Thuốc mê được chỉ định dùng khi nào và những tác dụng phụ cần

Phần lớn bệnh nhân trước khi trải qua các ca phẫu thuật đều sẽ được sử dụng thuốc mê để hạn chế cảm giác đau đớn. Bên cạnh những tác dụng có thể dễ dàng nhìn thấy thì thuốc mê cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết hơn về thuốc mê và các tác dụng phụ cần lưu ý của loại thuốc này.

03/01/2023 | Hệ lụy khôn lường khi dùng thuốc ngủ sai cách29/12/2022 | Tủ thuốc gia đình cho ngày Tết cần trang bị những gì?14/11/2020 | Những tác dụng phụ thường gặp sau khi sử dụng thuốc mê

1. Khái niệm thuốc mê

Trong y học, thuốc mê được bào chế từ các hóa chất có tác dụng đưa cơ thể bệnh nhân vào trạng thái mất ý thức tạm thời. Tuy nhiên điều này chỉ khiến bệnh nhân hôn mê về thần trí, còn các cơ quan khác trong cơ thể như hệ hô hấp, tuần hoàn, hệ bài tiết vẫn tiếp tục duy trì chức năng của mình.

Hiện nay có các hình thức gây mê khác nhau như: gây mê theo vùng, gây mê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Tùy thuộc vào từng bệnh cảnh, thể chất, cân nặng của bệnh nhân và loại thuốc gây mê, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc và hình thức gây mê phù hợp.

Thông thường, thuốc gây mê sẽ được tiêm tĩnh mạch hoặc theo đường khí dung để đi vào cơ thể, giúp bệnh nhân an thần, mất phản xạ, giãn cơ, loại bỏ những cảm giác (nhất là cảm giác đau) của cơ thể. Tuy nhiên kỹ thuật của bác sĩ gây mê rất quan trọng bởi vì nếu tính toán hàm lượng thuốc quá ít sẽ không đủ để gây mê bệnh nhân. Còn nếu thuốc bị tiêm quá liều lượng có thể sẽ khiến người bệnh bị nhiễm độc.

Ngoài đường tiêm tĩnh mạch, thuốc mê có thể được đưa vào cơ thể qua đường khí dung

Ngoài đường tiêm tĩnh mạch, thuốc mê có thể được đưa vào cơ thể qua đường khí dung

Rất hay:  3 cách làm măng tây xào ngon miệng cực đơn giản cho bữa cơm

2. Các thành phần chứa trong thuốc mê

Các loại thuốc mê phổ biến nhất sẽ được sản xuất từ các loại khí hít khác nhau. Trong đó khí N2O (khí cười) là thành phần chính, kèm theo đó là một số dẫn xuất của Ether.

Khi dùng trong y học, thuốc gây mê sẽ được bác sĩ đưa vào cơ thể bệnh nhân thông qua đường hít hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc mê dạng hít sẽ bao gồm các loại thuốc thông dụng như Desflurane, Isoflurane, Sevoflurane và Ethyl Ether. Còn ở dạng tiêm, thuốc mê thông dụng được bác sĩ chỉ định nhiều nhất là Propofol.

2 dạng thuốc trên có cơ chế tác động như sau:

  • Sevoflurane là thuốc mê chứa nồng độ cao chất Fluor nên thường được chỉ định cho những ca phẫu thuật nhẹ, thời gian phẫu thuật ngắn. Sau khi được hít thuốc mê này bệnh nhân sẽ dần dần mất ý thức, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần dần ngấm thuốc và sau cùng là toàn bộ cơ thể đều được gây mê. Các thuốc mê dạng hít dùng càng nhiều thì người bệnh sẽ càng hôn mê sâu;

  • Những thuốc mê dùng theo đường tiêm tĩnh mạch: khi được tiêm vào cơ thể, thuốc sẽ theo hệ tuần hoàn đi thẳng lên não và sau đó là lan ra khắp cơ thể. Lúc này thụ thể GABA sẽ được thuốc kích thích có tác dụng an thần, đồng thời hạn chế các dải gamma khiến bệnh nhân dần đi vào trạng thái mất ý thức.

Bệnh nhân trước khi phẫu thuật đều sẽ được sử dụng thuốc mê để hạn chế cảm giác đau đớn

Bệnh nhân trước khi phẫu thuật đều sẽ được sử dụng thuốc mê để hạn chế cảm giác đau đớn

2. Thuốc mê có thể gây ra các tác dụng phụ gì?

Mặc dù thuốc mê có vai trò rất lớn đối với các ca phẫu thuật, hỗ trợ bệnh nhân giảm đau khi mổ và can thiệp y khoa khác nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:

2.1. Các tác dụng phụ thường gặp

  • Chóng mặt: tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy chóng mặt vì thuốc mê chưa tan hết. Điều này có thể khắc phục được bằng cách uống thêm nước;

  • Ngứa: thường xảy ra ở những người bệnh dùng thuốc Opioid trong quá trình phẫu thuật. Triệu chứng ngứa sẽ xuất hiện sau khi bệnh nhân hết thuốc mê;

  • Đau cơ: một trong những tác dụng của thuốc mê đó là làm giãn cơ bắp. Vì vậy sau khi kết thúc ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ bắp trở nên đau mỏi;

  • Đau tại vết thương: sau khi thuốc gây mê hết tác dụng cũng là lúc bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tại vết mổ;

  • Buồn nôn, nôn ói: tác dụng phụ của thuốc gây mê khiến bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn ói sau khi tỉnh lại. Để giảm thiểu tình trạng này, bác sĩ có thể kê thêm cho bệnh nhân thuốc chống nôn;

  • Khó tiểu: là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân phẫu thuật phải gây mê toàn thân nhưng sẽ hết trong thời gian ngắn;

  • Có cảm giác ớn lạnh hoặc run rẩy: thân nhiệt của người bệnh sau khi được gây mê thường bị giảm đi rất nhiều. Đó là lý do tại sao sau khi tỉnh lại bệnh nhân thường sẽ cảm thấy run rẩy và ớn lạnh;

  • Đau họng, khô miệng, khàn giọng: nguyên nhân của biểu hiện này là do bệnh nhân đặt nội khí quản ở cổ họng trong quá trình phẫu thuật nên sẽ khiến miệng khô, đau họng và khàn giọng hơn;

  • Mê sảng: sau khi vừa trải qua một cơn phẫu thuật được gây mê toàn thân, hầu hết bệnh nhân sẽ trải qua triệu chứng này;

  • Hay quên, mệt mỏi: phần lớn người bệnh sau khi tỉnh dậy sẽ có chung một triệu chứng là mệt mỏi, hay quên, đặc biệt kéo dài ở những bệnh nhân lớn tuổi, sức khỏe kém. Ở người trẻ và thể trạng tốt hơn thì tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày.

Rất hay:  15 cách trị đau bao tử ban đêm nhanh nhất tại nhà cực hiệu quả

2.2. Tác dụng phụ hiếm gặp

Bên cạnh những triệu chứng thường gặp nêu trên thì thuốc mê cũng có thể gây ra những biểu hiện hiếm gặp sau đây:

  • Tổn thương răng;

  • Thuốc mê hết tác dụng và bệnh nhân thức dậy đột ngột trong lúc đang diễn ra phẫu thuật;

  • Viêm nhiễm đường hô hấp;

  • Động kinh, ngay cả khi trước đây bệnh nhân chưa từng bị động kinh;

  • Bệnh nhân có biểu hiện dị ứng hoặc hen suyễn;

  • Sốt cao theo từng đợt hoặc sốt âm ỉ kéo dài nhiều ngày.

3. Thuốc mê và những lưu ý trước khi sử dụng

Vì ai cũng có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc mê nên trước ngày diễn ra phẫu thuật bác sĩ sẽ có một số lưu ý dành cho người bệnh như sau:

  • Không được hút thuốc lá trước khi phẫu thuật ít nhất 6 ngày;

  • Nên kiểm soát chế độ ăn uống khoa học, duy trì cân nặng ở mức hợp lý để đảm bảo rằng các cơ quan như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp thực hiện tốt chức năng;

  • Không được dùng đồ uống có cồn, chất kích thích trong vòng 24 tiếng trước khi phẫu thuật nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc cũng như tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc phẫu thuật;

  • Cung cấp cho bác sĩ thông tin về các loại thuốc mà mình bị dị ứng.

Trước khi dùng thuốc mê để phẫu thuật, bác sĩ sẽ phổ biến một số lưu ý cho bệnh nhân

Trước khi dùng thuốc mê để phẫu thuật, bác sĩ sẽ phổ biến một số lưu ý cho bệnh nhân

Rất hay:  Chữa ngủ ngáy đơn giản mà hiệu quả | Phòng khám Bình Minh

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc mê và một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Mặc dù đây là loại thuốc không thể thiếu đối với các ca phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa nhưng bạn cũng cần phải hiểu rõ về các tác dụng phụ mà mình có thể gặp phải nếu sử dụng để biết cách phòng ngừa trước các phản ứng phụ.