Bật mí 6 cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng dễ dàng nhất – ZaloPay

Dư nợ thẻ tín dụng là gì?

Dư nợ thẻ tín dụng được hiểu là số tiền mà chủ thẻ vay ngân hàng để trả trước cho các nhu cầu mua sắm, thanh toán trực tuyến hoặc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng từ máy ATM.

Với hình thức thanh toán này, ngân hàng sẽ dựa vào thu nhập của chủ thẻ để đưa ra từng hạn mức thanh toán khác nhau. Ngoài ra, chủ thẻ cần phải trả lại số tiền đã vay ngân hàng để chi trả tiêu dùng trước đó bao gồm cả gốc lẫn lãi (nếu có) – số tiền này chính là số dư thẻ tín dụng.

Dư nợ thẻ tín dụng là gì?

Điều gì sẽ xảy ra nếu không thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn

Thông thường các thẻ tín dụng hiện nay được miễn lãi cho chủ thẻ trong 45 ngày. Nếu chủ thẻ không thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn thì sẽ bị tính lãi trên toàn bộ dư nợ. Nếu chủ thẻ không thanh toán hết nợ, toàn bộ số tiền còn nợ sẽ bị tính lãi suất và phụ phí thanh toán chậm. Nói chung, việc khách hàng không thanh toán thẻ tín dụng sẽ dẫn đến một số hậu quả như sau:

  • Áp lực tài chính gia tăng: Tuỳ theo quy định của từng ngân hàng, việc thanh toán dư nợ càng để lâu thì phí phạt và lãi suất sẽ tăng theo. Trong đó, lãi suất chậm trả là 20-30% và phí phạt từ 4-6% trên tổng số tiền chưa thanh toán.
  • Rủi ro nợ xấu: Nếu không thanh toán thẻ tín dụng, khoản nợ của bạn sẽ trở thành nợ xấu và được ghi nhận trong hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và sẽ khiến xếp hạng tín dụng của bạn giảm xuống. Việc hạ thấp điểm tín dụng khiến bạn khó có cơ hội vay vốn từ bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính hợp pháp khác.
  • Bị đòi nợ từ ngân hàng phát hành thẻ: Bạn sẽ nhận được tin nhắn hoặc email nhắc nhở thanh toán số dư thẻ tín dụng. Nếu vẫn không thanh toán kịp ngân hàng sẽ tiến hành khóa thẻ của bạn để ngăn chặn giao dịch.
Rất hay:  [Mẹo hay] Cách tắt mật khẩu laptop Win 10 chi tiết

Xem thêm: Hạn mức tín dụng là gì?

Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Hiện nay các ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ cung cấp nhiều hình thức thanh toán dư nợ thẻ tín dụng rất tiện lợi

Trả tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng

Thanh toán trực tiếp tại ngân hàng là một trong những cách thông dụng và được nhiều người lựa chọn, bạn có thể thanh toán theo các bước sau:

  • Bước 1: Đến chi nhánh/ phòng giao dịch ngân hàng gần nhất và mở thẻ tín dụng.
  • Bước 2: Đến quầy giao dịch và xuất trình giấy tờ cá nhân của bạn mà ngân hàng yêu cầu.
  • Bước 3: Yêu cầu nhân viên giao dịch thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
  • Bước 4: Nhân viên sẽ xác thực thông tin của khách hàng và cho biết số tiền cần thanh toán.
  • Bước 5: Bạn thanh toán tiền và nhận biên lai giao dịch.
Trả tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng

Đăng ký dịch vụ thanh toán tự động

Đây là một giải pháp thanh toán theo số dư thẻ tín dụng để tiết kiệm thời gian cho bạn khi đến hạn thanh toán. Để sử dụng dịch vụ này, bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:

  • Bước 1: Đến chi nhánh ngân hàng / điểm giao dịch phát hành thẻ ghi nợ tín dụng gần nhất để đăng ký dịch vụ thanh toán tự động.
  • Bước 2: Điền vào đơn đăng ký.
  • Bước 3: Thanh toán lệ phí giao dịch.
Rất hay:  Hướng dẫn cách trang trí sinh nhật tại nhà đẹp đơn giản dể làm

Khi bạn đã đăng ký thành công dịch vụ thanh toán tự động, ngân hàng sẽ tự động khấu trừ một số tiền từ tài khoản của bạn mỗi tháng để trừ số dư nợ thẻ tín dụng của bạn. Ngân hàng sẽ thông báo các giao dịch thông qua số điện thoại bạn đã đăng ký và xuất bảng sao kê ngân hàng khi bạn yêu cầu.

Lưu ý: Đối với thức này, số tiền trong tài khoản thanh toán của bạn phải lớn hơn hoặc số dư nợ thẻ tín dụng.

Xem thêm: Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Thanh toán chuyển khoản liên tuyến hoặc trực tuyến

Nếu bạn không muốn đến ngân hàng để thanh toán hoặc không muốn đăng ký dịch vụ thanh toán tự động của ngân hàng, bạn có thể thanh toán số dư thẻ tín dụng của mình tại một ngân hàng khác. Với phương thức này, bạn có thể thanh toán bằng chuyển khoản trực tuyến hoặc liên tuyến, bạn phải nhập đầy đủ và chính xác các thông tin như:

  • Họ và tên chủ thẻ.
  • Số tài khoản thẻ tín dụng.
  • Tên ngân hàng thụ hưởng.
  • Nội dung: Thanh toán thẻ tín dụng.
  • Tỉnh / Thành phố nơi mở thẻ.
  • Chi nhánh ngân hàng nơi mở thẻ.

Thanh toán thẻ tín dụng qua cây ATM

Bạn có thể thực hiện thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thông qua ATM bằng cách thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đến máy ATM gần bạn. Lưu ý khi thanh toán dư nợ thẻ tín dụng phải trả một khoản phí như sau: ATM cùng ngân hàng thì phí giao dịch là 1.100 VND/ giao dịch. Còn ATM khác ngân hàng thì phí giao dịch là 3.300 VND/ giao dịch.
  • Bước 2: Đưa thẻ vào cây ATM
  • Bước 3: Chọn ngôn ngữ để thực hiện giao dịch.
  • Bước 4: Nhập mã PIN.
  • Bước 5: Chọn lệnh “Chuyển tiền”.
  • Bước 6: Điền đầy đủ thông tin về số tài khoản ngân hàng cần chuyển, số tiền và nhấn “Enter”.
  • Bước 7: Hệ thống báo thành công là hoàn tất giao dịch.
Rất hay:  Mẹo cách xóa toàn bộ tin nhắn trên facebook messenger cực đơn giản

Trả tiền thẻ tín dụng bằng Internet banking

Hình thức này chỉ áp dụng cho bạn đã đăng ký và kích hoạt Internet Banking. Sau khi đăng ký Internet Banking bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập website/ app ngân hàng nơi bạn tạo thẻ và chọn Digital/ E-Banking.
  • Bước 2: Đăng nhập bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu và mã xác thực
  • Bước 3 : Chọn mục “Dịch vụ thẻ”.
  • Bước 4: Chọn danh sách thẻ và loại thẻ tín dụng bạn đang sử dụng.
  • Bước 5: Chọn xem hạn mức thẻ và thanh toán.
  • Bước 6: Nhập số tiền thanh toán.
  • Bước 7: Nhập mã OTP để xác thực. Vậy là thanh toán đã thành công.

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng qua ví điện tử

Ngoài các hình thức thanh toán trên, bạn có thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thông qua ví điện tử của ZaloPay. Việc thanh toán nợ thẻ tín dụng qua ZaloPay được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn biểu tượng “Tất cả” sau đó tìm kiếm và chọn mục “Trả nợ thẻ” trong tab “Thanh toán hóa đơn”.
  • Bước 2: Nhập đúng 16 chữ số của thẻ tín dụng và số tiền cần thanh toán.
  • Bước 3: Nhấn vào “Tiếp tục” để thanh toán.
Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng qua ví điện tử

Với những thông tin ở trên, ZaloPay hy vọng rằng bạn đã hiểu về dư nợ thẻ tín dụng là gì và cách vận hành của nó. Bên cạnh đó, để hạn chế những phí phạt thì bạn đừng quên thanh toán dư nợ đúng hạn thông qua ví ZaloPay nhé.