Bài tập giảm tê bì chân tay tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Tê chân tay là là một trong những bệnh lý phổ biến và thường gặp gây ra vô số phiền toái cho người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện các bài tập giảm tê bì tay chân ngay tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu mỗi khi rảnh rỗi.

Dưới đây là tổng hợp các bài tập chữa tê bì tay chân đơn giản dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao mà phòng khám Maple Healthcare muốn chia sẻ đến bạn.

Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì chân tay là cảm giác tê ở các đầu ngón tay giống như bị kiến bò hoặc mũi kim đâm vào. Khi gặp phải tình trạng tê bì tay chân tức là các dây thần kinh đang bị chèn ép. Điều này khiến người bệnh mất cảm giác một phần hoặc toàn phần ở tay, chân ảnh hưởng đến việc cầm nắm, đi lại và vận động.

Hiện tượng tê bì chân tay có thể xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất. Nhưng đôi lúc kéo dài ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và gây ra nhiều hệ luỵ sức khỏe khác, do đó người bệnh cũng cần được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị tê bì chân tay, song theo các bác sĩ có 2 nguyên nhân chính đó là tê bì chân tay do sinh lý và do bệnh lý. Có thể kể đến như:

Nguyên nhân sinh lý

  • Tê bì chân tay do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế hay duy trì ở một tư thế quá lâu
  • Lao động nặng, ngồi máy tính liên tục hay chạy xe trong nhiều giờ liên
  • Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao hay thường xuyên đi giày cao gót…sẽ khiến tay chân tê bì
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt khiến da tê ngứa và gây tê bì chân tay
  • Hoặc khi thời tiết thay đổi: một số người gặp trời quá lạnh sẽ bị rối loạn cảm giác khiến chân tay tê bì.

Nguyên nhân bệnh lý

Chứng tê bì chân tay cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. Trong số đó có thể kể đến như: thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa rễ thần kinh, cơ vữa động mạch… Do đó người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan nếu thường xuyên gặp phải chứng tê bì chân tay.

Ngoài ra, tê bì chân tay cũng xuất phát từ nguyên nhân do chấn thương: Gặp phải tai nạn, va chạm trong sinh hoạt thường ngày hoặc chơi thể thao, tai nạn giao thông… khiến dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương cũng gây tê bì chân tay và hạn chế vận động.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay

Tác dụng của các bài tập điều trị tê bì chân tay

Đa phần các trường hợp bị tê bì chân tay đều không quá nghiêm trọng. Triệu chứng của bệnh có thể cải thiện bằng cách loại bỏ các áp lực tác động. Ngoài việc áp dụng điều trị y khoa, người bị tê bì chân tay còn được khuyến khích tập luyện các bài tập giảm tê bì chân tay tại nhà. Thường xuyên luyện tập có thể ngăn ngừa, hỗ trợ giảm đau ở các cơ và mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường tuần hoàn máu: tập luyện đều đặn và thường xuyên sẽ làm gia tăng đáng kể thành phần huyết tương, tế bào máu cũng như thể tích máu và hàm lượng hemoglobin giúp tăng khả năng vận chuyển oxy. Qua đó nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương xương khớp hiệu quả.
  • Giảm áp lực và chèn ép cho dây thần kinh: Hệ thống gân cơ và xương khớp được thư giãn từ đó làm giảm mức độ chèn ép lên rễ dây thần kinh.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể: tê bì chân tay xảy ra khá phổ biến ở những người thừa cân, béo phì. Do đó việc tập luyện thể dục giúp hỗ trợ giảm cân đồng thời giảm áp lực cho xương khớp và chèn ép dây thần kinh.
  • Nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch giúp kiểm soát tốt tình trạng tê bì chân tay đến từ nguyên nhân các bệnh lý tự miễn.
  • Sức khỏe xương khớp được cải thiện giúp khớp xương vận động linh hoạt hơn, giảm nguy cơ bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về cơ xương khớp.
Rất hay:  Tổng hợp hơn 20 cách luộc dạ dày lợn tuyệt vời nhất

Cách giảm tê bì chân tay hiệu quả ngay tại nhà

Khi gặp phải chứng tê bì chân tay, dù ít hay nhiều người bệnh chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể áp dụng ngay các bài tập đơn giản dưới đây để hỗ trợ giảm đau và lưu thông máu đồng thời giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Luyện tập Yoga

Các bài tập yoga với động tác nhẹ nhàng và chậm rãi sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt của xương khớp, giúp tăng cường tuần hoàn máu và giãn gân cơ. Yoga được đánh giá là cách giảm tê bì chân tay tại nhà mang lại hiệu quả tốt.

Tuy nhiên để đạt được kết quả cao và phòng tránh rủi ro việc tập yoga cần thực hiện đúng kỹ thuật. Bạn nên đến phòng tập có giáo viên hướng dẫn để nắm rõ kỹ thuật, khi đã thành thạo thì bạn có thể tự luyện tập tại nhà. Các tư thế yoga hỗ trợ giảm tê bì chân tay tốt nhất bao gồm:

  • Tư thế chim bồ câu: tư thế này tác động toàn bộ đến vùng lưng, chân và cánh tay. Sự phối hợp nhịp nhàng này giúp làm giảm co cơ, làm giãn cột sống và tăng cường tuần hoàn máu đến các chi đồng thời giảm áp lực cho dây thần kinh tọa.
  • Tư thế cái cây: tư thế này giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp ở chân và các cơ trung tâm. Sự phối hợp giữa các chi có tác dụng làm tăng khả năng giữ thăng bằng, cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp giảm tê bì chân tay một cách tự nhiên.
  • Tư thế em bé: Khi tập luyện người bệnh cần ngồi khom lưng ra phía trước. Điều này giúp làm duỗi, thư giãn toàn bộ cột sống, nhất là phần lưng dưới. Đây là tư thế chữa tê bì chân tay rất tốt cho các trường hợp bị thoái hoá cột sống và nén dây thần kinh.
Rất hay:  Hướng dẫn cách vẽ bàn tay đơn giản với 9 bước chi tiết - DHB Design

Bài tập ngồi thiền

Tư thế ngồi thiền đúng cách cũng là một bài tập tại nhà chữa tê bì chân tay mang lại hiệu quả cao. Khi ngồi thiền cơ thể thư thái, tất cả các cơ quan sẽ được nghỉ ngơi làm giảm căng thẳng và stress. Đồng thời gân cơ được thư giãn, giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh và giúp giảm đáng kể cảm giác tê bì chân tay.

Bài tập đi bộ

Đi bộ là bài tập vận động đơn giản, không tốn nhiều sức nên được đánh giá là phù hợp với những người đang bị tê bì chân tay do mắc các bệnh về xương khớp. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút đi cho việc đi bộ và có thể sắp xếp đi bộ vào buổi sáng sớm hay chiều tối.

Trước khi đi bộ cần khởi động làm nóng cơ thể, nên đi bước ngắn với tốc độ vừa phải, khoảng 40-50 bước/phút. Trong khi đi bạn nên hít thở đều đặn để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuyệt đối không luyện tập gắng sức với cường độ cao.

Động tác Massage

Khi gặp phải tình trạng tê bì chân tay, người bệnh nên massage tay chân tay thường xuyên để hỗ trợ kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Bạn có thể thực hiện các động tác massage từ cổ tay đến vai và ngược lại, từ cổ chân lên đùi và ngược lại.

Để nâng cao hiệu quả massage trước khi xoa bóp bạn nên thoa lên chân tay một ít tinh dầu và thực hiện trước khi đi ngủ từ 20-30 phút. Bạn có thể thực hiện các động tác massage 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Bài tập bóp và xát chân

Bạn có thể ngồi trên giường hoặc ghế và duỗi thẳng chân, dùng hai tay nắm xoa bóp từng ngón chân rồi đến bàn chân, bắp chân, đầu gối và đùi khoảng 3 lượt rồi làm tương tự cho chân còn lại. Sau đó đặt bàn chân trái lên đùi chân phải, dùng 1 tay kéo căng gan bàn chân còn tay kia chà xát nhẹ nhàng lên gan bàn chân. Mỗi bên nên thực hiện từ 20-30 lần sẽ giảm đáng cải tình trạng tê bì chi dưới.

Bài tập nâng chân

Bài tập này thực hiện rất đơn giản bạn có thể nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà tay chân duỗi thẳng và thả lỏng. Sau đó nâng 1 chân lên cao hợp với mặt phẳng một góc vuông, để khoảng 3 giây rồi hạ xuống. Thực hiện khoảng 5 lần rồi đổi bên sang chân còn lại.

Rất hay:  Mách bạn cách loại bỏ andehit trong rượu cực đơn giản và hiệu quả

Khi nâng chân lên cao sẽ giúp đưa máu đến chân bị tê qua đó giúp giảm tê bàn chân và các ngón chân. Thêm vào đó bài tập này còn làm tăng sức mạnh cho các cơ ở chân, giảm áp lực cho cột sống, hạn chế sự phát triển của bệnh thoái hoá cột sống hay thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý khi thực hành các bài tập giảm tê bì chân tay tại nhà

Để các bài tập giảm tê bì chân tay phát huy tối đa tác dụng người bệnh cần chú ý luyện tập đều đặn và kiên trì. Đặc biệt cần lưu ý đến một số vấn đề sau trong quá trình tập luyện:

  • Trước khi thực hiện các bài tập cần dành ít nhất 10 phút để khởi động, làm nóng cơ thể
  • Nên bắt đầu luyện tập với cường độ nhẹ, vừa sức. Sau khi cơ thể đã quen có thể từ từ tăng cường độ lên.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, đừng gắng sức tập các bài quá khó.
  • Trong khi tập nếu chứng tê bì trở nên nghiêm trọng cần chủ động dừng tập, nghỉ ngơi để có thể được thư giãn
  • Thực hiện việc tập luyện đều đặn và thường xuyên nếu có thể cố gắng hoạt động thể chất 5 buổi/tuần.
  • Khi chứng tê chân tay có liên quan đến các bệnh xương khớp, người bệnh cần tham khảo các bác sĩ để được tư vấn các bài tập và động tác phù hợp.
  • Nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp và tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Nếu bạn chưa thể xác định rõ nguyên nhân cũng như chứng tê bì chân tay vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã áp dụng các bài tập kể trên. Đã đến lúc bạn nên nghiêm túc xem xét đến thăm khám cùng các bác sĩ tại phòng khám Maple Healthcare.

Với đội ngũ bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống chuyên môn cao cùng các chuyên gia Vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ sẽ đưa ra những tư vấn và lời khuyên bổ ích về các phương pháp điều trị tê bì chân tay hiệu quả và phù hợp nhất cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui sống!

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100