Việt Nam Tour Trekking

Bạn đã biết được các cách sơ cứu khi bị ong đốt hiệu quả tức thì hay chưa? Nếu chưa hãy cùng theo dõi bài viết hướng dẫn từ Vietrek Travel dưới đây.

Ong là con vật có nhiều công dụng như tạo mật sử dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bị đốt lại có thể nguy hiểm. Cho nên việc sơ cứu khi bị ong đốt là điều cần thiết ngay lúc đó. Nếu bị nhẹ, bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức nhưng nhiều người lại chuyển biến thể trạng nặng.

Ra khỏi khu vực có ong

Bạn nên biết rằng ong chỉ đốt để phòng vệ. Rất có thể chúng nghi ngờ hoặc bị bạn tấn công vào khu vực có tổ sinh sống. Cho nên bạn cần phải bình tĩnh và nhanh chóng rời khỏi nơi này.

Ra khỏi nơi có ong nhanh chóng

Chú ý kiếm vật dụng hoặc có mũ, khăn bịt mặt hoặc chùm kín để tránh bị tấn công trực tiếp khiến cơ thể bị sưng, đau. Hoặc bạn có thể dùng tay vớt đất cát vung lên cao xua đuổi khi bị cả đàn ong bay theo tấn công. Lúc này, không nên dùng cành cây xua vì càng khiến chúng bu đầy lại hơn.

Sơ cứu vết ong đốt

Sau khi ra chỗ thoáng không còn ong, bạn cần dùng dụng cụ gắp ngòi kim chích của ong ra ngoài. Cách sơ cứu khi bị ong đốt này nên lấy cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm gãy ngòi bên trong con ong. Bạn không được dùng tay bóp vì có thể làm tiết thêm nọc độc, lan ra gây tình trạng đau rát. Cách tốt nhất là hãy nhẹ nhàng vuốt, tìm nọc ong để lôi nó ra trong tình trạng nguyên vẹn.

Cần lấy nọc ong để tránh độc

Nọc ong khi ngấm vào cơ thể là hợp chất có tính acid nên gây tình trạng đau chói, ngứa và sưng nề tại chỗ. Nhẹ là đau nhức, sưng tấy vài ngày rồi khỏi nhưng cũng có người bị ngộ độc. Tình trạng này có thể gây phá vỡ các tế bào, tiêu cơ cấp tính, thậm chí tắc ống thận, làm các cơ quan bị tổn thương, cuối cùng suy đa phủ tạng.

Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch

Một cách sơ cứu khi bị ong đốt làm giảm đau, sưng khác là làm sạch vết thương với nước. Sau đó làm khô rồi chườm đá lạnh hay lấy miếng gạc sạch lạnh đắp lên. Cách này giúp giảm đau nhức, khó chịu và sưng hiệu quả.

Chườm đá vào vết bị ong đốt

Sơ cứu khi bị ong đốt: Rửa vết đốt

Bạn chú ý phải rửa vết ong đốt sạch sẽ bằng nước sạch hoặc cồn. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hàng ngày, đều đặn. Nên chọn loại Povidine 10% hoặc cồn 70 độ, bôi khoảng 2 lần mỗi ngày.

Rất hay:  Hướng dẫn chi tiết cách đặt hàng thời trang trên website nước ngoài

Trong trường hợp bạn thấy vết ong đốt đau rát, hãy liên tục rửa vết thương của mình dưới vòi nước. Nhờ nước, vết thương của bạn sẽ được làm mát và đỡ đau hơn rất nhiều.

Uống nhiều nước

Khi bị ong đốt, nọc độc đi vào bên trong cơ thể và gây ra các phản ứng khác nhau. Bạn tuyệt đối đừng bỏ qua việc uống nhiều nước để giúp đẩy độc tố ra ngoài. Như vậy vết thương mới nhanh chóng đỡ đau nhức, giảm mệt mỏi và nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.

Uống nhiều nước để thải độc ra ngoài

Nếu có thể, bạn hãy pha nước cam hoặc nước chanh để uống ngay sau khi bị ong đốt. Nghe có vẻ không liên quan nhưng lượng vitamin C cao cùng khả năng làm mát tuyệt vời của những loại nước trái cây sẽ khiến cơn đau dịu đi. Đồng thời, giảm nguy cơ phát tác nọc độc của ong.

Tới cơ sở y tế để sơ cứu khi bị ong đốt

Người bị nhiều ong đốt hoặc ong đốt xong xuất hiện các dấu hiệu nặng phải tìm ngay tới cơ sở y tế gặp bác sĩ thăm khám, chữa trị. Các dấu hiệu nguy hiểm như bị đốt nhiều vào vùng mặt, cổ và phù nề lan nhanh, sốt, khó thở, mệt mỏi, đi tiểu có màu đỏ như máu, mẩn đỏ, ngứa ngáy, choáng váng, đau đầu,…

>>> Tour Trekking Hà Giang hấp dẫn đối với du khách.

Bôi kem đánh răng

Một trong những mẹo dân gian là sử dụng kem đánh răng thoa lên vị trí bị ong đốt. Bạn thoa xong trên da để khoảng 30 phút để khô, vùng bị ong đốt sẽ có cảm giác tê nhẹ và giảm bớt đau hơn.

Tuy nhiên mẹo này chỉ phù hợp với những người ít bị kích ứng. Vì các chất trong kem đánh răng có khả năng tác động xấu đến da của bạn. Từ đó gây nên tình trạng ngứa rát nghiêm trọng ở những vùng lân cận.

Xem thêm:

Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm trong trường hợp khẩn

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn theo lời khuyên của chuyên gia

Sơ cứu khi bị ong đốt bằng cách bôi giấm táo

Giấm táo là một trong những nguyên liệu cần trong cuộc sống. Chúng có tính kháng viêm, bạn có thể dùng để bôi lên vết ong đốt để giảm đau, giảm sưng, đỡ ngứa ngáy hơn.

Bôi giấm táo lên vết ong đốt

Sử dụng tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương không chỉ mang đến mùi thơm mà còn giúp tinh thần của bạn thêm dễ chịu hơn. Tinh dầu này khi thoa lên vết thương ong chích còn ngăn chặn được vết sưng tấy giảm đau nhức hiệu quả. Nếu không có tinh dầu oải hương thì bạn có thể pha loãng thêm bất cứ loại tinh dầu nào tương tự trung tinh nào đó để bôi vào da tương tự.

Rất hay:  Microsoft PowerPoint - Tải về

Sử dụng tinh dầu oải hương dịu đi vết ong chích

Hành tím

Nước có trong hành tím có tác dụng chính là loại bỏ đi các nọc độc và làm sưng tấy hiệu quả. Bạn hãy cắt một vài lát hành rồi sau đó chà nhẹ lên khu vực bị ong đốt và hãy cứ lặp đi lặp lại cách thức này cho đến khi vết thương đã dịu hẳn hoàn toàn.

Đọc thêm: DU LỊCH 2 NGÀY 1 ĐÊM NÊN ĐI ĐÂU GẦN TPHCM VÀ HÀ NỘI?

Sử dụng mật ong

Cách làm hết sưng khi bị ong đốt mà bạn không thể ngờ đến đó là sử dụng mật ong để làm xoa dịu. Mật ong có khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương cực hiệu quả. Chỉ cần bôi một chút mật ong lên vùng da bị tổn thương và giữ nguyên trong vòng 30 phút là bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Sử dụng mật ong có khả năng chữa lành vết thương hiệu quả

Đu đủ

Khi bạn bị ong đốt thì có thể dùng cách đắp đu đủ lên vết thương để làm hết sưng đâu. Hàm lượng enzym có trong đu đủ sẽ có tác dụng kháng viêm giúp cho các vết ong đốt nhanh chóng lành lại.

Đọc thêm: CUỐI TUẦN ĐI ĐÂU Ở SÀI GÒN VUI KHÓ CƯỠNG

Bôi xà phòng và nước lạnh

Một mẹo khác sử dụng để sơ cứu khi bị ong đốt đó là xả nước lạnh. Cách này vừa làm sạch vùng da vừa tiếp xúc với bụi đất cũng như ong đốt.

Nước lạnh giúp bạn có cảm giác được làm dịu da, đỡ châm chích, đau nhức đáng kể. Xà phòng trên vết thương có tác dụng diệt khuẩn, lấy bẩn đi và lấy đi cả nọc độc còn lại trên da.

>> Xem thêm:

Tour Trekking núi Đại Bình hấp dẫn đến thế nào?

Bôi mật ong

Mật ong với vô vàn tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và cũng hiệu quả khi sơ cứu lúc bị ong đốt. Việc bôi mật ong lên vết thương bị chừng khoảng 15 phút giúp làm dịu, giảm sưng đau hiệu quả.

Đây là một loại nguyên liệu lành tính và chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Vì thế bạn đừng bỏ qua trong những lúc cấp bách nhé!

Cách phòng tránh bị ong đốt

Tai nạn ong đốt mặc dù chúng ta thường gặp đặc biệt là các bạn hay đi tour trekking ở trong rừng sâu thì khi bị ong đốt sẽ khá nguy hiểm. Chính vì thế mà bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cách tốt nhất là để không bị ong đốt bạn hãy thực hiện những biện pháp sau:

Rất hay:  10+ Cách vẽ mâm ngũ quả đơn giản nhất cho các bé - NGONAZ

Cách phòng tránh bị ong đốt

  • Hãy tránh xa những khu vực có nhiều tổ ong đang sinh sống

  • Tuyệt đối không dùng gậy, que chọc để phá tổ ong đặc biệt căn dặn điều này với trẻ em.

  • Không nên đi vào khu vực nào có nhiều cây cối vào ban đêm bởi lúc này sẽ thường khó quan sát và hạn chế phát hiện được những tổ ong lớn làm tổ ở vị trí thấp.

  • Đối với những người hay nuôi ong lấy mật thì cần phải đảm bảo tốt công tác mang áo quần phòng hộ. Đặc biệt là không để lộ phần da bên ngoài.

  • Nếu như muốn xua đuổi hoặc phá đàn ong thì có thể sử dụng khói hoặc lửa. Thay vì bạn dùng que hay gậy chọc trực tiếp vào tổ của chúng.

  • Bạn hãy vệ sinh các nhánh cây um tùm, không tạo điều kiện cho ong làm tổ ở quanh nhà.

  • Không nên chạy khi ong đuổi theo

  • Hãy lựa chọn nước hoa hoặc sữa dưỡng thể cần lưu ý tránh các mùi hương ngọt bởi chúng có thể thu hút các loài ong.

  • Khi bạn đi vào rừng thì nên lựa chọn trang phục che chắn tay chân và thân mình. Nhớ đội mũ có màng che mặt đi giày kín và mang găng tay.

Đọc thêm:

VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA THU HÚT DU KHÁCH NHƯ THẾ NÀO?

Khi nào cần đến bác sĩ vì bị ong đốt?

Trong hầu hết trường hợp, việc ong đốt không gây nguy hiểm tới tính mạng. Và mọi người có thể tự điều trị tại nhà mà không cần tới các bệnh viện chuyên khoa.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì cần thận trọng và đến bệnh viện khám ngay lập tức:

  • Bị nhiều con ong đốt/ bị đốt nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

  • Bị đốt gần mắt, miệng.

  • Vết ong đốt bị sưng tấy nghiêm trọng, có thấy máu hoặc mủ ở vết thương.

  • Người bị ong đốt có dấu hiệu sốt cao không giảm sau 1 ngày.

  • Tình trạng đau buốt, rát da vùng bị ong đốt kéo dài,gây khó chịu.

Lời kết

Trên đây là phần hướng dẫn của Vietrek Travel về cách sơ cứu khi bị ong đốt như thế nào cho đúng và hiệu quả rõ rệt. Trên website của chúng tôi có giới thiệu nhiều chương trình du lịch khám phá các vùng miền và trải nghiệm các trò chơi, cảm giác mới. Nếu bạn muốn biết hãy ghé vào đọc và liên hệ khi muốn sử dụng dịch vụ nhé. Những tour trekking hấp dẫn của chúng tôi sẽ giúp bạn có được một trải nghiệm độc đáo.