Phần mở đầu
“Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010)… Mùa thu, tháng 7, vua dời đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long”
(Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)
Căn cứ vào thông tin nào trong đoạn trích trên để biết được sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử?
Căn cứ vào thời gian trong đoạn trích Canh Tuất, Thuận Thiện năm thứ nhất (1010), mùa thu tháng 7 để thấy rằng sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử từ tháng 7, năm 1010, dưới thời nhà Lý.
1. Vì sao phải xác định thời gian trang 10 Sử 6
Quan sát bảng trên và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau
Quan sát vào bảng trên ta thấy, muốn sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau thì chúng ta cần phải nắm được mốc thời gian của các sự kiện đó. Theo đó, sự kiện nào có mốc thời gian bé thì diễn ra trước và sự kiện nào có mốc thời gian lớn thì diễn ra sau.
2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào
Câu 1. Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?
– Qua quan sát bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam, có thể thấy: các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo thứ tự trước – sau dựa trên cơ sở: thời gian diễn ra sự kiện
+ Mốc thời gian nhỏ => sự kiện diễn ra trước => được sắp xếp trước.
+ Mốc thời gian lớn => sự kiện diễn ra sau => được sắp xếp sau.
Câu 2. Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công Nguyên và Công Nguyên.
Dựa vào sơ đồ hình 2.3 ta thấy:
– Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Giêsu được sinh ra
– Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời.
Câu 3. Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm.
Quan sát sơ đồ hình 2.4, ta thấy:
– Một thập kỷ là 10 năm.
– Một thế kỷ là 100 năm.
– Một thiên niên kỷ là 1000 năm.
Luyện tập vận dụng – Giải bài 1, 2, 3 trang 12 Lịch sử 6 SGK Cánh diều
Câu 1: Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
– Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch.
– Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt trăng chuyển động một vòng quay quanh Trái Đất được tính là một tháng.
– Dương lịch là cách tính dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quay quanh Mặt Trời được tính là một năm.
Câu 2: Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay?
– Tết Nguyên Đán ở Việt Nam tính theo Âm lịch.
– Ví dụ:
+ Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Trung Thu: được tính theo Âm lịch.
+ Ngày Quốc khánh, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: được tính theo Dương lịch.
Câu 3: Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ năm 40 đến năm hiện tại (2021) là 2061 năm, tương đương với 206 thập kỉ + 1 năm, tương đương với 20 thế kỉ + 6 thập kỉ + 1 năm.