Mẫu thông báo đòi nợ khách hàng thông dụng nhất 2023

Mẫu thông báo đòi nợ khách hàng thông dụng nhất 2023

CÔNG TY …

Số: …/2022/CV-

V/v: Đề nghị thanh toán công nợ/ Thông báo nhắc nợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 202

ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN/ THÔNG BÁO NHẮC NỢ

Kính gửi: Công ty … (khách hàng)

Căn cứ theo hợp đồng/ hóa đơn………………….về việc …………………..giữa công ty (doanh nghiệp)……và công ty (khách hàng)……..

Thời hạn thanh toán của khoản công nợ trên là …………..ngày. Nhưng đến nay là ngày …………(quá hạn………ngày) nhưng chúng tôi chưa nhận được thanh toán cho khoản công nợ đó.

Vậy công ty …………đề nghị Công ty ……………thanh toán cho chúng tôi:

Số tiền: …………. đồng

(Bằng chữ:……………………/.)

Đề nghị công ty chuyển khoản cho chúng tôi vào tài khoản sau:

– Tên đơn vị thụ hưởng: ………………

– Tài khoản số: ……….. tại Ngân hàng ……………. – CN ……………

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:

– Như kính gửi;

– Lưu: VT.

CÔNG TY ……..

Giám đốc (ký, đóng dấu)

Mẫu thông báo đòi nợ khách hàng là gì

Mẫu thông báo đòi nợ khách hàng là một tài liệu mà một công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng để thông báo cho khách hàng rằng họ đang nợ tiền và yêu cầu khách hàng thanh toán khoản nợ đó. Thông báo đòi nợ được sử dụng khi khách hàng không trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, hoặc khi thanh toán của họ trễ hạn so với thỏa thuận ban đầu.

Mẫu thông báo đòi nợ khách hàng thường bao gồm các thông tin cần thiết như tên khách hàng, địa chỉ, số tiền đang nợ, thời hạn trả nợ, các chi tiết về các khoản phí chậm trễ, và các hình thức thanh toán khác nhau mà khách hàng có thể sử dụng để thanh toán khoản nợ.

Rất hay:  Phần mềm ninja

Mẫu thông báo đòi nợ khách hàng thường được gửi qua email hoặc thư trực tiếp đến khách hàng. Việc sử dụng mẫu thông báo đòi nợ giúp cho công ty hoặc cá nhân đòi nợ có thể quản lý khoản nợ của mình một cách chuyên nghiệp hơn, cũng như giúp cải thiện việc quản lý tài chính và tăng khả năng thu nợ.

Công nợ phải thu luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu đối với doanh nghiệp. Đó là phần vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng bởi khách hàng. Doanh nghiệp luôn phải tìm biện pháp để thu hồi nhanh chóng khoản công nợ này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tìm cách để quản lý công nợ phải thu một cách hiệu quả.

>> Chỉ 2.000.000đ – Sở hữu ngay công cụ hỗ trợ kế toán ưu việt

Cách quản lý công nợ phải thu hiệu quả

Sàng lọc khách hàng

Bước đầu tiên trong quá trình quản lý công nợ phải thu là sàng lọc khách hàng. Một khách hàng có điểm tín dụng tốt sẽ là một khách hàng có đủ tiềm lực tài chính để mua hàng, có khả năng trả nợ và thời gian trả nợ nhanh chóng.

Để đảm bảo những điều này, doanh nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về khách hàng trước khi kí kết hợp đồng và giao dịch với khách hàng đó. Doanh nghiệp cần có những thông tin nhất định về khách hàng.

Trong thời đại hiện nay, lượng thông tin rất nhiều nhưng để chọn lựa được những thông tin phù hợp và đắt giá về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Doanh nghiệp cần phải hoạt động đủ lâu trong một lĩnh vực để am hiểu thị trường và khách hàng, thường xuyên tham gia các cộng đồng cho doanh nghiệp trong ngành để trao đổi thông tin. Đó là những kênh mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo nguồn tin cậy giới thiệu khách hàng đến cho doanh nghiệp.

Rất hay:  CÁCH SỬ DỤNG CỐC NGUYỆT SAN LINCUP HIỆU QUẢ - Chiaki

Có quy trình quản lý công nợ hiệu quả

Sau khi sàng lọc khách hàng và ký hợp đồng bán hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo có quy trình quản lý công nợ hiệu quả.

Công nợ khách hàng phải được quản lý chặt chẽ từ khâu xuất bán hàng đến khi thu hồi hết công nợ. Trước khi xuất bán hàng, cần kiểm tra định mức công nợ khách hàng để đảm bảo khách hàng không nợ quá số tiền định mức. Nếu vượt quá thì dừng xuất bán hàng và yêu cầu khách hàng thanh toán trước. Với những trường hợp đặc biệt cần sự xem xét của cấp quản lý và ra quyết định.

Sau khi xuất bán hàng, kế toán cần nhanh chóng gửi hóa đơn và các hồ sơ đề nghị thanh toán cho khách hàng, theo dõi sát việc nhận hàng và hồ sơ của khách hàng. Đảm bảo khách hàng nhận được nhanh nhất hồ sơ thanh toán.

Đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng để đảm bảo số liệu cả hai bên ghi nhận đúng và khớp số liệu với nhau. Mỗi lần đối chiếu công nợ, khéo léo nhắc nhở khách hàng về việc thanh toán bớt công nợ. Làm biên bản đối chiếu công nợ bằng văn bản và có xác nhận chữ ký của đại diện hai bên doanh nghiệp.

Đợi khách hàng thanh toán và theo dõi thời gian thanh toán của khách hàng. Nếu quá thời hạn thanh toán mà khách hàng chưa thanh toán thì phải giục khách hàng thường xuyên hơn và báo cáo với cấp cao hơn để xử lý.

Kế toán công nợ phải thường xuyên cập nhật số liệu công nợ để đảm bảo thông tin cập nhật kịp thời liên tục. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể áp dụng mức thưởng cho kế toán công nợ nếu thu hồi công nợ hiệu quả. Đối với bộ phận kinh doanh, hoa hồng nhận được có thể gắn một phần nhỏ với việc thu hồi công nợ khách hàng. Đó cũng là một số cách để

Rất hay:  Hé lộ cách tính số điện thoại phong thủy đại cát chuẩn xác

Nếu quá lâu khách hàng chưa thanh toán, doanh nghiệp có thể làm công văn hoặc thông báo đòi nợ bằng văn bản gửi cho khách hàng yêu cầu thanh toán. Nhớ lấy đủ thông tin của bên chuyển phát nhanh về việc đã gửi văn bản cho khách hàng làm bằng chứng cho các bước ở sau. Mẫu thông báo đòi nợ đính kèm ở phần sau.

Trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi

Với những khoản công nợ khó đòi cần có đầy đủ bằng chứng về việc xác định công nợ như biên bản đối chiếu công nợ, công văn thông báo đòi nợ, hợp đồng kinh tế…

Quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp có thể trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo tỷ lệ nhất định để dự kiến trước mức tổn thất có thể không thu hồi được nợ.

Bước này đảm bảo cho doanh nghiệp không bị sốc khi có nguy cơ mất vốn.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Mẫu thông báo đòi nợ khách hàng”

Thông báo nhắc nợ khách hàng Mẫu thông báo nợ quá hạn của Ngân hàng Mẫu thông báo đòi nợ của Ngân hàng Mẫu tin nhắn đòi nợ Mẫu thông báo thu hồi công nợ Mẫu thông báo lịch thanh toán Văn mẫu đòi nợ Biểu mẫu công nợ khách hàng

Bài viết liên quan

Quản lý nợ là gì? Quản lý công nợ phải thu và công nợ phải trả

Quy trình kế toán công nợ phải thu trong doanh nghiệp

Chiến lược trả nợ theo phương pháp Snowball