Ở tuổi 17, thanh thiếu niên vẫn có thể cao hơn, nhưng từ 18 tuổi trở đi, chiều cao của các em vẫn có thể tăng nhưng rất chậm và không đáng kể. Do đó, giai đoạn 17 tuổi, các bậc phụ huynh cần chăm sóc con nhiều hơn để trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tối đa. Dưới đây là gợi ý về cách tăng chiều cao tuổi 17.
24/02/2022 | Mách mẹ cách tăng chiều cao cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất18/10/2021 | Bật mí cách tăng chiều cao cho trẻ 5 tuổi hiệu quả nhất08/01/2021 | Cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ – những điều cha mẹ cần biết07/01/2021 | Cách tăng chiều cao nhanh – tận dụng tối đa giai đoạn dậy thì
1. Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao có thể kể đến như chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền, giấc ngủ, bệnh tật, môi trường sống và phương pháp rèn luyện thể lực,… Chiều cao tăng nhanh nhất ở các giai đoạn: Bào thai, những năm tháng đầu đời và trước khi dậy thì.
– Giai đoạn bào thai: Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành và phát triển nhanh chóng hệ thống xương. Đây được đánh giá là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.
– Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 3 tuổi: Đây là khoảng thời gian mà trẻ có thể phát triển chiều cao một cách nhanh chóng nhất. Trung bình mỗi năm trẻ có thể cao thêm 25cm.
– Từ năm 3 tuổi đến 13 tuổi: Chiều cao của trẻ phát triển ở mức ổn định. Trung bình trẻ có thể cao thêm 5 – 6cm/năm.
Thanh thiếu niên tuổi 17 vẫn có thể phát triển chiều cao
– Giai đoạn dậy thì: Đây là thời điểm mà trẻ phát triển chiều cao rất nhanh. Có thể thấy rõ sự tăng vọt về chiều cao của trẻ. Trẻ có thể tăng từ 8 đến 12cm/năm nếu có một chế độ dinh dưỡng tốt và chăm chỉ rèn luyện thể chất.
– Sau tuổi dậy thì trẻ tăng trưởng chiều cao chậm hơn. Mỗi năm có thể chỉ tăng từ 1 đến 2cm. Nguyên nhân là do giảm nội tiết tố có liên quan đến việc hấp thụ canxi và phốt pho, khiến cho quá trình chuyển canxi vào xương chậm lại. Bé trai có thể cao đến năm 22 -25 tuổi, trong khi các bé gái thường chỉ phát triển chiều cao đến năm 20-22 tuổi.
2. Cách tăng chiều cao tuổi 17
Ở tuổi 17, trẻ chưa kết thúc giai đoạn dậy thì nên vẫn có thể phát triển chiều cao rất tốt. Vì thế, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp phù hợp để giúp trẻ phát triển tối đa về chiều cao. Dưới đây là những cách tăng chiều cao tuổi 17 hiệu quả:
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phát triển chiều cao tối đa
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Nếu thiếu dinh dưỡng, trẻ sẽ dễ mắc bệnh và rất khó để phát triển chiều cao. Vì thế, nếu muốn con phát triển chiều cao một cách tối đa, cha mẹ cần chăm sóc con bằng những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Cụ thể như sau:
+ Bổ sung nhiều vitamin D, protein, kẽm và canxi,… để phát triển cơ bắp và giúp xương chắc khỏe hơn.
+ Uống nhiều nước: Thanh thiếu niên ở độ tuổi 17 nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thải độc cho cơ thể và phòng chống bệnh tật. Khi cung cấp đủ nước, các cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động nhịp nhàng, trơn tru hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả.
+ Không nên ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… để tránh ảnh hưởng đến sự hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
+ Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia rượu, không hút thuốc lá và không sử dụng các loại chất kích thích.
+ Lưu ý: Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, không nên cho trẻ ăn kiêng để tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất cần thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
– Đảm bảo ngủ đủ giấc: Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hormone tăng trưởng sẽ được cơ thể sản sinh ra nhiều nhất khi ngủ sâu. Do đó, nếu muốn phát triển chiều cao một cách tốt nhất thì trẻ cần có những giấc ngủ chất lượng. Ở độ tuổi 20, nên đảm bảo có giấc ngủ đêm kéo dài từ 9 đến 11 tiếng.
Ngủ đủ giấc để phát triển chiều cao
Để có giấc ngủ ngon, trẻ cần thực hiện những thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ tập luyện, vận động phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn cho con những chiếc giường rộng rãi để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tránh để trẻ khó ngủ do chất lượng giường không tốt.
Ngoài ra, không nên cho trẻ thức khuya. Càng thức khuya thì chất lượng giấc ngủ của trẻ sẽ càng kém và gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
– Duy trì lối sống lành mạnh: Những thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh là yếu tố giúp tăng cường sức khỏe và góp phần tăng chiều cao ở tuổi 17. Sinh hoạt khoa học và lành mạnh có thể loại bỏ căng thẳng, giảm nguy cơ trầm cảm và từ đó tránh ảnh hưởng tới việc sản xuất hormone, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
– Kiểm soát cân nặng tốt: Đây là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển chiều cao của trẻ. Nên đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là một số dưỡng chất quan trọng như protein, canxi, magie, vitamin C, kali, sắt,… Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, không nên bỏ bữa sáng và cần tránh xa những loại đồ ăn chế biến sẵn,… Những loại thực phẩm này có thể khiến trẻ bị tăng cân và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao ở tuổi 17.
Khi trẻ tăng cân, hệ thống xương sẽ gặp phải áp lực rất lớn và hạn chế phát triển chiều cao. Kéo theo đó là nguy cơ mắc nhiều loại bệnh về xương khớp và nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bơi lội giúp phát triển chiều cao hiệu quả
– Tham gia các môn thể thao: Một trong những cách tăng chiều cao tuổi 17 chính là tham gia các môn thể thao, chẳng hạn như bơi lội, bóng rổ, nhảy dây,… Qua những bài tập vận động này, hệ thống xương khớp sẽ hoạt động linh hoạt hơn, dẻo dai hơn, tăng độ đàn hồi và giúp chiều cao phát triển tốt hơn.
Trước khi những đĩa sụn cố định hoàn toàn, tuổi 17 chính là giai đoạn “nước rút” để tăng chiều cao một cách tối đa. Do đó, cha mẹ đừng bỏ qua giai đoạn này mà hãy áp dụng những phương pháp phù hợp để giúp con phát triển chiều cao và có một vóc dáng khỏe đẹp.
Nếu còn thắc mắc về cách tăng chiều cao tuổi 17, các bậc phụ huynh hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.