Nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ
Cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ khá đơn giản nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết. Hắt hơi sổ mũi ở trẻ có thể do nguyên nhân sau:
-
Cảm lạnh thông thường: là nguyên nhân điển hình nhất gây hắt hơi, sổ mũi ở trẻ. Đây thường là một căn bệnh nhẹ và thường tự khỏi trong vòng một tuần. Chảy nước mũi thường kèm theo sốt nhẹ. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác như đau đầu, đau họng, ho, hắt hơi, chảy nước mắt và mệt mỏi.
-
Cảm cúm: bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa. Ở trẻ em, sức đề kháng chưa hoàn thiện là một trong các nhân tố thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
-
Viêm mũi dị ứng: cũng có thể gây hắt hơi, sổ mũi, thường đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt. Chúng thường xảy ra sau khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng (những chất có thể tạo ra phản ứng dị ứng trong cơ thể). Chúng có thể xảy ra trong một mùa cụ thể hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có triệu chứng tương tự cảm lạnh, cảm cúm thông thường nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tần suất xuất hiện triệu chứng, đặc biệt khi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, cây cối, mạt bụi… để có cách phòng tránh tốt nhất.
-
Viêm xoang: Trẻ nhỏ bị viêm xoang có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng sau: hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn 10 đến 14 ngày, có thể trong hoặc đặc và có màu xanh hoặc vàng, chảy nước mũi sau, ho ban ngày có thể nặng hơn vào ban đêm, và sưng quanh mắt.
Cảm lạnh, Cảm cúm, Viêm mũi dị ứng, Viêm xoang là những nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ
Nguyên nhân ít gặp như:
-
Dị vật trong mũi: Do trong lúc chơi đùa trẻ vô tình cho đồ chơi như hạt lạc, viên bi… vào lỗ mũi, không chỉ gây hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi mà còn có thể gây nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.
-
Lệch vách ngăn mũi: Hai bên phải và trái của mũi được ngăn cách bởi một bức tường làm bằng xương và sụn gọi là vách ngăn mũi. Đôi khi, vách ngăn có thể nghiêng nhiều hơn về một bên, gây tắc nghẽn ở bên đó. Dị tật này có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc do chấn thương mũi sau này trong cuộc sống.
Hắt hơi sổ mũi ở trẻ nhỏ là triệu chứng phổ biến, không gây nguy hiểm nhưng có thể làm cho bé cảm thấy khó chịu, hô hấp khó khăn, ăn ngủ kém, giảm chất lượng cuộc sống. Triệu chứng kéo dài cũng là một yếu tố gây nên các bệnh mạn tính khác. Bố mẹ có thể áp dụng 12 cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ dưới đây.
1. Cho trẻ uống nhiều nước ấm
Đây là cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ đơn giản và hiệu quả. Nước có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp chất nhầy trong mũi dễ đào thải ra ngoài, đồng thời giảm hiện tượng mất nước ở trẻ bị hắt hơi, sổ mũi. Bên cạnh đó, nước ấm còn có tác dụng làm dịu cổ họng do bị hắt hơi liên tục. Cung cấp đủ nước sẽ giúp hạ thân nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bé.
Một mẹo nhỏ để biết bé có bị thừa nước hay không là quan sát màu sắc nước tiểu của bé, nước tiểu trong, màu vàng nhạt là bé đã được cung cấp đủ nước, nếu nước tiểu màu vàng đậm thì bố mẹ nên khuyến khích trẻ tăng cường bổ sung nước. Không nên uống nước ngọt vì hàm lượng đường cao hoặc nước lạnh sẽ khiến tình trạng đau họng nặng thêm.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
2. Tắm bằng nước ấm cho trẻ
Sử dụng nước ấm để tắm cho bé có rất nhiều công dụng tốt. Nước ấm có tác dụng làm giãn các mao mạch máu, tăng tuần hoàn, giúp thư giãn cơ thể. Không chỉ vậy, nước ấm còn có công dụng cải thiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý nhiệt độ của nước trước khi tắm cho trẻ để tránh nguy cơ bị bỏng hoặc cảm lạnh. Da của trẻ em khá nhạy cảm, người lớn nên dùng những phần da mềm như vùng khuỷu tay khi thử nhiệt độ của nước, hoặc chính xác hơn có thể dùng máy đo nhiệt độ để an toàn hơn.
3. Trị sổ mũi bằng cách massage mũi cho trẻ
Massage hai bên cánh mũi bằng cách dùng ngón tay cái và chà nhẹ, xoa tròn vào cánh mũi của bé. Massage nhiều lần như vậy sẽ giúp bé lưu thông đường thở, giảm ngạt mũi, dịch nhầy ở mũi ra ngoài dễ hơn. Bố mẹ nên thực hiện bước này sau khi nhỏ nước muối sinh lý.
Massage cho bé giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn
4. Chú ý chườm ấm tai và mũi cho trẻ
Giảm hắt hơi sổ mũi bằng cách chườm ấm tai và mũi cho trẻ làm thúc đẩy lưu thông máu trong xoang, đồng thời bổ sung độ ẩm cho không khí mà con hít vào. Cách thực hiện phương pháp này như sau: Nhúng khăn mặt hoặc miếng gạc vào nước nóng , sau đó vắt khô khăn, gấp đôi lại và đặt lên sống mũi của trẻ. Lặp lại thao tác khi khăn bị nguội. Lưu ý nhiệt độ của nước để tránh làm kích ứng da bé.
5. Xông mũi cho trẻ
Một phương pháp đơn giản không tốn công sức mà bố mẹ có thể tham khảo đó là xông hơi cho trẻ. Xông hơi tác dụng làm loãng dịch nhầy tắc nghẽn trong mũi, để dễ dàng đào thải ra ngoài, giúp bé dễ thở hơn. Có thể xông hơi bằng nước ấm hoặc thêm một ít tinh dầu sả, gừng, bạc hà… Hơi nước nóng sẽ mang theo các hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn có sẵn trong tinh dầu đi vào khoang mũi khi bé hít vào, giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp.
6. Trị hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ bằng lá hẹ
Trị hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ bằng lá hẹ là cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ được nhiều cha mẹ áp dụng nhất, bởi thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit làm ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, virus, bảo vệ đường hô hấp. Vì vậy sử dụng lá hẹ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như mật ong, đường phèn… là một biện pháp an toàn giúp làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho ở trẻ.
Trị hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ bằng lá hẹ
7. Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng tỏi
Trong tỏi cũng chứa các thành phần như allicins, hợp chất sulfur có tác dụng chống bệnh cảm cúm thông thường, làm giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên tỏi có mùi hăng và có vị cay nên cha mẹ cần lựa chọn cách chế biến phù hợp để bé có thể sử dụng được.
8. Dùng gừng trị sổ mũi cho trẻ nhanh chóng
Gừng tác dụng giữ ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu, giảm viêm mũi xoang, làm giảm triệu chứng hắt hơi sổ mũi cho bé. Có 2 cách sử dụng gừng để trị bệnh:
-
Cách 1: Cho trẻ tắm nước gừng
Giã nhuyễn gừng sống, sau đó cho vào cốc nước sôi ủ trong vài phút. Gạn lấy nước pha với nước ấm để tắm cho bé. Lưu ý với những bé có da nhạy cảm.
-
Cách 2: Uống nước gừng ấm
Lấy nhanh gừng giã nát đun với khoảng 200 ml nước sôi trong 5 phút. Lọc lấy nước để đến khi chỉ còn hơi ấm rồi cho bé uống.
Dùng gừng trị sổ mũi cho trẻ nhanh chóng
9. Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng lá húng chanh
Lá húng chanh được xếp vào danh mục các cây thuốc nam của trạm y tế cơ sở. Nó khá phổ biến nên rất dễ tìm được, có tác dụng chữa cảm cúm, ho… thường được sắc uống chữa bệnh. Lá húng chanh còn được điều chế thành tinh dầu chứa chất kháng sinh mạnh, có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp.
10. Kết hợp chanh tươi và mật ong chữa sổ mũi cho trẻ
Mật ong có đặc tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên kết hợp với chanh tươi sẽ giúp làm sạch, dịu cổ họng làm bé cảm thấy dễ chịu khi bị hắt hơi sổ mũi liên tục. Ngoài ra mật ong chứa nhiều vitamin như B1, B2, B6, K… và chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Kết hợp chanh tươi và mật ong chữa sổ mũi cho trẻ
11. Dùng lá tía tô để chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ
Lá tía tô có là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, thường dùng để nấu cháo hoặc xông hơi để làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm cho bé.
12. Lá húng quế trị sổ mũi an toàn cho trẻ
Lá húng quế cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến trong điều trị các chứng ho, viêm họng hay các triệu chứng đi kèm như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Với các thành phần trong lá có tác dụng giảm đau, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc mũi đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Trên đây là những phương pháp trị hắt hơi sổ mũi đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Mẹ cần chú ý cách sử dụng cũng như liều lượng khi dùng cho bé. Để an toàn cho trẻ và trị dứt điểm triệu chứng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể.
Sổ mũi có lây không?
Bản thân sổ mũi không lây nhiễm, nhưng nó thường là triệu chứng của một tình trạng như cảm lạnh thông thường, có thể lây từ người này sang người khác
-
Vi trùng có thể lây sang người khác bằng cách:
-
Lau mũi rồi chạm vào người và đồ vật khác trước khi rửa tay;
-
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng chung đồ chơi bằng miệng;
-
Hôn lên miệng;
-
Thông gió kém.
Cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ
Cha mẹ hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa sổ mũi ở trẻ
Để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng từ đường hô hấp bệnh tật và sổ mũi, hãy tuân theo thói quen lành mạnh thực hành:
-
Tránh tiếp xúc với chất nhầy càng nhiều càng tốt.
-
Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi lau hoặc xì mũi, sau khi tiếp xúc với bất kỳ chất tiết ra từ mũi, họng.
-
Làm sạch và khử trùng tất cả các đồ chơi có miệng và các bề mặt thường xuyên sử dụng hàng ngày.
-
Rửa cẩn thận dụng cụ ăn uống bằng nước xà phòng nóng, sau đó khử trùng và để khô tự nhiên. Sử dụng cốc dùng một lần bất cứ khi nào có thể.
-
Đảm bảo rằng cơ sở được thông gió tốt và không để trẻ chen chúc nhau, đặc biệt là khi ngủ trưa trên thảm trải sàn hoặc cũi. Mở cửa sổ và chơi ngoài trời càng nhiều càng tốt.
-
Dạy trẻ ho và hắt hơi nên dùng tay che miệng, lau mũi bằng khăn giấy dùng một lần, vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa sạch tay.
Việc bố mẹ không nên làm khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi
-
Bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ do liều lượng ở trẻ em khác nhau và nhiều tác dụng không mong muốn nên khi dùng thuốc phải có sự đồng ý của bác sĩ.
-
Không nên cho bé ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Khi áp dụng các cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ và đã được chăm sóc đúng cách nhưng không giảm hoặc có biểu hiện nặng lên, kèm theo các triệu chứng khác như:
-
Sốt liên tục hoặc từng cơn
-
Chảy nước mũi kéo dài 10 – 14 ngày.
-
Thở nhanh hoặc gặp khó khăn khi bú.
-
Bé mệt mỏi li bì, chán ăn, quấy khóc, giảm hứng thú.
Trẻ có các biểu hiện trên nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc khám nhi online để được bác sĩ thăm khám từ xa, tư vấn và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.
IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý cho bố mẹ một số bác sĩ nhi online 24/24 giàu kinh nghiệm uy tín dưới đây:
-
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, 25 năm kinh nghiệm đã thực hiện hơn 1,000 lượt khám online;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bác sĩ nội trú Bệnh viện Nhi trung ương, hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7,000 lượt khám online;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi trung ương, gần 10 năm kinh nghiệm, thực hiện hơn 3,000 lượt khám nhi online, có thể tư vấn các bệnh lý truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ;
-
Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, Bác sĩ chuyên khoa II, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tai mũi họng ở trẻ em;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm khác.
Để khám online với bác sĩ, bố mẹ tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để đặt lịch khám, bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và xem tình trạng của trẻ qua video call, chẩn đoán, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và kê đơn thuốc trực tuyến.
Tải app
Bác sĩ nhi online thực hiện thăm khám từ xa, tư vấn, kê thuốc trực tuyến và hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách
Khi cần đi khám trực tiếp, bố mẹ có thể chủ động tìm hiểu bệnh viện, phòng khám, bác sĩ cho bé. IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại trong cả nước, bố mẹ tham khảo thêm:
-
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;
-
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;
-
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200,000đ;
-
Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);
-
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi.
1900 638 367
Trẻ bị sốt, mệt mỏi liên hệ với bác sĩ để được tư vấn
Cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ mà IVIE – Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên, cha mẹ có thể áp dụng khi trẻ có triệu chứng nhẹ, đặc biệt không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, nếu trẻ được chăm sóc đúng cách nhưng không giảm hoặc có biểu hiện nặng lên cần khám với bác sĩ để được điều trị đúng bệnh, tránh các biến chứng khó lường.