Đặc điểm của chữ g trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái khác nhau. Trong đó chữ “g” là chữ cái đứng vị trí thứ 7 trong thứ tự bảng chữ cái Latinh, trong bảng chữ cái tiếng Việt thì chữ g đứng vị trí thứ 10.
Ngoài ra, “g” được biết đến là một phụ âm quan trọng trong bảng chữ cái, nên việc giúp bé làm quen và học về chữ cái này rất có ích cho việc học chữ và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Dạy bé học chữ g với cách phát âm đúng chuẩn
Trong tiếng Việt, chữ “g” được phát âm là “gờ”. Khi đọc miệng sẽ mở, lấy hơi từ họng lên hơi gằn giọng chút xíu, lưỡi hơi cong lên nhưng không chạm phần nếu trên đồng thời sẽ bật hơi ra thành tiếng “gờ”.
Việc phát âm chữ g đúng chuẩn rất quan trọng. Bởi vì nếu bé phát âm sai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát âm các từ kết hợp, luyện viết và quá trình học chữ của bé cũng bị gián đoạn.
Vậy nên, bố mẹ có thể tham khảo rõ hơn về bài viết cách phát âm chữ g trong tiếng Việt để giúp con nắm vững cách phát âm chữ này chính xác nhất.
Cách dạy bé học chữ g với cách viết chính xác
Sau khi biết được cách phát âm chữ “g” tiếp theo, bố mẹ cũng cần hướng dẫn bé cách luyện viết chữ cái này một cách chính xác.
Trong tiếng Việt, chữ “g” sẽ có hai cách viết là in thường và in hoa. Trong đó, chữ in hoa sẽ khó viết hơn chữ in thường nên ban đầu bạn nên dạy bé viết chữ g thường trước, rồi mới đến chữ hoa. Cách viết hai kiểu chữ g như sau:
Cách viết chữ g thường
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ g cũng được liệt kê với một trong những chứ cái khó viết với các bé mới tập viết chữ. Bởi nó có nhiều nét phức tạp từ nét khuyết đến nét cong. Bên cạnh đó, bạn còn phải xác định đúng đường kẻ rồi đưa bút sao cho hợp lý.
Cụ thể, dạy bé học chữ g về cách viết chữ thường sẽ có đặc điểm, cấu tạo cùng cách viết như sau:
- Đặc điểm: Chữ g khi viết sẽ nằm trên khoảng 5 li, 6 đường kẻ ngang (3 li dưới, 2 li trên) với 2 nét viết cơ bản.
- Cầu tạo: Gồm 2 nét khuyết ngược cùng 1 nét cong kín.
- Cách viết: Bao gồm 2 nét cơ bản sau đây:
- Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một xíu, sau đó tiến hành viết nét cong kín từ phải sang trái.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 ở phía trên đường kẻ thứ 3, mọi người tiến hành viết tiếp nét khuyết ngược kéo dài xuống phía dưới đường kẻ số 4 dưới, rồi sẽ dừng bút ngay đường kẻ 2 trên.
Các em có thể xem hình minh họa sau đây:
Cách viết chữ g hoa
Đối với chữ g thường nhiều bé khi viết đã cảm thấy có chút khó khăn, nhưng ở chữ g hoa sẽ khó hơn. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ có 2 nét viết như chữ thường, cùng với việc chiều cao sẽ lên tới 8 li và 9 đường kẻ ngang. Cụ thể:
Cấu tạo: Nét 1 chính là sự kết hợp của hai nét cơ bản, cùng với nét cong trái và cong dưới sẽ nối liền với nhau để có thể tạo thành vòng xoắn to ở phía đầu chữ, tương tự như cách viết chữ c hoa. Còn nét thứ 2 sẽ là khuyết ngược.
Cách viết:
- Nét 1: Hướng dẫn bét đặt bút tại vị trí đường kẻ số 6. Bắt đầu tiến hành di chuyển viết nét cong dưới sau đó dần dần viết tiếp nét cong trái để có thể tạo thành vỏng xoắn to ngay phía đầu chữ phần cuối nét cong trái. Sau đó bé sẽ dừng bút nét 1 ngay đường kẻ số 3.
- Nét 2: Ngay điểm dừng ở nét 1, bắt đầu bé sẽ chuyển hướng nét bút ngược lại để viết nét khuyết ngược, sau đó sẽ kéo dài nét xuống phía đường kẻ số 4 dưới và dừng bút ngay đường kẻ số 2 trên.
Các bé có thể tham khảo hình minh họa chi tiết sau đây:
Về cơ bản, giúp bé học chữ g với cách viết chữ thường, chữ hoa ban đầu sẽ hơi khó. Bé viết sẽ hơi bị cứng tay, nhưng bố mẹ nên giúp bé luyện tập thường xuyên thì còn sẽ dần làm quen, viết nhanh và đúng hơn.
Hướng dẫn cách ghép vần với âm g trong tiếng Việt đơn giản
Trong quá trình dạy bé học chữ g, bố mẹ cũng nên giúp con làm quen với việc ghép vần với chữ cái này. Đây cũng là một kiến thức quan trọng giúp bé học viết, nói một cách chính xác hơn.
Cụ thể, hiện tại chữ g có thể ghép được với nhiều chữ cái khác nhau nên sẽ có cách phát âm cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Chữ g + h: Sẽ tạo thành chữ gh, cũng đọc là “gờ” và thường đi cùng với các nguyên âm e, I hay ê. Ví dụ như: Ghẹ, ghi, ghê, ghế,…
- Chữ n + g: Sẽ tạo thành chữ ng, đọc là “ngờ” và chúng thường kết hợp với các nguyên âm như a, o, u, ă, â, ô, ơ, ư. Ví dụ: Nghe, nghe ngóng, nghi ngờ… hay thậm chí có thể đứng cuối các từ láy như lông bông, lúng túng, lang thang….
- Chữ n + g + h: Sẽ tạo thành chữ ngh, cũng đọc là “ngờ”, nhưng thường sẽ đi với các nguyên âm là e, I và ê. Ví dụ như: nghênh ngang, suy nghĩ, nghèo khó, con nghé,…
- Chữ g + i: Sẽ tạo thành chữ gi, đọc là “dờ” hoặc “di”. Nếu vần ghép bắt đầu bằng i, do trùng với I của phụ âm đầu nên từ gi sẽ bớt một i. Ví dụ: giờ, giây, giặc, gió….
Phương pháp dạy bé học chữ g đơn giản nhưng hiệu quả
Về cơ bản, với chữ cái g trong tiếng Việt sẽ có những điểm khó riêng, nhưng không phải bé không thể học được. Vậy nên, để giúp con học chữ cái này một cách hiệu quả hơn thì bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Cùng con luyện tập thường xuyên
Để con có thể viết và phát âm thành thạo chữ g, bố mẹ hãy cùng con luyện tập thường xuyên. Từ việc cùng trẻ phát âm chữ g rồi đến luyện viết mỗi ngày. Chỉ khi con luyện tập thường xuyên bé mới có thể, ghi nhớ và áp dụng chúng hiệu quả.
Tuy nhiên, việc luyện tập cũng cần có thời gian hợp lý. Bởi vì ngoài chữ g còn có thêm 28 chữ cái, cùng nhiều kiến thức cũng cần học và luyện tập. Nên bố mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian học phù hợp với bé nhé.
Học thông qua trò chơi
Đối với các bé đang trong độ tuổi học chữ cái, chắc chắn việc chơi sẽ tạo sự hứng thú hơn là học. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể kết hợp học và chơi, chơi và học chữ g cùng bé.
Ở đây, bố mẹ có thể mua những bộ đồ chơi ghép chữ ngoài cửa hàng, hoặc tự mình sáng tạo ra những trò chơi tìm chữ cái, thi ai đoán đúng,… để cùng chơi với bé. Nhưng cũng đừng quên có thêm quà nếu con chơi thắng để khích lệ tinh thần học tập của bé tốt hơn nhé.
Học thông qua hình ảnh
Theo các chuyên gia nhận định, với các bé đang trong độ tuổi phát triển từ 3 – 10 tuổi thì khả năng ghi nhớ hình ảnh, màu sắc của con sẽ tốt hơn là chữ cái.
Vậy nên, bố mẹ hãy áp dụng tuyệt chiêu dạy con học chữ g thông qua hình ảnh. Cụ thể, bạn có thể đầu tư bảng chữ cái tiếng Việt ngộ nghĩnh, với những chữ g được minh họa bằng hình ảnh sống động và cho con làm quen. Chính điều này sẽ gia tăng khả năng ghi nhớ của con tốt hơn.
Đưa ra các ví dụ thực tiễn
Thay vì chỉ nói lý thuyết suông, cũng như bắt trẻ phát âm và luyện viết trên sách vở quá nhiều sẽ dễ khiến con cảm thấy nhàm chán.
Vậy nên, bạn hãy lồng ghép những ví dụ về chữ g trong thực tiễn, xung quanh cuộc sống của con để bé dễ hình dung và ghi nhớ hơn. Ví dụ như chữ g, bố mẹ có thể lấy ví dụ như từ con gà, xe ga, gặp gỡ,…
Kết hợp với các chữ cái khác
Như đã nói trên, trong tiếng Việt chữ g có thể kết hợp được với nhiều chữ cái khác nhau. Vậy nên, bố mẹ cũng cần phải giúp bé làm quen với những từ này như ng, ngh, gi, gh hay với các nguyên âm khác để bé không bị bỡ ngỡ khi gặp những từ này.
Để dạy, ban đầu bạn cũng nên dạy từng chữ một, sau đó kết hợp với lấy ví dụ thực tiễn, luyện viết, phát âm và chơi trò chơi. Như vậy con sẽ dễ dàng học và ghi nhớ tốt hơn.
Bé học chữ g qua bài hát/thơ ca
Đây là một trong những phương pháp thường được các trường mầm non áp dụng để giúp bé học chữ cái hiệu quả và thú vị hơn.
Hiện tại, cũng có một số bài thơ học chữ g giúp bé học chữ cái này nhanh hơn mà bố mẹ có thể tham khảo:
“Gánh gánh, gồng gồng
Gánh sông, gánh núi
Gánh củi, gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp”
(Sưu tầm)
Học bảng chữ cái tiếng Việt cùng Vmonkey
Để giúp các bé học bảng chữ cái hoặc môn tiếng Việt một cách bài bản, khoa học và chuyên nghiệp hơn bố mẹ có thể chọn Vmonkey đồng hành cùng bé yêu của mình.
Được biết, Vmonkey là ứng dụng dạy học tiếng Việt online cho bé mầm non và tiểu học, với chương trình giảng dạy bám sát GDPT mới theo Bộ GDĐT đưa ra.
Đặc biệt, ứng dụng này sẽ giúp các bé học và làm quen với môn tiếng Việt với kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, đa dạng để phù hợp với độ tuổi và năng lực của các con.
Đồng thời, tại Vmonkey các bé sẽ được học bảng chữ cái thông qua hình ảnh, âm thanh dựa vào hàng ngàn bộ truyện tranh, sách nói với những chủ đề gần gũi với bé. Kết hợp với hình ảnh minh họa sống động, các bài học lồng ghép một cách bài bản sẽ giúp bé học dễ hiểu hơn.
Chưa kể, mỗi bài học còn có trò chơi tương tác, để qua đó các con sẽ thoải mái vừa học, vừa chơi cực thú vị, không lo bị nhàm chán.
Đảm bảo, sau khi học chữ cái cùng Vmonkey các con sẽ có được nền tảng tiếng Việt vững chắc, cũng như đánh vần, phát âm chữ cái một cách bài bản và hiệu quả hơn rất nhiều.
Cùng bé đọc sách mỗi ngày
Đây cũng là một tuyệt chiêu dạy bé học chữ g nói riêng, cũng như học chữ cái nói chung. Thậm chí, khi tạo thói quen đọc sách cho bé hàng ngày còn giúp bé yêu ngôn ngữ, yêu thích đọc sách để phát triển ngôn ngữ, cũng như trau dồi cảm xúc và bồi dưỡng tri thức tốt hơn.
Xem thêm: Cách dạy dấu huyền dấu sắc cho bé tập làm văn không bị nhầm lẫn
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin chia sẻ về cách dạy bé học chữ g một cách chi tiết. Hy vọng, dựa vào những chia sẻ trên thì bố mẹ sẽ có được những kinh nghiệm để hướng dẫn và chinh phục chữ cái này hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!