Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ từ chuyên gia

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ tại nhà là những cách sẽ giúp phòng ngừa được tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực an toàn và hiệu quả. Những cách này cũng sẽ giúp cho người bị thủng sẽ hạn chế được tình trạng bệnh nặng hơn.

Thủng màng nhĩ là tình trạng thường hay xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoặc nó cũng rất dễ xảy ra ở nhiều độ tuổi từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Nếu bạn không có cách chữa trị hoặc vệ sinh đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị suy giảm thính lực. Vậy cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ theo hướng dẫn của các chuyên gia là gì?

1. Thủng màng nhĩ là gì?

cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ là tình trạng gì?

Màng nhĩ có chức năng là bảo vệ cho tai khỏi sự tấn công hay bị xâm nhập gây ra viêm tai từ vi khuẩn. Trong đó một chức năng chủ chốt khác phải kể đến chính là tiếp nhận âm thanh truyền đến. Qua đó nhằm tạo ra sóng âm thanh và cũng thông qua hệ thống xương con sau tai để truyền lên não xử lý. Do đó nếu như đã bị thủng màng nhĩ thì sẽ cần biết đến việc vệ sinh tai khi thủng màng nhĩ.

Do nhiều tác động khác nhau lên màng nhĩ nên đã màng nhĩ đã rách. Chúng ta đều biết rằng màng nhĩ vô cùng mỏng manh. Vì thế nếu để màng nhĩ chịu áp lực hay tác động quá lớn chúng sẽ dễ rách.

2. Các nguyên nhân bị thủng màng nhĩ

  • Nhiễm trùng tai giữa sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng. Qua đó áp lực ở tai giữa cũng tăng lên khiến màng nhĩ bị thủng.
  • Áp suất không khí bên trong tai bị thay đổi đột ngột. Ví dụ như trong khi đi đang máy bay, lặn biển,…
  • Tiếng ồn lớn xung quanh quá đột ngột, ví dụ như một vụ nổ. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người làm việc trong quân đội thời chiến tranh sẽ rất dễ bị thủng màng nhĩ.
  • Một vật bị ép vào tai gây ra chấn thương, chẳng hạn như nút tai hay bông lấy ráy tai.
  • Cú đánh mạnh vào trong tai hoặc đầu, chẳng hạn như cái tát hay do chấn thương khi đang chơi thể thao.
  • Tai nạn trong quá trình bơm tai gây ra tổn thương.
  • Rối loạn ống Eustachian dùng để kiểm soát áp lực ở tai giữa.
Rất hay:  Cách xác định góc giữa hai đường thẳng Toán 10 cực nhanh

3. Biến chứng của thủng màng nhĩ

Các triệu chứng mà thủng màng nhĩ có thể gây ra như đau tai, có nước chảy ra ở tai,… Tình trạng này nhìn chung nếu không được điều trị sớm, nó có thể dẫn đến các biến chứng khác gây ảnh hưởng sức khỏe.

cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Một số biến chứng của việc thủng màng nhĩ

3.1. Suy giảm thính lực

Bình thường thì suy giảm thính lực bởi vì thủng màng nhĩ chỉ tạm thời, vết thương này sẽ kéo dài đến khi vết rách ở màng nhĩ lành. Vị trí cũng như kích thước của vết rách có thể gây ra ảnh hưởng đến việc suy giảm thính lực nhẹ hay nặng.

3.2. Viêm tai giữa

Khi thủng màng nhĩ thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai. Nếu màng nhĩ không tự lành được hoặc không điều trị kịp thời, bạn sẽ có thể bị nhiễm trùng mãn tính. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bị suy giảm thính lực vĩnh viễn.

3.3. U nang tai giữa (cholesteatoma)

Cholesteatoma là một hiện tượng u nang trong tai giữa. Thông thường, các mảnh vụn của ống tai sẽ di chuyển đến bên tai ngoài nhờ vào sự trợ giúp của ráy tai. Tuy nhiên khi màng nhĩ bị thủng, các mảnh vụn da sẽ đi vào tai giữa và hình thành nên u nang.

Không những vậy mà cholesteatoma còn cung cấp cho vi khuẩn thêm môi trường tốt. Chúng cũng chứa protein có khả năng hỏng xương tai giữa. Cholesteatoma sẽ khiến cho tình trạng điếc tai hay suy giảm thính lực khó được phục hồi.

Rất hay:  Làm thế nào để giảm ho ngay lập tức? | VIAM

4. Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Khi bị thủng màng nhĩ, các chuyên gia đã khuyên là vệ sinh tai vô cùng quan trọng. Nếu tai không vệ sinh tốt, đúng cách sẽ rất dễ gặp phải viêm nhiễm. Nhưng nếu vệ sinh tai tốt hơn sẽ giúp cho quá trình nhiễm trùng tai ngày càng tiến triển tốt hơn.

4.1. Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

4.1.1. Chuẩn bị

Khăn mềm, nước ấm và nước muối sinh lý.

4.1.2. Cách thực hiện

cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

  • Pha hỗn hợp nước muối sinh lý cùng với nước ấm.
  • Nhúng khăn sạch vào trong hỗn hợp nước đã được pha. Sau đó vắt khăn ấm thật khô. Dùng khăn để lau sạch sẽ ở phần tai ngoài.
  • Sau đó, dùng nước muối sinh lý nhỏ trong tai. Tốt nhất hãy sử dụng thuốc rửa tai chuyên dụng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
  • Nghiêng đầu để màng nhĩ bị thủng ở phía trên và nhỏ nước muối sinh lý đã qua kiểm tra vào ống tai. Giữ yên đầu khoảng 1 đến 3 phút, sau đó quay ngược lại để nước muối dư thừa bên trong chảy ra ngoài.
  • Sau cùng là dùng khăn sạch để lau lại lần nữa. Hãy thực hiện cách này khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày để cho ống tai sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.

4.2. Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ nhỏ

Nếu vết thương màng nhĩ nhỏ và không làm giảm thính lực thì màng nhĩ sẽ tự liền lại. Nhưng nếu màng nhĩ thủng đã lớn, nó sẽ gây ra đau nhức. Lúc ấy nên đi đến bác sĩ thăm khám. Họ sẽ thường chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen. Nếu bị thủng màng nhĩ bởi viêm nhiễm thì có thể dùng thêm thuốc kháng sinh.

Rất hay:  Cách bật tường lửa - Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia

Nói chung người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn của bác sĩ. Tránh để thủng màng nhĩ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

5. Lưu ý khi bị thủng màng nhĩ

  • Tuyệt đối không để cho nước bẩn tràn vào tai. Vì thế, tốt nhất cần nên cẩn thận khi tắm để cho nước không vào tai. Nếu bạn đang bị thủng màng nhĩ hãy hạn chế đi bơi trong khi đang điều trị. Mẹ không nên cho trẻ nhỏ bú nằm vì sẽ dễ khiến cho sữa chảy vào tai, làm tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm hơn.
  • Không tiếp xúc tiếng ồn lớn hay âm thanh mạnh. Bạn cũng không nên sử dụng vật cứng lấy ráy tai.

cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Không tiếp xúc với âm thanh quá lớn

  • Tốt nhất hãy vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Bởi vì tai mũi họng là các cơ quan thông nhau nên phải vệ sinh tốt cả 3 bộ phận. Điều này sẽ giúp tránh viêm nhiễm tai..
  • Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung hợp lý. Hãy ưu tiên ăn món ăn mát, mềm và chống viêm để giúp tổn thương nhanh lành hơn.

Nếu bạn có những triệu chứng trên thì tốt nhất hãy đi đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình hình. Ngoài những cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ ở trên thì việc thăm khám sức khỏe định kì là vô cùng cần thiết. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra những bất thường ở trong tai. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp các phương thuốc được bác sĩ khuyên dùng. Tham khảo thêm nhiều bài viết chăm sóc sức khỏe khác để cải thiện sức khỏe tại elipsport.vn nhé!