8 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất hiện nay: Bạn thuộc tuýp nào?

1. Lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership)

Phong cách lãnh đạo dân chủ (democratic leadership) thể hiện ở việc đưa ra quyết định dựa trên ý kiến đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Tuy quyết định cuối cùng thuộc về người quản lý, mỗi nhân viên đều có tiếng nói bình đẳng về hướng đi của tổ chức trong từng dự án. một cuộc họp, nhà lãnh đạo dân chủ sẽ đề xuất một số giải pháp nhất định để cùng thảo luận với nhân viên. Sau khi thảo luận, họ sẽ ra quyết định dựa trên ý kiến đóng góp chung hoặc thông qua biểu quyết.

Lãnh đạo dân chủ được đánh giá là một trong những phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất – cho phép nhân viên cấp dưới thực hành các quyền hạn và năng lực cần thiết cho các vị trí cao hơn trong tương lai. Nó cũng giống như cách đưa ra quyết định trong các cuộc họp hội đồng quản trị công ty.

2. Lãnh đạo độc đoán (Autocratic Leadership)

Ngược lại với lãnh đạo dân chủ, lãnh đạo độc đoán/ chuyên quyền (autocratic leadership) là người tự đưa ra quyết định mà không cần lấy ý kiến từ bất kỳ ai dưới quyền họ. Ý kiến đóng góp của nhân viên không được cân nhắc hay tham khảo trước khi có chỉ đạo, và họ phải tuân thủ quy định về thời gian và tốc độ làm việc của cấp trên. Một tình huống về phong cách lãnh đạo độc đoán là khi người quản lý thay đổi giờ làm việc của nhiều nhân viên mà không hỏi ý kiến bất kỳ ai – đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định này.

Rất hay:  Nợ xấu và cách xóa nợ xấu | Mirae Asset Finance Vietnam

Do mức độ hiệu quả kém, phong cách lãnh đạo này thường gây ra sự bất mãn và khiến nhiều nhân viên dưới quyền quyết định rời bỏ tổ chức. Ở cương vị quản lý, lời khuyên là bạn nên tỏ ra cởi mở hơn với hiểu biết và quan điểm của những thành viên khác trong nhóm.

3. Lãnh đạo trao quyền (Laissez-Faire Leadership)

Phong cách lãnh đạo trao quyền (Laissez-Faire leadership) là hình thức lãnh đạo “tự do” nhất. Thuật ngữ tiếng Pháp “laissez faire” dịch theo nghĩa đen là “hãy để họ làm”. Những người quản lý thực hành phong cách này được đặc trưng ở việc trao gần như toàn bộ quyền hành cho nhân viên của mình.

Ví dụ, trong một công ty start-up trẻ, bạn có thể nhận thấy giám đốc không hề đưa ra các quy định/ chính sách chung về giờ làm việc hoặc thời hạn hoàn tất dự án. Trong nhiều trường hợp, họ đặt trọn niềm tin vào nhân viên của mình, còn bản thân họ tập trung gần như toàn bộ thời gian vào việc điều hành công ty.

Lãnh đạo trao quyền có ưu điểm là tăng cường khả năng tự chủ của nhân viên bằng cách cho phép họ làm việc theo cách họ muốn. Tuy nhiên, phong cách này đi kèm rủi ro hạn chế sự phát triển của nhân viên, cũng như bỏ qua một số cơ hội quan trọng cho công ty. Do đó, khi thực hành phương pháp này, bạn cần chú ý đặt ra một số giới hạn nhất định – chẳng hạn như bằng cách xây dựng chuẩn mực nhóm và áp dụng điều lệ đội nhóm (team charter).

Rất hay:  Bật Mí Top 19 book vé máy bay là gì [Quá Ok Luôn]

4. Lãnh đạo chiến lược (Strategic Leadership)

Lãnh đạo chiến lược hướng đến mục tiêu cân bằng giữa hoạt động chính của doanh nghiệp và các cơ hội phát triển trong tương lai. Một nhà lãnh đạo theo phong cách này sẽ chấp nhận những áp lực gây ra do mong muốn của ban quản lý cấp cao – trong khi vẫn đảm bảo sự ổn định của các điều kiện làm việc hiện tại cho mọi người.

Nhờ vào khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều nhân viên cùng lúc, phong cách lãnh đạo chiến lược được rất nhiều công ty ưa chuộng.Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nguy cơ đặt ra tiền lệ phải đáp ứng nhu cầu của quá nhiều bên hữu quan – điều này có thể gây tác động xấu đến định hướng chung của công ty.