Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh hay còn có tên gọi khác là kỹ thuật vỗ rung long đờm là phương pháp giúp cải thiện viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh. Kỹ thuật vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh này chỉ nên thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phương pháp vật lý trị liệu dành cho hô hấp ở bệnh nhi.
1. Kỹ thuật thực hiện phương pháp vật lý trị liệu hô hấp nhi
Phương pháp vật lý trị liệu hô hấp nhi được thực hiện qua 4 bước với khoảng thời gian thực hiện là từ 10 – 15 phút. Tuỳ thuộc vào thể trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ quyết định số lần thực hiện can thiệp. Các bước lần lượt như sau:
- Bước 1: Tại bước thông mũi họng trẻ được đặt nằm nghiêng trên sàn. Sau đó mẹ đứng về phía chân trẻ, đồng thời giữ hai tay bé. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành bơm nước muối sinh lý vào phía trên lỗ mũi. Một dòng chảy liên tục sẽ được tạo ra từ khoang mũi trên tới khoang mũi dưới. Công việc này giúp làm loãng đàm nhớt, đưa các chất dịch tiết ra ngoài.
- Bước 2: Trẻ tiến hành hỉ mũi. Kỹ thuật viên bịt lỗ mũi trên trẻ đồng thời đóng kín miệng. Khi đó, đờm sẽ theo lỗ mũi dưới đi ra ngoài. Sử dụng giấy lau sạch và lặp lại quá trình thông mũi họng và hỉ mũi. Kết thúc quá trình khi không thấy dịch mũi chảy ra bên ngoài.
- Bước 3: Kỹ thuật “chặn gốc lưỡi”. Nhân viên y tế khi quan sát thấy trẻ chuẩn bị thở, cần đặt ngón cái tại gốc lưỡi trẻ và nhẹ nhàng di chuyển. Việc làm này hỗ trợ đẩy đờm nhớt và các chất tiết dịch tại họng ra khỏi miệng.
- Bước 4: Kỹ thuật tăng luồng khí thở là bước cuối trong vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh . Kỹ thuật viên sẽ tạo một lực đẩy mạnh tương tự như một cơn ho. Lượng đờm nhớt còn đọng lại trong cổ họng trẻ sẽ được đẩy ra ngoài.
2. Hướng dẫn bố mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ tại nhà?
Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật và am hiểu về sức khỏe hô hấp nhi mới có thể thực hiện. Đặc biệt, khi tự áp dụng không đúng kỹ thuật, trẻ có nguy cơ bị sặc đờm, khó thở, gây nguy hiểm.
Bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp hỗ trợ sau tại nhà:
- Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ thường xuyên với tần suất 4 – 5 lần/ ngày. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, bố mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ.
- Nên dùng khăn mặt hoặc khăn giấy sạch để vệ sinh mũi cho trẻ nhằm đảm bảo vệ sinh.
- Cho trẻ uống nhiều nước tại nhà để làm loãng đờm.
- Khi trẻ ngủ, mẹ hãy kê cao đầu và đặt trẻ nằm nghiêng để hô hấp được tốt hơn.
- Mẹ hạn chế dùng miệng trực tiếp hút mũi cho trẻ vì miệng mẹ thường chứa nhiều vi khuẩn.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần nghe theo chỉ định của bác sĩ để tránh uống nhầm thuốc khiến đờm đặc quánh.
3. Lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh
Khi áp dụng vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh , ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trẻ cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn xem trẻ có thật sự cần thiết thực hiện vật lý trị liệu hô hấp hay không. Nguyên nhân là do nếu trẻ đang lên cơn suyễn thì vật lý trị liệu chỉ có khả năng làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ.
- Không tự ý thực hiện phương pháp này tại nhà mà cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật viên hoặc bác sĩ có chuyên môn.
- Bố mẹ nên cho trẻ ăn trước 2 giờ trước khi thực hiện vật lý trị liệu hô hấp. Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng khí dung để đờm trong họng trẻ được loãng ra.
- Sau khi trẻ hoàn thành, bố mẹ hãy ôm ấp trẻ để bé giảm quấy khóc. Sau 10 phút thực hiện, trẻ có thể uống nước ấm hoặc sữa.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh vật lý trị liệu hô hấp. Để phương pháp can thiệp trên đạt hiệu quả cao, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để các bé nhanh chóng hồi phục chức năng hô hấp.