Nghẹt mũi có thể rất khó chịu, nó khiến bạn không thể hít vào cũng không thể thở ra dễ dàng. Điều này có thể cản trở việc thở, gây đau đầu và khiến bạn mất ngủ ban đêm. Áp dụng những cách trị nghẹt mũi dưới đây có thể hữu ích, giúp bạn thở nhẹ hơn và nhanh chóng hết nghẹt mũi. Đây là những cách làm hết nghẹt mũi mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với những bước rất đơn giản.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Nghẹt mũi xảy ra khi có thứ gì đó kích thích các mô lót bên trong mũi của bạn. Kích ứng tạo ra phản ứng dây chuyền viêm, sưng tấy và sản xuất chất nhầy, khiến bạn khó hít thở không khí qua mũi. Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi có thể do cảm lạnh, cúm, dị ứng, ô nhiễm, thậm chí chỉ là không khí khô.
Nghẹt mũi thường hết sau vài ngày, nhưng nghẹt mũi kéo dài một tuần hoặc hơn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu không biết cách làm sao để hết nghẹt mũi, nghẹt mũi có thể gây viêm xoang, polyp mũi hoặc nhiễm trùng tai giữa.
Bất kể nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi là gì, có một số cách làm hết nghẹt mũi đơn giản bạn có thể làm tại nhà để nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Những cách trị nghẹt mũi tự nhiên này sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như buồn ngủ hoặc bồn chồn.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi có thể do cảm lạnh, cúm, dị ứng, ô nhiễm, không khí khô
Mách bạn những cách trị nghẹt mũi nhanh khỏi nhất
Rửa mũi
Rửa sạch bên trong mũi bằng dụng cụ rửa mũi hoặc bình rửa mũi là một cách trị nghẹt mũi dễ thực hiện có tác dụng làm mềm, lỏng và rửa sạch chất nhầy, đồng thời làm giảm nghẹt mũi ngay lập tức.
Bình neti trông giống như một ấm trà nhỏ, bạn có thể mua tại nhà thuốc và đừng quên mua thêm một ít dung dịch muối. Bạn cũng có thể tự làm dung dịch rửa mũi tại nhà như sau: Trộn 1 cốc nước cất đóng chai, một chút muối nở và nửa thìa cà phê muối.
Thực hiện rửa mũi 1 đến 2 lần một ngày để có kết quả tốt nhất.
Dùng hơi nước
Một mẹo trị nghẹt mũi được áp dụng nhiều là dùng hơi nước xông mũi. Hơi nước có thể làm loãng chất nhầy và giúp nó thoát ra khỏi mũi. Cách làm khá đơn giản, bạn đổ nước sôi vào một cái bát lớn, che đầu bằng một chiếc khăn, cúi xuống bát và hít vào hơi nước. Không nên dùng nước quá nóng vì như thế có thể sẽ gây bỏng.
Thực hiện cách trị nghẹt mũi với hơi nước này khoảng 3 đến 4 lần một ngày.
>> Máy xông mũi họng giúp bạn xông hơi nước vào sâu bên trong khoang mũi. Xem ngay các mẫu máy xông mũi họng mới nhất
Một cách trị nghẹt mũi được áp dụng nhiều là dùng hơi nước để xông
Cách chữa nghẹt mũi với nước muối xịt mũi
Nghẹt mũi phải làm sao? Sử dụng thuốc xịt mũi bằng nước muối dịu nhẹ có thể giúp loại bỏ nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng. Xịt mũi bằng nước muối giúp giữ cho đường mũi thông thoáng bằng cách rửa sạch mọi chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hoặc vẩy da thú cưng có thể dẫn đến nghẹt mũi. Cách trị nghẹt mũi này cũng có thể làm lỏng chất nhầy đặc hoặc khô để loại bỏ dễ dàng hơn. Dung dịch nước muối cũng giúp làm dịu đường mũi khô, bị kích ứng.
Cách trị nghẹt mũi với bạc hà
Bạc hà và tinh dầu bạc hà là chất thông mũi tự nhiên có thể làm loãng chất bẩn trong mũi của bạn. Bạn cũng có thể uống trà bạc hà bằng cách mua ở cửa hàng hoặc tự làm: Ngâm 1 thìa cà phê bạc hà khô vào cốc nước sôi trong 10 phút. Uống một cốc đến 5 lần một ngày.
>> Bên cạnh bạc hà thì bạn cũng có thể trị nghẹt mũi bằng tỏi đây cũng là cách trị nghẹt mũi vô cùng hiệu quả tại nhà
Cách trị nghẹt mũi với trà bạc hà rất hiệu quả
Dùng máy tạo độ ẩm
Nhiều chuyên gia cho biết dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương mát trong nhà hoặc văn phòng của bạn là một cách hết nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả. Hít thở trong không khí ẩm có tác dụng giảm viêm xoang, các mô mũi bị ích ứng sẽ được làm dịu và dĩ nhiên các chất nhầy trong mũi cũng sẽ được làm loãng và chảy ra ngoài.
Tắm nước nóng trị nghẹt mũi tại nhà
Bạn có bao giờ nhận thấy rằng khi bạn bị cảm lạnh, việc tắm nước ấm dưới vòi sen có thể khiến bạn cảm thấy mình dễ chịu hơn? Lý do là hít hơi nước sẽ làm giảm đau và áp lực xoang, bằng cách này sẽ giúp chất nhầy thoát ra ngoài, hơi thở của bạn trở lại bình thường. Nên tắm nước nóng được xem là một mẹo chữa nghẹt mũi ngay lập tức.
Tắm nước nóng trị nghẹt mũi tại nhà
Thay đổi thói quen ngủ
Tình trạng nghẹt mũi thường tồi tệ hơn vào ban đêm, nhất là khi bạn nằm thẳng vì lúc này trọng lực khiến chất nhầy đọng lại hoặc trào ngược lên thay vì chảy ra ngoài. Để giải quyết vấn đề này, hãy đặt thêm một hoặc hai chiếc gối dưới đầu để trọng lực có thể hỗ trợ bạn.
Ngoài ra, để làm loãng chất nhầy và khiến nó chảy ra ngoài, hãy bật máy phun sương mát hoặc máy tạo độ ẩm ở cạnh giường. Đây là một mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ rất dễ thực hiện.
Chườm nóng
Nghẹt mũi nên làm gì? Nếu nghẹt mũi gây ra đau đầu, đau xoang thì bạn hãy thử cách chườm nóng lên vùng mũi và trán. Điều này sẽ giúp áp lực ở mũi giảm bớt, giảm viêm và khó chịu.
Để chườm nóng, bạn có thể mua túi nóng ở cửa hàng hoặc tự làm ở nhà bằng cách ngâm khăn với nước ấm, vắt nước rồi đắp lên má, trán và mũi. Lưu ý chườm nóng ít nhất 20 phút để có hiệu quả và có thể lặp lại thường xuyên nếu cần.
Uống đủ nước
Uống đủ nước không có tác dụng giảm nghẹt mũi ngay lập tức nhưng duy trì lượng nước vừa đủ cho cơ thể sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong đường mũi, các xoang bị tắc nghẽn từ đó cũng dễ thoát ra hơn. Các bác sĩ cho rằng uống nước nóng hoặc ấm sẽ tốt hơn để giảm các triệu chứng cảm lạnh so với nước lạnh.
Duy trì lượng nước vừa đủ cho cơ thể sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong đường mũi
Khi nào cần tìm đến bác sĩ?
Thông thường, nghẹt mũi sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Nghẹt mũi kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang nghiêm trọng cần được điều trị. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có kèm thêm các triệu chứng khác cản trở giấc ngủ hoặc những hoạt động bình thường của bạn như:
- Sốt cao.
- Các triệu chứng nghẹt mũi kéo dài hơn hai tuần.
- Đường mũi bị chặn hoàn toàn.
- Da hoặc môi có màu hơi xanh (gọi là tím tái).
- Nhịp thở nhanh.
- Khó thở.
Nếu nghẹt mũi kéo dài hơn hai tuần thì bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám
Trên đây là những cách trị nghẹt mũi được nhiều người áp dụng và được đánh giá là hiệu quả nhanh nhất. Hy vọng bạn sẽ thực hiện những cách nêu trên thành công để cải thiện sức khỏe của mình. maytaooxy.vn cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!