9 Cách giảm cảm giác buồn nôn khi say rượu Đơn giản, Hiệu Quả

I – Tại sao khi say rượu thường buồn nôn?

Khi chúng ta uống rượu, ethanol trong rượu được hấp thụ vào máu và truyền đi khắp các bộ phận trong cơ thể. Lượng cồn từ rượu sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và khiến các bộ phận như dạ dày, ruột và thận phải làm việc nhiều hơn. Kết quả là dạ dày sẽ chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều chất kích thích, cộng thêm với việc các nhóm cơ gần khu vực dạ dày trở nên yếu hơn và cuối cùng dẫn đến cảm giác buồn nôn. Do đó dù bạn cảm thấy say hay không say thì đây cũng là yếu tố chính gây ra cảm giác buồn nôn mửa khi uống rượu.

Ngoài ra cũng có một vài yếu tố khác có thể góp phần tạo ra cảm giác buồn nôn mửa khi say rượu, mặc dù những yếu tố này không phải là nguyên nhân chính.

  • Ảnh hưởng từ thành phần của rượu: Một vài thành phần hoặc chất thường thấy trong rượu như sulfites hay histamines có thể gây ra dị ứng và cảm giác buồn nôn.
  • Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể: Khi uống quá nhiều rượu, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Cảm giác buồn nôn là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ sức khỏe.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc hỗ trợ thần kinh có thể làm gia tăng cảm giác buồn nôn.

II – Hay bị buồn nôn khi say rượu có nguy hiểm không?

Buồn nôn sau khi uống rượu tuy là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thải độc rượu. Thế nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe, tùy thuộc vào thời gian chấm dứt cảm giác nôn và mức độ nghiêm trọng khi nôn.

Thời gian để hết cảm giác buồn nôn sau khi uống rượu, bia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng rượu uống, tình trạng sức khỏe, cơ địa, tuổi tác, giới tính, chế độ ăn uống. Tuy nhiên thông thường thì cảm giác buồn nôn khi say rượu thường chấm dứt sau khoảng 8 – 10 tiếng.

Nếu bạn gặp tình trạng buồn nôn kéo dài và xuất hiện các triệu chứng xấu như đau bụng, tiêu chảy, khó thở thì có thể là dấu hiệu của các bệnh về gan (viêm, xơ hoặc suy gan), ngộ độc rượu hay các bệnh về dạ dày. Khi đó bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Bên cạnh đó, sau mỗi lần nôn mửa khi say xỉn bạn cũng có thể gặp một số vấn đề tương đối khó chịu gồm:

  • Đau nhức cơ xương khớp.
  • Đau nhức đầu sau khi uống rượu.
  • Niêm mạc thực quản hoặc dạ dày bị tổn thương.
Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ aloha là gì [Triệu View]

III – Những cách chữa buồn nôn khi say rượu phổ biến

Nếu cảm thấy buồn nôn khi bị say rượu, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm thiểu cảm giác buồn nôn:

  • Uống nước: Khi say xỉn thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước. Uống nước thành từng nhấp nhỏ sẽ giúp hạn chế cơn buồn nôn & bổ sung lại đủ độ ẩm cho cơ thể.
  • Ăn nhẹ: Lựa chọn một số loại thức ăn có tính kiềm như bánh mì, gạo, khoai tây sẽ giúp cân bằng độ acid trong dạ dày, từ đó giảm tình trạng buồn nôn.
  • Sử dụng thuốc chống nôn: Nếu cảm giác buồn nôn không thuyên giảm và có hiện tượng kéo dài, bạn có thể sử dụng thuốc chống nôn mửa, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

1. Uống nước lọc – mẹo giảm buồn nôn khi say rượu đơn giản

Mất nước cũng là nguyên nhân chính khiến cảm giác buồn nôn xuất hiện. Rượu khiến cơ thể mất nước bằng cách làm giảm hoạt động của hóc môn chống bài niệu, kích thích tạo thành nước tiểu.

Cho người say rượu uống đủ nước không chỉ tránh mất nước mà còn làm loãng nồng độ cồn trong máu giúp tỉnh rượu nhanh hơn. Nước cũng là thứ luôn sẵn có trong mọi gia đình . Vì vậy, đây là cách chữa buồn nôn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

2. Giảm buồn nôn khi say rượu với chanh muối

Nước chanh muối hoạt động như một chất làm lợi tiểu, giúp rượu đào thải nhanh ra ngoài theo đường tiểu. Muối và vitamin C trong chanh giúp quá trình tiêu hóa cồn trong dạ dày diễn ra nhanh hơn và giúp cân bằng lại điện giải trong cơ thể.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 quả chanh, 1 thìa cà phê đường, ¼ thì cà phê muối, 250ml nước ấm.
  • Thêm muối, đường vào nước khuấy đều, rồi cuối cùng vắt chanh xuống.

Lưu ý:

  • Nước chanh muối sau khi pha xong nên uống luôn vì để lâu có vị đắng, tác dụng giải rượu giảm.
  • Không nên dùng chanh muối khi bụng rỗng hoặc các trường hợp bị viêm loét dạ dày.

3. Hết buồn nôn khi say rượu chỉ bằng gừng tươi

Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc, chữa buồn nôn. Trà gừng rất thích hợp dùng để giải rượu, giảm cảm giác nôn nao do say rượu gây nên. Ngoài ra, uống trà gừng mỗi ngày còn giúp tăng cường đề kháng, cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 60g gừng tươi, ½ quả chanh, 1 thìa cà phê mật ong, 1 cốc nước nóng.
  • Gừng tươi rửa sạch, cắt lát mỏng hoặc giã lấy nước.
  • Cho mật ong vào cốc nước ấm khuấy đều, vắt chanh xuống, thêm gừng cuối cùng.
  • Đậy kín cốc nước từ 7-10 phút sau đó lấy ra uống luôn.
Rất hay:  Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Tính Số Tuần, Số Ngày Lẻ

4. Bí quyết chống buồn nôn khi say rượu với trà quất và mật ong

Trà quất mật ong dễ uống, được nhiều người yêu thích bởi tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm tăng miễn dịch, nâng cao sức khỏe hiệu quả. Đặc biệt, đối với những trường hợp say rượu có tác dụng giải rượu, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, đau đầu do say rượu gây ra.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 gói trà túi lọc, 200g quất tươi, 1 thìa cà phê mật ong, ¼ thìa cà phê đường.
  • Ngâm túi trà trong nước nóng 10-15 phút.
  • Vắt quất, thêm mật ong và đường vào lượng nước trà mới hãm.
  • Khuấy đều, nên uống lúc còn nóng.

5. Cách để đỡ buồn nôn khi say rượu bằng nước rau cần tây

Trong cần tây chứa nhiều hàm lượng các protein, lipid, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, phốt pho. Ngoài ra, tinh dầu limonene và chất chuyển hóa của sadanolic acid trong quả cần tây giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, làm tăng lượng nước tiểu. Từ đó giúp đào thải rượu ra ngoài nhanh hơn, giảm các khó chịu tại đường tiêu hóa do rượu.

Uống một ly sinh tố hoặc nước ép cần tây khi say rượu buồn nôn sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 bó cần tây và khoảng 125ml có thể nhiều hơn.
  • Cần tây rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay cùng nước. Nếu trong quá trình xay nếu hỗn hợp quá đặc có thể thêm nước.
  • Lọc hỗn hợp trên qua rây hoặc khăn, đổ ra ly và dùng luôn.

6. Cách chữa buồn nôn khi uống rượu bằng chuối

Khi bị say rượu, lượng đường trong máu bị giảm xuống. Mà trong chuối lại chứa khá nhiều đường và các chất dinh dưỡng như kali, vitamin C và chất xơ. Bên cạnh đó, chuối cũng chứa axit amin tryptophan, có thể giúp giảm stress và giảm cảm giác buồn nôn. Bạn có thể ăn từ 1 – 2 trái chuối chín để đỡ cảm thấy muốn ói mửa và bớt cảm giác đói.

7. Chữa buồn nôn say rượu đơn giản bằng trà xanh

Trà xanh chứa nhiều acid tanic giúp loại bỏ nhanh cồn trong cơ thể, giúp người say rượu nhanh chóng lấy lại tỉnh táo.

Cách làm:

  • Nguyên liệu gồm lá trà xanh tươi và nước lọc.
  • Đun sôi nước, trong quá trình đun nước đem lá trà xanh đi rửa, vò nát rồi đem vào cốc.
  • Đổ nước sôi vào cốc chứa lá trà, đợi 5 phút là có thể dùng được.
Rất hay:  Đừng bỏ lỡ những cách test cảm ứng iPhone đơn giản như sau

8. Uống bột sắn dây giảm buồn nôn say rượu hiệu quả

Bột sắn dây có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hỗ trợ chức năng cho các cơ quan gan, thận, bàng quang, đây là các cơ quan chính tham gia chuyển hóa và thải trừ rượu trong cơ thể. Uống 1 ly nước sắn dây giúp giải rượu nhanh chóng và giảm các triệu chứng khó chịu do rượu gây ra.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột sắn dây, 1 thìa cà phê đường, 1 cốc nước lọc.
  • Cho đường, bột sắn dây và cốc nước khuấy đều, có vắt thêm ít chanh để tăng tác dụng giải rượu.

9. Sử dụng các sản phẩm giải rượu

Các sản phẩm giải rượu có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu nhưng lại không chú trọng chức năng bảo vệ và phục hồi các cơ quan tham gia chuyển hóa rượu.

Vì vậy, sau khi dùng các sản phẩm giải rượu có thể có cảm giác tỉnh táo, uống “ngàn ly không say” nhưng sau đó bạn sẽ thấy mệt mỏi, mất sức vào ngày hôm sau.

Nếu phải dùng đến các sản phẩm giải rượu, ngoài việc có tác dụng chuyển hóa rượu hãy chọn những sản phẩm giúp bảo vệ, phục hồi các cơ quan tổn thương do rượu để tránh tình trạng uể oải, mệt mỏi sau khi tỉnh rượu.

V – Những lưu ý để hạn chế cảm giác buồn nôn khi say rượu

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chống được cảm giác buồn nôn do say rượu gây ra:

  • Tránh để bụng rỗng trước khi uống rượu để giảm khả năng cồn thấm nhanh vào cơ thể tại dạ dày.
  • Trước khi uống rượu nên uống nước lọc hoặc đồ uống không cồn khác để làm loãng rượu.
  • Không trộn rượu với nước có ga và các đồ uống chứa cồn khác.
  • Trong quá trình uống rượu uống xen kẽ với nước hoặc các kèm với đồ ăn khác cũng làm chậm quá trình rượu ngấm vào cơ thể.
  • Tìm cách rời khỏi bàn nhậu khi phát hiện bản thân sắp say.
  • Không ra gió hoặc tắm nước lạnh sau khi uống rượu để tránh bị cảm lạnh.
  • Không thực hiện móc họng khi uống rượu để kích thích nôn.
  • Và cuối cùng áp dụng những cách như đã gợi ý ở trên để giảm tác hại cũng như cảm giác buồn nôn do rượu gây ra.

Trên đây là 9 cách chữa buồn nôn say rượu đơn giản nhưng vẫn hiệu quả bạn có thể áp dụng để chăm sóc người say rượu, giúp bạn hạn chế được những tác dụng phụ do rượu mang lại.