bác sĩ.

Thuốc nhỏ mũi Naphazolin

Thuốc nhỏ mũi Naphazolin có tác dụng co mạch nhanh trong vòng 10 phút, từ đó làm giảm sưng và sung huyết niêm mạc mũi. Hiệu quả mà thuốc đem lại có thể kéo dài từ 2 – 6 giờ nên sau khi dùng, bạn sẽ cảm thấy hết nghẹt mũi sổ mũi.

Rất hay:  Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà vừa nhanh vừa hiệu quả - Long Châu

Naphazolin có nhiều hàm lượng và được bán phổ biến ở các quầy thuốc nên dễ bị lạm dụng. Khi cơ thể đã quen với thuốc, bạn có thể bị nghẹt mũi nhiều hơn. Đặc biệt nếu dùng quá liều thì sẽ gây ức chế hệ thần kinh trung ương, khiến tim đập chậm, buồn ngủ, co giật, hôn mê.

Do đó để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ về việc sử dụng thuốc:

  • Không dùng nhiều và liên tục 3 – 5 ngày để tránh bị sung huyết nặng.
  • Liều lượng: nhỏ 1 – 2 giọt Naphazolin 0.05% vào mỗi lỗ mũi, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 6 tiếng.
  • Thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi, người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người mắc bệnh Glaucoma, Glaucoma góc đóng.

Nếu dùng thuốc nhỏ mũi Naphazolin liên tục 3 ngày nhưng tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi vẫn không giảm bớt. Lúc này, bạn nên ngừng thuốc và tìm gặp bác sĩ để thăm khám.

Các loại thuốc xịt mũi

Để khắc phục tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi như:

Thuốc xịt mũi Coldi b

Thuốc xịt mũi Coldi b là một loại thuốc bán theo đơn, thường được chỉ định cho những người bị viêm xoang, viêm mũi họng, cảm cúm. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch, bên trong chứa nhiều thành phần như: Oxymetazoline hydrochloride, Camphor, Menthol.

Sau khi dùng thuốc xịt mũi khoảng 5 – 10 phút, các mạch máu sẽ bị co lại nhanh chóng. Từ đó giúp giảm thiểu chứng sổ mũi, ngạt mũi sung huyết.

Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp, cụ thể trẻ em trên 6 tuổi và người lớn có thể xịt thuốc 2 lần/ngày, vào mỗi lỗ mũi.

Trong quá trình sử dụng, thuốc xịt Coldi b có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc mũi, sung huyết, khô họng,…Nếu thuốc thấm xuống họng thì có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, tim đập nhanh,…

Do đó, những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bị viêm tai mũi họng không nên sử dụng loại thuốc này.

Thuốc xịt mũi Flixonase

Flixonase là thuốc viêm mũi dị ứng được điều chế dưới dạng dung dịch có chứa tinh thể fluticasone propionate siêu mịn, đi kèm với nhiều tá dược khác.

Với khả năng chống viêm mạnh, thuốc nhỏ mũi Flixonase có thể kiểm soát được triệu chứng đau, nặng ở vùng xoang. Bạn nên sử dụng thuốc đúng liều lượng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm mũi dị ứng:

  • Trẻ em từ 4 – 11 tuổi: xịt một lần ở mỗi bên mũi vào buổi sáng. Có thể tăng số lần dùng lên 2 lần/ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: xịt hai lần ở mỗi bên mũi, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

Trường hợp sử dụng kéo dài hoặc quá liều, bạn sẽ gặp phải các tác dụng phụ như: chảy máu cam, khô mũi, khô họng,…thậm chí là thủng vách ngăn mũi. Do đó những người quá mẫn với thành phần của Flixonase thì không nên dùng.

Thuốc xịt mũi Hadocort

Với thành phần chính là Neomycin sulfat – kháng sinh diệt khuẩn, thuốc xịt mũi Hadocort có tác dụng điều trị các bệnh về tai mũi họng như: nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, viêm tai ngoài, viêm giác mạc,… Không chỉ vậy, Hadocort còn có nhiều công dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ, bạn nên sử dụng thuốc đúng liều lượng, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều nếu chưa được phép. Đồng thời, người thuộc nhóm đối tượng dưới đây thì không nên dùng thuốc:

  • Người dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Người bị viêm giác mạc, viêm kết mạc do nhiễm nấm, virus.
  • Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bướu cổ.
  • Người bị thủng màng nhĩ, có tiền sử tăng nhãn áp.
Rất hay:  Hướng dẫn sử dụng điều hòa Funiki tiết kiệm điện - Vietnamnet

Thuốc xịt mũi Otrivin

Cả trẻ em và người lớn có thể sử dụng thuốc xịt mũi Otrivin để điều trị chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Với thành phần chính là Xylometazoline, thuốc hoạt động theo cơ chế co mạch, chống sung huyết.

Khi điều chế dưới dạng xịt, thuốc được dùng với liều lượng như sau:

  • Người lớn: nồng độ 0.1%, xịt một lần vào mỗi bên mũi, mỗi ngày xịt 4 lần.
  • Trẻ sơ sinh – 6 tuổi trở xuống: nồng độ 0.05%, xịt một lần vào mỗi bên mũi, mỗi ngày xịt 3 lần.
  • Trẻ trên 6 tuổi: nồng độ 0.1%, xịt một lần vào mỗi bên mũi, mỗi ngày xịt 4 lần.

Trong quá trình sử dụng bạn có thể bị khô niêm mạc mũi, nóng rát cổ họng, đau đầu, buồn nôn,… Do đó nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc xịt mũi Otrivin thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:

Thuốc xịt mũi Xisat

Thuốc xịt mũi Xisat là sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty cổ phần tập đoàn Merap. Với hoạt chất chính là nước biển được lấy từ độ sâu 450m so với mặt nước, ngoài ra còn đi kèm với nhiều khoáng chất, tinh dầu bạc hà, muối Cu+,…

Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp loại bỏ lớp gỉ mũi từ đó làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi.

Được điều chế dưới dạng phun sương nên tinh dầu có trong thuốc sẽ dễ dàng đi sâu vào xoang, giúp người bệnh thông mũi, dễ thở và hết cảm giác khó chịu.

Tùy vào từng loại thuốc, độ tuổi mà liều lượng dùng sẽ khác nhau:

  • Xisat 15ml: áp dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi, mỗi lần xịt từ 2 – 3 nhát vào mỗi bên mũi, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.
  • Xisat 70ml: áp dụng cho người lớn, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.

Thuốc xông mũi điều trị sổ mũi

Ngoài việc bận tâm về sổ mũi uống thuốc gì, nhỏ hay xịt thuốc gì, thì hiện nay đã có thuốc xông mũi giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Điển hình như: thuốc xông mũi Ventolin chứa thành phần chính là Salbutamol có tác dụng làm giãn cơ trơn hô hấp, giãn phế quản giúp cải thiện tình trạng khó thở. Do đó, thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị những cơn hen cấp tính. Đồng thời, ngăn chặn triệu chứng của bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…

Được bào chế ở dạng khí dung, thích hợp cho cả trẻ em và người lớn. Để mang lại hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc với máy khí dung, mặt nạ hoặc ống nội khí quản.

Trong quá trình dùng, bạn có thể bị run tay, run chân, đau đầu, tim đập nhanh, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim, phù phổi,…Do đó bạn nên tuân thủ liều lượng mà bác sĩ đã đưa ra.

Lưu ý: thuốc bảo quản ở trong vỉ nhóm, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Sau khi mở nên ghi ngày rõ ràng, vì thuốc chỉ sử dụng trong khoảng 3 tháng kể từ ngày mở vỉ.

Nếu tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm, kèm thêm các biểu hiện khác, bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng.

Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Thêm vào đó, với trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang cùng sự phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên… chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.