Nếu bạn đang làm các công việc liên quan đến SEO website hoặc Content đều hiểu rằng, keyword – từ khoá chính là yếu tố quan trọng trong SEO. Một chiến lược từ khóa tốt sẽ là bước đệm giúp việc triển khai chiến lược content hiệu quả. Vậy bạn đã biết cách nghiên cứu từ khóa? Hãy cùng Vietnix tham khảo qua 11 công cụ nghiên cứu từ khóa Google được sử dụng nhiều hiện nay.
1. Google Trends
Google Trends là dịch vụ web do chính Google tạo ra, giúp bạn so sánh và tìm kiếm từ khoá của tất cả người dùng trên toàn cầu. Google Trends sẽ gợi ý cho bạn các nhóm chủ đề, những cụm từ khóa được người dùng sử dụng để tìm kiếm liên quan đến chủ đề, cụm từ khóa tìm kiếm mà bạn đang quan tâm theo thời điểm nhất định.
Ưu điểm
Một số ưu điểm có thể kể đến như:
- Là công cụ nghiên cứu từ khóa Google miễn phí.
- Bên cạnh chức năng tìm từ khóa, công cụ còn có thể gợi ý xu hướng của từ khóa trong tương lai. Dựa theo những gợi ý đó bạn có thể sớm đưa ra quyết định thời điểm cần tập trung phát triển nhóm từ khóa nào.
- Cho phép người dùng có thể so sánh sự khác nhau trong xu hướng tìm kiếm từ khóa của người dùng theo khu vực. Từ đó bạn có thể xây dựng hệ thống từ khoá SEO cho phù hợp nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp địa phương.
- Bạn còn có thể sử dụng phần mềm để tham khảo các chủ đề liên quan mà người dùng đang quan tâm để nghiên cứu.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm mà công cụ này mang lại còn một số nhược điểm cần chú ý:
- Lượng từ khóa gợi ý thường không nhiều.
- Nhiều từ khóa chưa đúng và gần với cụm từ mà người dùng tìm kiếm hoặc chủ đề xác định trước đó.
Chi phí sử dụng
Google Trends là một công cụ tìm kiếm từ khóa miễn phí của Google. Khi sử dụng công cụ này, người dùng không mất bất kì khoản chi phí nào.
Cách sử dụng
Cách bước sử dụng công cụ Google Trends để nghiên cứu từ khóa khá đơn giản như sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link sau đây để có thể sử dụng công cụ Google Trends với vị trí mặc định hiện tại là Việt Nam: https://trends.google.com.vn/trends/?geo=VN
- Bước 2: Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị giao diện chính. Tại vị trí thanh công cụ tìm kiếm, bạn nhập cụm từ tìm kiếm hoặc chủ đề bạn muốn nghiên cứu.
- Bước 3: Để lấy được các từ khoá liên quan mà công cụ tìm kiếm gợi ý, bạn nhấn vào phần “Cụm từ tìm kiếm có liên quan” trên giao diện công cụ phân tích từ khóa miễn phí. Sau đó nhấn vào “lựa chọn tải về”, bạn sẽ có danh sách từ khoá gợi ý của Google Trends.
Lưu ý: File tải về được lưu dưới dạng file .CSV, vì vậy có thể sẽ gặp tình trạng lỗi font chữ. Để khắc phục, bạn có thể tải file lên Google Trang Tính (Google Sheet) là sẽ khắc phục được lỗi này.
- Bước 4: Trong danh sách các từ khoá mà công cụ này gợi ý, bạn lựa chọn các từ khoá phù hợp với cụm từ mà bạn tìm kiếm hoặc phù hợp với chủ đề mà bạn đang muốn nghiên cứu từ khoá.
2. Google search box
Google Search Box được hiểu đơn giản là cửa sổ tìm kiếm từ khóa trên Google được mọi người sử dụng khi tìm kiếm thông tin, sản phẩm, dịch vụ,… Tuy vậy, với người làm SEO, đây còn là một công cụ kiểm tra từ khóa, phân tích từ khóa miễn phí rất hiệu quả.
Ưu điểm
Google Search Box có một số ưu điểm mang lại cho SEOer khi nghiên cứu từ khóa có thể kể đến như:
- Gợi ý trực tiếp top từ khóa tìm kiếm Google khi người dùng thực hiện hành vi tìm kiếm.
- Sử dụng đơn giản, dễ dàng.
- Công cụ hoàn toàn miễn phí.
- Bạn không cần đăng ký tài khoản vẫn có thể sử dụng bình thường.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà công cụ này mang lại, một số nhược điểm bạn cần phải biết như:
- Khi search keywords, các từ khoá hiển thị để nghiên cứu được rất hạn chế .
- Vì từ khóa nghiên cứu hạn chế nên bạn phải mất thời gian thực hiện nhiều lần với nhiều từ khóa, cụm từ khóa khác nhau.
- Khả năng thiếu sót từ khoá cao vì không thực hiện nghiên cứu được tổng thể.
- Người dùng cần xác định bộ từ khóa chủ đề để tiến hành nghiên cứu.
Chi phí sử dụng
Là một công cụ tìm kiếm từ khóa miễn phí nên bạn sẽ không mất bất kì khoản chi phí nào để sử dụng.
Cách sử dụng
Cách nghiên cứu từ khóa trên công cụ này được thực hiên qua các bước đơn giản như:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào trang chủ Google.
- Bước 2: Tại ô tìm kiếm trên giao diện mà bạn nhìn thấy, hãy nhập cụm từ khoá bạn muốn nghiên cứu vào để hệ thống xử lý.
- Bước 3: Trong quá trình bạn nhập từ khóa mà mình quan tâm, đồng thời Google cũng sẽ gợi ý cho bạn các từ khóa khác tương tự để bạn có thể sử dụng chúng hoặc để bổ sung vào kho tìm kiếm từ khoá của mình.
Mẹo nhỏ hữu ích: Để tránh mất nhiều thời gian gõ đi gõ lại từ khóa gợi ý, bạn có thể sử dụng tính năng của công cụ Google Search Box là “Báo cáo các gợi ý không phù hợp” để copy từ khóa nhanh hơn.
3. Keyword Tool.io
Keyword Tool là công cụ cho phép bạn tiến hành khai thác các từ khóa mở rộng chính xác của một từ khóa xác định nào đó. Công cụ này cung cấp từ khoá tìm kiếm của người dùng được tổng hợp từ nhiều nền tảng tìm kiếm khác nhau như: Google, Bing, Amazon, Youtube và App Store.
Ưu điểm
Khi bạn sử dụng công cụ này để nghiên cứu từ khóa sẽ mang lại một số ưu điểm như:
- Tìm kiếm từ khóa trên Google dựa trên Google Autocomplete.
- Ngoài ra, công cụ cũng gợi ý thêm những từ khóa cho các nền tảng mạng xã hội được ưa chuộng hiện nay như: Instagram, Twitter,…
- Kết quả sau khi tra cứu từ khóa Google có thể lưu ở nhiều định dạng khác nhau.
- Giao diện được tích hợp nhiều chức năng và thân thiện với người dùng.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm để nói đến ở trên, một số nhược điểm bạn cần chú ý như:
- Công cụ này chỉ gợi ý các từ khoá có chứa cụm từ khóa liên quan khi người dùng nhập trên thanh tìm kiếm.
- Nếu bạn muốn sử dụng đầy đủ tính năng và theo dõi chi tiết các số liệu thì phải trả phí.
- Số lượng từ khoá gợi ý bị hạn chế.
Chi phí sử dụng
Công cụ Keyword Tool.io có bản sử dụng miễn phí. Bạn cũng có thể dùng bản trả phí để sử dụng đầy đủ tính năng và số liệu theo nhiều hình thức khác nhau:
- Theo tháng với các mức: 89 USD/Tháng, 99 USD/Tháng và 199 USD/Tháng.
- Theo năm với các mức: 828 USD/Năm, 984 USD/Năm và 1908 USD/Năm.
Với bản miễn phí thì bạn chỉ được tra cứu từ khóa Google trong giới hạn khoảng 2 – 3 từ khóa đầu tiên là xem được volume. Với bản trả phí theo hạn mức rẻ nhất, bạn sẽ có thể kiểm tra từ khóa Google tối đa 7000 keyword một ngày.
Cách sử dụng
Là một công cụ dùng để check từ khóa được khá nhiều người biết đến nên cách sử dụng cũng khá đơn giản, cụ thể bạn có thể thực hiện theo các bước như:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào đường link dẫn đến trang web của công cụ: https://keywordtool.io/
- Bước 2: Bạn gõ cụm từ khóa mà mình muốn nghiên cứu vào ô tìm kiếm nằm trên giao diện chính. Sau đó bạn tiến hành lựa chọn vị trí của mình và ngôn ngữ mà bạn muốn tìm kiếm. Cuối cùng chỉ cần nhấn nút tìm kiếm nằm ở bên phải là hệ thống sẽ tự mình thống kê, tìm kiếm và trả về cho bạn những từ khóa gợi ý.
- Bước 3: Bạn chỉ cần chờ khoảng 5 – 20 giây là sẽ nhìn thấy trên màn hình các từ khóa liên quan với từ khóa, cùm từ khóa mà bạn đang tìm kiếm.
Lưu ý: Nếu bạn sử dụng bản miễn phí thì bạn sẽ chỉ xem được danh sách các từ khóa. Nếu bạn sử dụng bản trả phí, tương ứng với các mức phí mà bạn chi trả, hệ thống sẽ cho bạn xem các thông tin của từ khóa như volume, giá thầu,…
- Bước 4: Bạn có thể tải danh sách các từ khoá này về máy dưới dạng dữ liệu bằng cách bấm vào phần “Copy/Export all”. Sau đó bạn chỉ cần lựa chọn định dạng dữ liệu mà bạn muốn xuất là có thể sử dụng để nghiên cứu cho website sau này.
4. LSI Graph
LSI Graph là viết tắt của cụm từ Latent Semantic Indexing, là công cụ nghiên cứu từ khóa Google cho phép bạn tìm và kiểm tra từ khóa liên quan với từ khóa chính mà bạn quan tâm.
Ưu điểm
Một số ưu điểm mà công cụ này mang lại là:
- Gợi ý các từ khóa phù hợp với chủ đề mà bạn đang quan tâm, tìm kiếm.
- Sau khi đánh giá mức độ giống nhau về ngữ nghĩa của từ khoá hoặc cụm từ khóa gợi ý so với chủ đề của bạn, LSI Graph sẽ đề xuất cho bạn nên lựa chọn từ khoá nào chất lượng nhất.
- Ngoài ra, công cụ còn gợi ý cho bạn nội dung thực tế đang lên top với từ khoá liên quan đến chủ đề mà bạn cung cấp.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì công cụ này cũng còn vài nhược điểm như:
- Người dùng phải trả phí để có thể sử dụng được các tính năng mở rộng của công cụ.
- Tốc độ tải trang chưa được cải thiện, khi sử dụng đôi lúc LSI Graph sẽ bị “đơ”.
- Có lúc kết quả gợi ý không sát với từ khoá cần nghiên cứu ban đầu.
Chi phí sử dụng
Bạn có thể sử dụng công cụ LSI Graph theo bản miễn phí hoặc trả phí. Nếu sử dụng bản trả phí thì có 3 lựa chọn như sau:
- LSIGraph BASIC: 15.8 USD/Tháng.
- LSIGraph PREMIUM: 24.2 USD/Tháng.
- LSIGraph AGENCY: 24.2 USD/Tháng.
Cách sử dụng
Bạn có thể sử dụng công cụ này qua các bước đơn giản dưới đây:
- Bước 1: Nhấn vào đường link https://lsigraph.com/ để truy cập vào trang web chính thức của công cụ nghiên cứu từ khóa này.
- Bước 2: Tại ô tìm kiếm, bạn nhập từ khoá hoặc chủ đề vào rồi bấm “Research Keyword” nằm bên cạnh để nhận các từ khoá gợi ý mà công cụ gửi về.
- Bước 3: Bạn có thể xuất file từ khóa để chọn lọc các cụm từ khóa sao cho phù hợp với chủ đề, website của mình bằng cách bấm chọn “Save report”. Tuy nhiên, tính năng này chỉ có thể sử dụng nếu bạn sử dụng bản trả phí.
5. Google Keyword Planner
Tiền thân của Google Keyword Planner là Google Keyword Tool and Traffic Estimator. Hiện tại, công cụ này cho phép bạn tìm kiếm từ khóa và các xu hướng mới đang được người dùng quan tâm.
Nếu bạn đang quan tâm đến cách tìm từ khóa trên Google của người dùng, để phát triển nội dung cho website của mình thì đây là lựa chọn phù hợp nhất. Từ một từ hoặc cụm từ liên quan đến trang của bạn, hệ thống sẽ trả về kết quả gợi ý từ khóa liên quan kèm thứ hạng của từ khóa trên Google, tình hình thứ hạng của những từ khóa theo thời gian.
Ưu điểm
Ưu điểm mà công cụ này mang lại có thể kể đến như:
- Là một công cụ nghiên cứu từ khóa của chính Google cung cấp.
- Hệ thống sẽ cung cấp đầy đủ những dữ liệu và lượng tìm kiếm từ khoá trực tiếp do Google tổng hợp và phân tích.
- Nắm bắt được các thông tin quan trọng, phù hợp với chiến dịch SEO và chiến dịch quảng cáo Google Ads.
- Dễ dàng tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa dựa vào URL hỗ trợ việc nghiên cứu đối thủ.
- Hệ thống giúp bạn nghiên cứu cùng lúc 10 cụm từ tìm kiếm hoặc URL khác nhau.
- Giao diện hiện đại, dễ sử dụng.
Nhược điểm
Tùy ưu điểm mà công cụ này mang lại là khá nhiều nhưng vẫn còn một số nhược điểm cần phải kể đến như:
- Để có các thông số về từ khóa một cách đầy đủ và chi tiết, tài khoản của bạn phải thực hiện hoạt động chạy quảng cáo.
- Các từ khóa được hệ thống gợi ý thường có phạm vi rộng nên có thể khiến bạn hoang mang, khó khăn khi lựa chọn và chọn lọc từ khoá phù hợp với doanh nghiệp, thương hiệu của mình.
- Một số ngành hàng hiện tại không có gợi ý từ khoá.
Chi phí sử dụng
Người dùng được phép sử dụng công cụ này miễn phí khi đăng kí tài khoản Adwords miễn phí. Nhưng để có các thông số một cách đầy đủ thì tài khoản của bạn cần thực hiện chạy quảng cáo và chi tiêu cho tài khoản Google Ads tương đối nhiều.
Cách sử dụng
Dưới đây là các bước sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa này:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải truy cập vào đường dẫn tại đây. Sau đó tiến hành đăng nhập bằng tài khoản Google Ads (nếu đã có tài khoản) hoặc đăng ký 1 tài khoản mới để truy cập vào công cụ.
- Bước 2: Sau khi quá trình đăng nhập đã hoàn tất và bạn đã truy cập được vào giao diện chính của công cụ, nhấn tìm và nhấn chọn vào mục “Khám phá các từ khóa mới” để bắt đầu nghiên cứu từ khoá.
- Bước 3: Hệ thống sẽ di chuyển sang giao diện nghiên cứu từ khoá, tại đây bạn có 2 tuỳ chọn sau:
- Tìm kiếm từ khoá bằng cách gõ cụm từ khoá hoặc chủ đề tìm kiếm.
- Tìm kiếm từ khoá thông qua địa chỉ URL của một trang web bạn đang quan tâm.
- Bước 4: Sau khi bạn đã chọn được 1 trong 2 tuỳ chọn nghiên cứu từ khoá ở bước 3, tiếp theo bạn thực hiện nhập thông tin để công cụ tiến hành tìm kiếm và thống kê các từ khoá liên quan.
- Bước 5: Sau khi đã có hệ thống các từ khoá gợi ý, trên giao diện bạn nhấn vào lựa chọn “Tải xuống ý tưởng từ khoá” để tải về máy nếu muốn sử dụng những cụm từ khóa này phục vụ cho việc sản xuất nội dung phù hợp với chủ đề bạn đang xây dựng.
6. Ahrefs
Sau Google Keyword Planner, Ahrefs là công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa, trình thu thập thông tin web nhanh. Đồng thời, công cụ này cũng sở hữu một giao diện thân thiện, dễ dùng. Ngoài việc kiểm tra vị trí từ khóa, hệ thống còn cung cấp cho bạn các mẹo cải thiện website, báo cáo backlink rõ ràng.
Ahrefs có những chức năng chính sau đây:
Phân tích mức độ cạnh tranh của từ khóa, xếp hạng URL của thương hiệu, đối thủ trên Google, nghiên cứu từ khóa, kiểm tra backlink,… Đây được xem là công cụ phù hợp với những doanh nghiệp đang muốn xây dựng và phát triển nội dung trên website.
Ưu điểm
Ahrefs là một công cụ nổi tiếng mà không một SEOer nào không biết đến, ưu điểm mà công cụ này mang lại là khá nhiều, cụ thể như:
- Sở hữu cơ sở dữ liệu backlinks khổng lồ. Nếu bạn muốn nghiên cứu, kiểm tra backlink thì đây chính là lựa chọn tối ưu.
- Nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu từ khóa giúp người dùng dễ dàng phân tích, nghiên cứu từ khóa, từ đó gợi ý người dùng xây dựng chiến lược Content phù hợp.
- Phân tích, đánh giá và theo dõi từ khóa đối thủ.
- Chỉ tính riêng ở gói Tiêu chuẩn, Ahrefs có hệ thống 1.000.000 trang chuyên thu thập thông tin trong tính năng Site Audit.
- Quản lý thương hiệu, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp của thương hiệu bạn với khách hàng.
- Theo dõi tổng Organic Visibility.
Nhược điểm
- Trải nghiệm người dùng còn bị hạn chế do thời gian và tốc độ truy cập chậm.
- Chi phí của công cụ cao. Ở thời điểm hiện tại, Ahrefs được nhận xét là công cụ có mức phí cao nhất trong danh sách 11 công cụ trên.
Chi phí sử dụng
Ahrefs là công cụ trả phí với các tùy chọn sau:
- Gói dùng thử trong thời gian 7 ngày: 99 USD/Gói.
- Gói Ahrefs Standard: 199 USD/Tháng.
- Gói Ahrefs Advanced: 399 USD/Tháng.
- Gói Ahrefs Agency: 999 USD/Tháng.
Cách sử dụng
Cách sử dụng công cụ Ahrefs khá đơn giản, dưới đây là một vài bước thực hiện nghiên cứu từ khóa trên Ahrefs:
- Bước 1: Truy cập vào đường link sau đây: https://ahrefs.com/keywords-explorer
- Bước 2: Tại ô tìm kiếm, bạn nhập cụm từ khoá và vị trí tìm kiếm mà bạn đang muốn nghiên cứu.
- Bước 3: Hệ thống sẽ trả về màn hình máy tính tất cả thông tin về từ khóa liên quan đến từ khóa, chủ đề mà bạn quan tâm. Bao gồm các thông tin như lượng search, traffic tiềm năng, giá thầu, thứ hạng của những trang website liên quan đến từ khóa,…
- Bước 4: Nếu bạn muốn xem danh sách từ khoá gợi ý một cách chi tiết, hãy nhấn chọn vào “All keyword ideas” ở cột bên trái.
- Bước 5: Bạn cũng có thể tải về danh sách từ khoá này bằng cách chọn “Export”. Công cụ sẽ xuất cho bạn 1 file bao gồm 1000 từ khoá để bạn có thể tiến hành chọn lọc và lựa chọn từ khoá phù hợp cho nội dung của mình.
7. KW Finder
KW Finder do Mangools nghiên cứu và phát triển. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất công cụ phân tích từ khóa, Mangools đã phát triển KW Finder trở thành một công cụ tối ưu giúp người dùng tìm kiếm các từ khóa đơn giản, giao diện dễ sử dụng.
Ưu điểm
- Giao diện độc đáo, dễ sử dụng.
- Bạn có thể tìm từ khóa với nhiều ngôn ngữ khác nhau và kiểm tra kết quả hiển thị tại nhiều vị trí khác nhau trên thế giới.
- Tích hợp các bộ lọc từ khoá giúp người dùng điều chỉnh bộ từ khoá được đề xuất theo nhiều cách khác nhau.
Nhược điểm
- Số lượng từ khóa bị giới trong phạm vi nhất định.
- Không có khả năng nghiên cứu nhiều từ khóa cùng thời điểm.
- Bạn không thể nghiên cứu được từ khoá của đối thủ.
Chi phí sử dụng
Đối với KW Finder người dùng có thể sử dụng bản miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn tính năng. Nếu chọn bản trả phí, người dùng có thể lựa chọn một trong 3 gói dưới đây:
- Gói Mangools Basic: 49 USD/Tháng hoặc 358,80 USD/Năm.
- Gói Mangools Premium: 69USD/Tháng hoặc 478,80 USD/Năm.
- Gói Mangools Agency: 129 USD/Tháng hoặc 958,80 USD/Năm.
Cách sử dụng
- Bước 1: Đầu tiên bặn cần truy cập vào đường link: https://mangools.com/users/sign_up để tiến hành đăng ký tài khoản. Nếu không đăng ký tài khoản của Mangools, bạn sẽ không thể sử dụng được KWFinder.
- Bước 2: Tại giao diện của KWFinder, hệ thống đưa cho bạn 2 tùy chọn như sau:
- Bạn điền từ khoá hoặc chủ đề cần nghiên cứu vào ô tìm kiếm rồi chọn vị trí và ngôn ngữ mà bạn đang quan tâm, sau đó nhấn chọn “Find keywords”.
- Bạn dán địa chỉ của trang website mà bạn đang muốn nghên cứu, kiểm tra từ khoá rồi chọn vị trí, cuối cùng nhấn chọn “Find keywords” là được.
- Bước 3: Sau khoảng vài giây, hệ thống sẽ trả về cho bạn danh sách các từ khóa một cách cụ thể kèm với những thông tin chi tiết về từ khoá.
- Bước 4: Nếu sử dụng bản trả phí, bạn có thể trải nghiệm một số tính năng thú vị của KWFinder như:
- Tính năng Autocomplete: có khả năng tự động thêm các từ phụ đứng sau từ khoá mà bạn nhập vào tương tự với tính năng đề xuất từ khoá trên thanh tìm kiếm Google.
- Tính năng Question” có chức năng gợi ý cho bạn các từ khoá thông tin bằng cách tự động thêm các từ bổ trợ như: Vì sao, cách làm, tại sao, ở đâu, làm sao,…
8. SEMRush
SEMRush là công cụ tìm kiếm, nghiên cứu từ khóa yêu thích của nhiều SEOer do hệ thống không phân biệt trang web của bạn hay trang đối thủ. Công cụ này với rất nhiều tính năng nổi bật, cùng các thông tin về từ khoá.
Thông qua những số liệu thống kê được, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn các trang, nội dung và từ khóa chất lượng nhất.
Ưu điểm
- Cơ sở dữ liệu từ khóa lớn với 17 tỷ từ khóa.
- Công cụ tạo và tối ưu hóa nội dung giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, từ đó tăng lượt truy cập vào website.
- Kiểm tra backlink và xây dựng liên kết với các nguồn đặt link tiềm năng mới.
- Nghiên cứu quảng cáo thông qua tính năng PLA và dữ liệu quảng cáo hiển thị.
Nhược điểm
- Chi phí mở rộng khá cao.
- Trong nhiều trường hợp, hệ thống báo cáo dữ liệu về backlink và quảng cáo không chính xác.
Chi phí sử dụng công cụ SEMRush
- SEMRush cho phép bạn dùng thử miễn phí 7 ngày.
- Gói Pro: 199,95 USD/Tháng.
- Gói Guru: 299,95 USD/Tháng.
- Gói Business: 499,95 USD/Tháng.
Cách sử dụng
- Bước 1: Truy cập vào trang quản trị của SEMRush thông qua đường link sau: https://www.semrush.com/dashboard/.
- Bước 2: Tại ô tìm kiếm trên trang quản trị của công cụ, bạn điền từ khóa, chủ đề bạn muốn nghiên cứu vào rồi chọn “Search”.
- Bước 3: Hệ thống sẽ đưa bạn đến tính năng “Keyword Analytics”. Tại đây, công cụ sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan liên quan đến từ khóa bạn quan tâm như:
- ORGANIC SEARCH: Lượt tìm kiếm tự nhiên của từ khoá mà bạn đã nhập ở trên thanh tìm kiếm.
- TREND: Xu hướng người dùng tìm kiếm từ khóa trong khoảng thời gian nhất định.
- KEYWORD SUGGESTIONS: Tổng số từ khoá gợi ý liên quan đến từ khoá gốc mà người dùng thường nhận được.
- PHRASE MATCH KEYWORDS: Các cụm từ tương tự có chứa từ khóa gốc.
- RELATED KEYWORDS: Các từ khóa liên quan đến từ khóa gốc mà bạn tìm kiếm. Có thể các từ khóa này không chứa từ khóa gốc nhưng vẫn được đề xuất.
- ORGANIC SEARCH RESULTS: Kết quả tìm kiếm tự nhiên đối với từ khoá gốc.
- Bước 4: Sử dụng tính năng “Keyword Magic Tool” để kiểm tra các từ khóa công cụ gợi ý ra.
- Bước 5: Ngoài ra, dựa vào kết quả các từ khóa mà hệ thống trả về, bạn có thể nghiên cứu từ khóa theo các tùy chọn như:
- Phrase Match.
- Exact Match.
- Related.
- Question.
9. Spineditor
Spineditor là công cụ SEO, bên cạnh việc hỗ trợ spin content chúng giúp kiểm tra thứ hạng từ khóa tương đối nhanh và chính xác.
Ưu điểm
- Kết quả từ khóa gợi ý tương đối chính xác.
- Trong số các công cụ có trả phí, Spineditor có mức chi phí khá rẻ, phù hợp với nhiều người dùng.
- Giao diện Tiếng Việt trở nên thân thuộc và dễ dùng.
Nhược điểm
- Chưa có xác thực về tính chính xác của các từ khoá mà hệ thống đề xuất.
- Không phù hợp với những SEOer chuyên nghiệp hay các doanh nghiệp lớn.
Chi phí sử dụng
Công cụ này cho phép bạn sử dụng miễn phí trong 3 ngày kể từ ngày đăng ký để trải nghiệm. Sau 3 ngày, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng phải trả chi phí 30.000 VNĐ/Tháng.
Cách sử dụng
- Bước 1: Truy cập vào đường link sau: http://spineditor.com/. Sau đó tiến hành đăng ký tài khoản Spineditor.
- Bước 2: Tại cột trái của giao diện, bạn nhấn chọn vào tính năng “Gợi ý từ khóa” để sử dụng tính năng nghiên cứu từ khoá.
- Bước 3: Hệ thống sẽ đưa cho bạn 2 tuỳ chọn gợi ý từ khoá để tiến hành nghiên cứu:
- Gợi ý từ khóa với 1 từ khóa/chủ đề phù hợp sau khi bạn nhập 1 từ khóa.
- Gợi ý từ khóa với nhóm từ khóa/chủ đề bằng cách nhập danh sách từ khóa bạn muốn nghiên cứu vào công cụ.
- Bước 4: Sau khi đã chọn được 1 trong 2 tùy chọn ở bước 3, bạn nhấn lựa chọn quốc gia và tỉnh thành cụ thể muốn nghiên cứu (Bạn có thể không sử dụng tính năng chọn tỉnh thành). Nhấn chọn “Kiểm tra lưu lượng”. Công cụ sẽ cung cấp cho bạn danh sách các từ khoá gợi ý chỉ trong vài giây.
- Bước 5: Nhấn nút “Xuất ra file excel” để tải về danh sách từ khoá để nghiên cứu sau này.
10. Moz Keyword Explorer
Moz là một trong những công cụ tìm từ khóa, kiểm tra thứ hạng, nghiên cứu chất lượng. Moz đáp ứng mọi nhu cầu của bạn như phân tích backlink, theo dõi xếp hạng đến nghiên cứu từ khóa. Ngoài ra, dựa vào những số liệu thống kê, hệ thống còn có nhiều đề xuất hỗ trợ tối ưu hóa website.
Ưu điểm
- Theo dõi xếp hạng từ khóa trên Google.
- Kiểm tra SEO website.
- Phân tích từ khoá và đề xuất nội dung.
- Phân tích, báo cáo dữ liệu về backlink.
Nhược điểm
- Không thiên về công cụ nghiên cứu từ khóa nên Moz không khám phá nhiều từ khóa.
- Hệ thống Data và Metrics chỉ có sẵn cho Hoa Kỳ.
Chi phí sử dụng Moz
- Gói Moz Pro cho phép bạn dùng thử miễn phí trong 30 ngày.
- Moz Pro Pricing: 99 USD/Tháng – 599 USD/Năm.
Cách sử dụng
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào đường link https://analytics.moz.com/pro/keyword-explorer để đăng ký tài khoản của MOZ rồi mới bắt đầu sử dụng công cụ.
- Bước 2: Lựa chọn một trong các cách nhập sau để nghiên cứu từ khoá:
- Keyword: Nhập thông tin bằng từ khóa hoặc chủ đề.
- Root domain: Nhập thông tin tên miền chính của trang web đang muốn nghiên cứu.
- Subdomain: Nhập thông tin tên miền phụ của trang web đang muốn nghiên cứu.
- Exact page: Nhập thông tin trang đích chính xác của trang web đang muốn nghiên cứu.
- Bước 3: Sau khi bạn đã tiến hành nhập thông tin vào ô tìm kiếm. Nhấn chọn “Analyze” và chờ khoảng vài giây. Hệ thống sẽ tiến hành trả về cho bạn các từ khoá gợi ý và thông tin liên quan đến từ khoá.
- Bước 4: Nhấn chọn “Keyword Suggestions” để xem thêm nhiều thông tin chi tiết danh sách từ khoá.
- Bước 5: Tải danh sách từ khóa về máy bằng cách chọn “Export” trong giao diện hiển thị từ khoá.
11. Google Keyword Tools – Google Adwords
Google Keyword Tools là công cụ nghiên cứu từ khóa Google do chính Google cung cấp. Công cụ này mang đến cho người dùng các báo cáo chi tiết giúp nắm được khối lượng tìm kiếm từ khóa thông qua các mốc thời gian tháng, quý,… Và ước tính giá thầu của từ khóa.
Ưu điểm
- Bạn có thể xem nhiều thông tin liên quan đến từ khóa mà bạn muốn nghiên cứu ở nhiều khu vực hơn: Quốc gia, tỉnh hoặc một thành phố nào đó.
- Công cụ AI tiên tiến có khả năng đề xuất cho bạn từ khóa phù hợp cho nhóm quảng cáo mà bạn đang chạy để tập trung vào PPC.
Nhược điểm
- Trước đây có 3 loại đối sánh từ khóa là: rộng, cụm từ và chính xác nhưng hiện tại chỉ còn hiển thị đối sánh chính xác.
- Tùy chọn các truy vấn liên quan đã bị loại bỏ.
- Không còn phân biệt 2 loại dữ liệu từ khóa dành cho phiên bản điện thoại di động và máy tính.
Cách sử dụng
Bước 1: Truy cập vào Google Keyword Planner và đăng ký cho mình một tài khoản.
Bước 2: Bạn đăng nhập Google Adwords, trên thanh công cụ ở đầu trang, nhấn chọn biểu tượng cờ lê “Tools and settings” > chọn Keyword Planner.
Bước 2: Lựa chọn 1 trong 2 tính năng của Discover New Keywords – Khám phá các từ khóa mới:
- Bắt đầu với từ khóa bằng cách nhập những từ hoặc cụm từ liên quan đến chủ đề mà thương hiệu của bạn đang hướng đến.
- Bắt đầu với một website bằng cách sử dụng địa chỉ của trang web mà bạn đang quan tâm, đó có thể là tên miền hoặc URL của một bài viết của trang web đó.
Sau đó bạn nhấp vào Get Results để đến bước tiếp theo.
Bước 3: Hệ thống sẽ trả về cho bạn danh sách các từ khóa mà bạn muốn kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng. Thông qua đó bạn sẽ biết được từ khóa đó có bao nhiêu nhấp chuột và hiển thị ở vị trí nào.
Trên đây là 11 công cụ nghiên cứu từ khóa Google uy tín. Nếu bạn đang có ý định triển khai chiến dịch SEO website, hy vọng những công cụ được Vietnix giới thiệu trên đây sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn biết thêm những công cụ nghiên cứu từ khóa nào khác có thể để lại bình luận bên dưới để Vietnix và mọi người cùng tham khảo. Chúc các bạn thành công!