Mỹ phẩm là một thành phần không thể thiếu vắng trong cuộc sống của mọi phái đẹp. Đặc biệt khi chọn mua sản phẩm, bên cạnh việc tìm hiểu xem sản phẩm đó có phù hợp hay không, thì bạn cũng nên nắm rõ về hạn sử dụng và thông tin sản xuất. Với hàng ngàn thương hiệu mỹ phẩm đến từ nhiều quốc gia khác nhau, chắc chắn có những lúc bạn cảm thấy hoang mang và tò mò về cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài. Cùng Fox Cosmetics tìm lời giải đáp trong bài chia sẻ sau nhé.
Bạn đang xem: Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài
1. Tổng quan về hạn sử dụng mỹ phẩm
Tổng quan về hạn sử dụng mỹ phẩm
Thông thường, hạn sử dụng mỹ phẩm được chia thành 2 loại chính, đó là ngày hết hạn được ghi trên bao bì sản phẩm và hạn sử dụng khi mở nắp. Ngoài ra, còn có những từ ngữ mà chúng tôi nghĩ rằng bạn nên biết qua:
– MFG (Manufacture Date): Là thông tin về ngày/ tháng/ năm sản xuất. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm có thời gian sử dụng trên 30 tháng thì không cần ghi hạn sử dụng trên bao bì. Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn nên để ý thông tin về thời gian sản xuất để biết được thời hạn sử dụng.
– EXP (Expiration Date): Là ngày hết hạn. Bạn có thể nhìn thấy dòng chữ “Used by”, “Best by” hoặc “EXP”. Theo đó, những sản phẩm có thời gian sử dụng dưới 30 tháng sẽ phải ghi rõ hạn sử dụng mỹ phẩm trên bao bì. Với số liệu này, bạn chỉ cần dùng sản phẩm trong khoảng thời gian đã ghi là được.
– PAO (Period After Opening): Là hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp. Trong đó, thời hạn sử dụng sản phẩm sẽ được kí hiệu bằng chữ M, ví dụ nếu như trên bao bì ghi là 15M, thì có nghĩa sản phẩm này có thể sử dụng trong 15 tháng. Tuy nhiên, nếu một số loại không ghi PAO, thì hạn sử dụng mỹ phẩm thông thường sẽ là 3 năm.
– Batch Code: Chính là mã lô sản xuất.
Tùy theo khu vực và quy định mà cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài sẽ khác nhau.
2. Tìm hiểu cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm ở các quốc gia
2.1 Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Hàn Quốc
Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Hàn Quốc
Mỹ phẩm Hàn Quốc từ lâu đã được xem là “người thống trị” thị trường làm đẹp tại Việt Nam. Sản phẩm phù hợp với làn da người phụ nữ Á Đông, với nhiều công dụng khác nhau, hỗ trợ giải quyết tất cả các vấn đề của làn da. Không những thế, mỹ phẩm Hàn Quốc còn sở hữu bao bì, thiết kế đẹp mắt và giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Thế nhưng, nếu bạn là tín đồ của mỹ phẩm Hàn, thì chắc hẳn có những lúc bạn cảm thấy hoang mang vì những dòng thông tin trên sản phẩm toàn là chữ Hàn. Thông thường, các sản phẩm trang điểm của Hàn sẽ hiển thị thông tin sản xuất, thay vì ghi hạn sử dụng của chúng. Ngoài ra, thông tin về lô sản xuất sẽ được ghi theo dạng năm/ tháng/ ngày, có phần hơi khác với cách viết của người Việt.
Có 3 từ mà bạn nên chú ý khi sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc, đó là:
– Expiration Date – Kka-ji (까지): Thông tin thời hạn sử dụng mỹ phẩm.
– Manufactured Date – Jae-jo (제조): Thông tin sản xuất ngày/ tháng/ năm.
– Best Before Date – Sa-yong Ki-han (사용기한): Là khoảng thời gian mà sản phẩm sẽ hoạt động tốt nhất.
2.2 Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Mỹ
Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Mỹ
Ghi đầy đủ thông tin sản xuất là một khía cạnh quan trọng trong việc đưa một loại sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, luật pháp hiện hành tại Mỹ lại không có quy định hay quy chế yêu cầu các nhà sản xuất phải in hạn sử dụng lên trên bao bì sản phẩm. Thế nhưng, các nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn của sản phẩm. Trong đó, một số loại mỹ phẩm điều trị hoặc thực phẩm chức năng đều phải được kiểm tra về độ ổn định và in thông tin hết hạn trên nhãn.
2.3 Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Nhật Bản
Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Nhật Bản
Có thể nói, các dòng sản phẩm đến từ Nhật Bản đều được người tiêu dùng Việt tin tưởng, sử dụng, bởi chất lượng tốt, mức giá phù hợp. Và một số thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản đã đứng vững trong lòng phái đẹp có thể kể đến là SK II, Shu uemura, Naris, Shiseido,…Vậy nếu không hiểu tiếng Nhật thì làm sao biết được cách ghi hạn sử dụng của mỹ phẩm Nhật?
Theo luật pháp hiện hành tại Nhật và các chuyên gia mỹ phẩm cho biết, thì sản phẩm trang điểm sẽ không cần thiết phải in ngày sản xuất và hạn sử dụng lên bao bì. Do đó, để có được cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài chính xác nhất thì bạn hãy lưu ý một vài điểm sau đây:
– Nếu bạn sử dụng sản phẩm mà không thấy hiện tượng hay mùi lạ, không bị đổi màu, không bị vón cục hoặc thay đổi cấu trúc, thì vẫn có thể yên tâm sử dụng.
– Bên cạnh đó, đối với những dòng sản phẩm dưới 3 năm, thì hầu như đều không in ngày sản xuất cũng như thời hạn sử dụng. Chính vì thế, trước khi mua bạn hãy hỏi tư vấn viên thật kỹ càng để biết được sản phẩm nên dùng trong khoảng thời gian bao lâu mà vẫn an toàn, hiệu quả nhất.
– Không chỉ thế, các nhà sản xuất mỹ phẩm Nhật cũng thường xuyên làm mới hình thức của sản phẩm, nên với họ việc ghi thông tin thời hạn sử dụng là không cần thiết.
2.4 Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Pháp
Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Pháp
Hầu hết, các dòng sản phẩm trang điểm của Pháp đều có thời hạn sử dụng sau khi mở nắp (PAO) và thời gian để sử dụng sản phẩm tốt nhất (Date Of Minimum Durability).
Trường hợp thời hạn sử dụng mỹ phẩm ít hơn hoặc bằng 30 tháng, thì trên bao bì sẽ có kí hiệu và ngày hết hạn. Thông thường, dòng chữ này sẽ có dạng ngày/ tháng/ năm hoặc tháng/ năm.
Xem thêm: Top 10 cuốn sách hay nhất mọi thời đại mà bạn nên đọc, top 10 cuốn sách hay nhất mọi thời đại
Ngược lại, nếu thời gian sử dụng cao hơn 30 tháng, thì trên bao bì sẽ có dòng “Period After Opening”, nghĩa là hạn sử dụng sau khi mở nắp.
2.5 Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Nga
Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Nga
Do cùng nằm trong khu vực Châu Âu, nên quy định về cách ghi hạn sử dụng của Nga tương đối giống với Pháp. Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm, các nhà sản xuất cũng sẽ để đầy đủ thông tin về lô sản xuất để bạn tiện tra cứu khi cần thiết.
Những quy định về thông tin sản xuất mỹ phẩm ở các nước Châu Âu khá khắt khe, do đó tất cả sản phẩm nếu không có chú thích nhãn dán cụ thể, rõ ràng sẽ không được đưa ra thị trường.
2.6 Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Đức
Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài – Đức
Tương tự như Nhật Bản, cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm của Đức rất khó để có thể biết được chính xác thông tin. Đặc biệt là không được ghi bằng tiếng Anh, vậy nên càng khó khăn hơn cho người tiêu dùng. Vì thế, để có thể biết được hạn sử dụng mỹ phẩm của Đức, thì chỉ có cách theo dõi một dòng bao gồm cả chữ và số. Ta có thể lấy ví dụ như:
Thông tin sản phẩm là: VD10555552. Thì chúng ta sẽ bỏ qua hai chữ cái ở đầu, theo đó, những thông tin cụ thể của sản phẩm này như sau:
– Ngày sản xuất là hai chữ số tiếp theo: 10
– Tháng sản xuất là chữ số thứ ba: 5
– Năm sản xuất là chữ số thứ tư: 5
– Thông tin sản phẩm là bốn chữ số cuối:5552
Ngoài ra, các sản phẩm của Đức cũng thường hay sử dụng cả ký hiệu PAO – Hạn sử dụng sau khi mở nắp. Vậy nên, bạn hãy chú ý về thời gian để sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Trên thị trường làm đẹp hiện nay, mỹ phẩm bị làm giả là rất nhiều và vô cùng tinh vi. Chính điều này đã làm cho người dùng hoang mang, lo lắng, không biết đâu là thật và đâu là giả. Do đó, trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng cần nghiên cứu kỹ thông tin chi tiết. Từ kiểu dáng, màu sắc, giá cả, cũng như cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài trên bao bì sản phẩm. Và để có thể yên tâm về chất lượng và giá cả, thì bạn nên tìm đến các địa chỉ bán mỹ phẩm chính hãng.
Những sản phẩm tốt đạt chất lượng cao và đã qua khâu kiểm định và đóng hộp thường sẽ có ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi rõ trên bao bì sản phẩm để tạo cảm giác yên tâm đối với người tiêu dùng. Nhiều người khi được tặng hay mua một sản phẩm nước ngoài về thường không biết xem cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài mà các nhà sản xuất đã in lên bao bì các sản phẩm. Theo dõi bài viết ngay nhé.
Hướng dẫn xem cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài
Lựa chọn được một sản phẩm thông minh mà chất lượng lại tuyệt vời chắc hẳn người khác sẽ đánh giá bạn là một người tiêu dùng thông thái và văn minh. Để trở thành một nhà tiêu dùng thông thạo các sản phẩm trước hết bạn phải là một người biết xem cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài trên bao bì các sản phẩm.
Thông thường trên bao bì sản phẩm thường có in cả ngày sản xuất và hạn sử dụng
Cách 1: Có thể ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng cùng một lúc trên bao bì sản phẩm. Ngày, tháng, năm trên bao bì được viết cách nhau bởi dấu xược ngả về bên phải. Bạn cũng có thể viết hoàn toàn bằng tiếng Việt để khách hàng có thể hiểu và nên viết tắt để có diện tích ghi rõ ràng, cụ thể thông tin của sản phẩm hơn.
Chú ý nên ghi ngày sản xuất trước hạn sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể ghi dưới cách sau:
HSD: 3 năm tính từ ngày mở nắp.
Thông thường cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài có ký hiệu khác so với ở Việt Nam nhưng cơ bản về mặt nghĩa và khi người mua hàng nhìn vào vẫn có thể hiểu được.
Cách 2: Dùng các biểu tượng đặc trưng để thể hiện cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài
Hiện nay để tiết kiệm diện tích trên các bao bì sản phẩm người ta thường sử dụng các ký hiệu đặc trưng như:
– PAO: đây là tên viết tắt của cả cụm từ Period After opening có nghĩa là hạn sử dụng sau khi mở nắp và được kí hiệu là:
Ví dụ: M là kí hiệu về thời lượng sử dụng một sản phẩm. Nếu một sản phẩm mà trên bao bì có ký hiệu là 24M có nghĩa là thực phẩm trong hộp này có hạn sử dụng là 24 tháng sau khi đã mở nắp.
– Best before end: có nghĩa là ngày hết hạn mà sản phẩm được đảm bảo và được ký hiệu là:
Hạn sử dụng nghĩa là gì?
Tuy nhiên biết xem cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài trên các bao bì sản phẩm nhưng khi gặp cụm từ viết tắt EXP thì mọi người lại ngơ ngác không biết cụm từ này có nghĩa là gì. EXP là từ viết tắt của cụm từ Expiry date và có nghĩa là hạn sử dụng. Hiện nay để chuẩn hóa các sản phẩm theo quốc tế các nước cũng dần thay đổi bao bì và ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo chuẩn quốc tế.
Ngày sản xuất là gì?
Cũng giống như hạn sử dụng, nhiều người cũng không biết tên viết tắt của nó là gì mặc dù đã biết cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài. Thực chất ngày sản xuất được viết tắt là MFG và có nghĩa đầy đủ là Manufacturing Date. Tùy vào loại sản phẩm mà ngày sản xuất có thể thay đổi khác nhau sao cho phù hợp với hạn sử dụng.
Một số lưu ý
Ngoài ra cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài còn có một số từ khác như: best if used by, best before hay use-by… Các cụm từ này thường xuất hiện ở một số sản phẩm như mù tạt, nước tương, bơ đậu phộng… đây là các thực phẩm an toàn có thể dùng sau khi mở nắp quá hạn cho phép.
Còn ở trên một số hãng mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng có kí hiệu là BEE/BE. Đây là hạn sử dụng mà nhà cung cấp đưa ra cho bạn biết được sản phẩm này có chất lượng tuyệt đối trong bao nhiêu ngày vì thế nó giúp bạn sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả hơn. Các bạn và người tiêu dùng khi mua hàng xách tay đạt chuẩn quốc tế thường nhầm lẫn ngày này với ngày hết hạn vì thế sau khi đọc bài viết này rồi chúc các bạn có hiểu biết hơn khi mua hàng nhé.
Các loại sản phẩm đóng trong hộp được sử dụng hàng ngày như sữa, thịt, rau, trứng… đây là các thực phẩm có chất dinh dưỡng cao và dễ bị hỏng khi sử dụng lâu dài vì thế trên bao bì có ghi ngày hết hạn bán đó là sell by date, sell by, display until.. Vì thế hãy để ý ngày này trên bao bì sản phẩm có cái nhìn đúng về sản phẩm nhé. Ngoài ra nếu mua phải các sản phẩm có số ngày bán quá hạn thì bạn có thể tự bảo quản ở nhà bằng cách cho vào tủ lạnh và hãy sử dụng ngay tránh để lâu dài nhé.
Kết luận
Như vậy hiểu và biết cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài trên bao bì các sản phẩm là bạn có thể biết lựa chọn các sản phẩm nào phù hợp và đạt chuẩn chất lượng. Hãy là một người mua hàng thông minh nên mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng trên bao bì sản phẩm các bạn nhé. Chúc các bạn lựa chọn được các sản phẩm tốt đạt chuẩn chất lượng.