Huyết áp thấp là căn bệnh tiềm ẩn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn vẫn chưa tìm được hướng điều trị hiệu quả với tình trạng huyết áp thấp của mình thì đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết này nhé!
Huyết áp bao nhiêu là thấp?
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch nhằm đưa máu đến khắp các cơ quan trong cơ thể, được tạo ra do sức co bóp cơ tim và sức cản của động mạch.
Cụ thể, chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) ≤ 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) ≤ 60 mmHg.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hiểu rõ về huyết áp thấp – căn bệnh thầm lặng không thể xem thường
Triệu chứng cảnh bảo bạn bị huyết áp thấp
Các triệu chứng của căn bệnh huyết áp thấp thường thầm lặng và hay bị bỏ qua. Bạn cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp chữa huyết áp thấp sớm nhất và hiệu quả nhất.
Dưới đây là các triệu chứng của bệnh:
– Mệt mỏi: Huyết áp giảm dẫn tới cung cấp không đủ máu khiến cơ thể luôn thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, thiếu sức sống.
– Choáng, ngất: Bệnh nhân huyết áp thấp thường xuyên bị choáng, ngất do lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ.
– Hoa mắt, mờ mắt: Đây là triệu chứng thường gặp khi bạn thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi, nằm sang đứng.
– Nhịp tim nhanh, hồi hộp, khó thở: Thiếu máu cung cấp cho các cơ quan khiến cho tim phải tăng cường hoạt động gây tình trạng này.
– Suy nhược cơ thể: Là tình trạng gặp phải ở những bệnh nhân huyết áp thấp lâu năm.
– Mất tập trung: Đây là triệu chứng của não khi không được cung cấp đủ máu và Oxy để hoạt động.
Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Trên thực tế, không phải lúc nào tình trạng huyết áp thấp cũng nguy hiểm nhưng không ít trường hợp, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm với triệu chứng khởi phát là huyết áp thấp. Vậy nên, bạn đừng chủ quan với sức khỏe của chính mình, kể cả trong những tình huống đơn giản nhất. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh huyết áp thấp mà bệnh nhân có thể gặp phải (1):
– Tổn thương các cơ quan: Do các cơ quan không được cung cấp đủ lượng oxy và máu cho hoạt động thường ngày. Đặc biệt là não bộ, tim, thận. Thậm chí, một số tế bào não có thể tổn thương không hồi phục.
– Bệnh Alzheimer: Một nghiên cứu đã chỉ ra, người có huyết áp thấp có nguy cơ mắc bệnh lý Alzheimer cao hơn bình thường. (4)
– Nhịp tim nhanh, choáng, ngất: Đây là biến chứng rất thường thấy ở bệnh nhân huyết áp thấp. Biến chứng này khiến bệnh nhân khó có thể thực hiện các công việc như đứng trên cao, điều khiển các phương tiện giao thông, các công việc nặng…
– Tai biến mạch máu não: Ít người biết rằng, có đến 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim có nguyên nhân là bệnh huyết áp thấp. Tương tự như huyết áp cao, huyết áp thấp cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ số người tử vong do đột quỵ hiện nay.
Khi nào bệnh nhân huyết áp thấp cần đi khám bác sĩ?
Trường hợp hiểu rõ tình huống huyết áp thấp của mình, bạn có thể tự xử lý tại nhà theo kinh nghiệm được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn trước đó. Tuy nhiên, nếu chưa nắm được vấn đề, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, các triệu chứng dưới đây cũng cho thấy bạn cần đến sự trợ giúp y tế:
- Tụt huyết áp thường xuyên, kèm theo các triệu chứng nặng như chóng mặt, ngất xỉu.
- Bệnh nhân huyết áp thấp đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực hoặc khó thở.
- Đau tức ngực và có cảm giác tê bì một nửa cơ thể.
- Phụ nữ có thai bị huyết áp thấp trong những tháng đầu của thai kì.
Các phương pháp điều trị huyết áp thấp
Biện pháp chữa huyết áp thấp không dùng thuốc
Những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn nhanh chóng đưa huyết áp về mức bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và mức độ hiệu quả còn tùy thuộc và cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vậy nên, trường hợp không hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ và được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng cách:
Uống nhiều nước:
Khi bị huyết áp thấp, bạn nên đảm bảo uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 – 10 ly nước). Bạn nên uống nước theo từng ngụm nhỏ cho đến khi hết ly nước. Việc bổ sung nước giúp làm tăng thể tích tuần hoàn, ổn định lại huyết áp cho bệnh nhân bị huyết áp thấp. Đồng thời, cách này cũng giúp bạn phòng tránh được sự mất nước.
Bên cạnh đó, bạn có thể uống dung dịch có chứa chất điện giải Oresol theo chỉ định của bác sĩ khi bạn đang muốn bù nước, hoặc các loại nước ép trái cây để bù nước cho cơ thể như uống nước ép lựu, nước ép nho hay nước ép táo.
Sử dụng tất ép y khoa (tất nén):
Tất nén y khoa là loại tất đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Đây là loại tất dùng để tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên các bộ phận ở trên của cơ thể. Các loại tất nén có tác dụng giảm lượng máu đi xuống chân, nhờ đó, hỗ trợ vận chuyển máu tới nơi khác, đặc biệt phần trên của cơ thể như não bộ.
Tất nén y khoa thường được dùng cho bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế đứng.
Vận động nhẹ nhàng:
Biện pháp vận động nhẹ nhàng phù hợp đối với bệnh nhân huyết áp thấp do cơ địa, cơ thể thiếu sức sống.
Người bệnh nên vận động từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Cần lưu ý, bạn nên tập luyện những động tác nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, tránh điều kiện nóng ẩm.
Duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày giúp tăng cường nhịp tim, sức đề kháng cho cơ thể. Lâu dài, sức khỏe của bệnh nhân nói chung và tình trạng huyết áp thấp nói riêng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Biện pháp điều trị huyết áp thấp sử dụng thuốc
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc Đông Y, Tây Y được dùng để làm giảm tình trạng hạ huyết áp. Tuy vậy, người bệnh cần lưu ý rằng, chưa có một loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài đối với tình trạng hạ huyết áp. Các biện pháp sử dụng thuốc chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng. Dưới đây là một số thuốc chữa tăng huyết áp được dùng hiện nay:
– Ephedrin: Ephedrin có cấu trúc phân tử giống với các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên các thụ thể Adrenergic. Thuốc có tác dụng co mạch ngoại vi, tăng lưu lượng tim nhờ đó giúp tăng huyết áp.
– Heptamyl: Heptamin là thuốc trợ tim mạch, tăng sức bóp của tim, được sử dụng điều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế.
– Pantocrin: Pantocrin có dạng cồn nước, được bào chế từ nhung hươu có nguồn gốc từ Nga. Thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích hoạt đọng co bóp của tim mạch.
– Fludrocortison: Thuốc Fludrocortison giúp làm tăng lưu lượng máu của cơ thể. Nhờ đó, Fludrocortison làm giảm các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp, ngăn ngừa tình trạng tổn thương các cơ quan, choáng, ngất… do thiếu máu.
– Midodrine: Midodrine có tác dụng co mạch máu ngoại vi nên thường được kê đơn trong trường hợp hạ huyết áp do giãn mạch.
Phòng ngừa huyết áp thấp như thế nào?
Mặc dù các biện pháp chữa huyết áp thấp bằng cách sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng của cơn hạ huyết áp, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp này không điều trị hoàn toàn bệnh do không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, bạn cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh huyết áp thấp. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn phòng bệnh hiệu quả:
Chế độ ăn uống hợp lý
- Nên ăn đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng các loại Vitamin.
- Bổ sung thêm muối trong các khẩu phần ăn.
- Ăn thành các bữa nhỏ, hạn chế ăn lượng thức ăn lớn trong một bữa ăn.
- Tránh ăn quá nhiều các chất khó tiêu hóa như: chất đạm, chất đường bột, chất béo… trong cùng một bữa ăn.
- Bổ sung thêm nước cũng như các chất điện giải cho cơ thể. Đặc biệt sau khi bạn phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.
- Tránh sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
- Với phụ nữ bị huyết áp thấp do thiếu máu, chị em có thể tăng cường các thức ăn chứa nhiều sắt như: gan động vật, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương khô, táo, rau dền, lựu…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Ăn uống như thế nào để cải thiện huyết áp thấp?
Bạn có thể theo dõi thêm video dưới đây để biết thêm vê chế độ ăn uống cho bệnh nhân huyết áp thấp:
Thay đổi lối sống, thói quen
- Sinh hoạt điều độ.
- Ngủ đủ từ 8 – 10 h mỗi ngày, tránh thức khuya. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân đặt bằng hoặc cao hơn tim.
- Không nên làm việc quá sức hay thay đổi tư thế đột ngột.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng…
- Rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày.
Theo dõi huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp Omron
Một trong nhưng phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát huyết áp và phòng ngừa các biến chứng của bệnh huyết áp thấp là việc tự theo dõi huyết áp tại nhà. Với phương pháp này, bạn có thể chủ động trong việc theo dõi sức khỏe bản thân. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp chữa tăng huyết áp tại nhà hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ y tế nếu tình trạng nặng.
Ngoài ra, việc theo dõi huyết áp tại nhà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để thăm khám.
Đặc biệt, bạn có thể tham khảo các dòng máy đo huyết áp tự động của Omron, vừa tiện lợi và dễ sử dụng, vừa giúp kiểm tra huyết áp rất chính xác. Có thể lấy ví dụ như máy đo huyết áp bắp tay tự động HEM – 7156, máy đo huyết áp cổ tay tự động HEM – 6232T… đều là những sản phẩm được cả bác sĩ, người bệnh tin tưởng sử dụng.
Các máy đo huyết áp tự động của Omron đều có cấu tạo nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần ngồi đúng tư thế, quấn vòng bit và bấm nút là đã có kết quả đo chính xác như các bệnh viện, cơ sở y tế. Ngoài ra, một số dòng máy đo còn tích hợp chức năng ghi nhớ chỉ số huyết áp trong nhiều ngày, giúp bạn dễ dàng theo dõi huyết áp.
Thực tế cho thấy, huyết áp thấp là bệnh lý không quá đáng sợ, đáng sợ là khi người bệnh coi thường, bỏ qua các triệu chứng, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển dẫn đến hậu quả nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần tìm hiểu kỹ, xin ý kiến và thực hiện các biện pháp chữa huyết áp thấp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/lowbloodpressure.html
- https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/low-blood-pressure
- https://suckhoedoisong.vn/huyet-ap-thap-tri-cach-nao-n190019.html
- https://www.healthline.com/health/low-blood-pressure-diet
- http://soytetiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/%C3%B0ieu-tri-huyet-ap-thap-thuoc-gi/6116079