Huýt sáo bằng miệng Phát âm thanh: Bạn há miệng ra, rồi chum môi lại, tạo thành một lỗ to bằng khoảng chu vi chiếc đũa, Hai hàm răng không chạm nhau, nếu chạm thì sẽ không phát ra âm thanh rõ và rất khó thành thành tiếng huýt. Đầu lưỡi phải chạm bên trong hàm răng dưới, nếu không thì sẽ chẳng bao giờ huýt sáo được. Đẩy hơi trong họng ra, đừng hi vọng mình sẽ làm được ở lần đầu tiên mà thay vào đó tự kiên trì làm khoảng mấy chục lần là thành tiếng, chú ý điều chỉnh cái môi cho hợp lí sau vài lần thử. Điều chỉnh cao độ: Tần số âm khi huýt sáo sẽ phụ thuộc vào cường độ âm bạn đưa ra, rung động ở thanh quản, vòm miệng và cộng hưởng, thông qua kẽ răng tạo ra cao độ khác nhau, hãy thay đổi độ nhahm chậm, mạnh nhẹ và nhiều ít của hơi, bạn sẽ có thể huýt sáo bất kì bài nào. Huýt sáo này gọi là Bacsic whisle, kiểu dễ nhất, bạn có thể tham khảo các kiểu huýt sáo khác tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=a8WUgFRvs… http://www.youtube.com/watch?v=viKTznXnT… http://www.youtube.com/watch?v=_4Z7rODCP… Tập huýt sáo hay Bạn hãy thực hiện các bước sau để có thể huýt sáo thật to nhé! 1. Rửa tay sạch. Chụm hai đầu ngón tay cái và trỏ lại để tạo thành 1 hình chữ O. 2. Đặt 2 ngón tay vào miệng sao cho các móng tay ở chính giữa lưỡi. 3. Ngậm chặt môi lại quanh hai ngón tay để ko khí chỉ đi được qua khe hở giữa chúng. 4 Đưa lưỡi chạm vào mặt sau của hàm dưới. 5. Hít thở đều đặn, sử dụng lưỡi để hướng luồng ko khí đi qua giữa 2 ngón tay. Ấn mạnh 2 ngón tay xuống môi dưới. 6. Tiếp tục tập luyện như thế, điều chỉnh ngón tay, môi và lưỡi cho tới khi bạn nghe thấy tiếng huýt sáo phát ra. Chúc bạn thành công!Hướng dẫn cách huýt sáo bằng hai ngón tay cách làm như sau : Bạn chụm 2 ngón tay sao cho cái lỗ tạo giữa 2 ngón tay cái trỏ bầu bầu 1 tí(ngón cái và trỏ gần như tạo thành hình tròn), đừng dẹp quá. Còn đầu lưỡi thì gập lên trên, cái đầu lưỡi và 2 đầu ngón tay như chụm lại làm 1. 2 đốt đầu ngón tay chạm vào 2 khóe miệng. Sau đó bạn thổi và điều chỉnh 2 ngon tay sao cho có tiếng gió ra. Lưu ý là lúc đầu bạn làm thì chỉ nghe tiếng re ré là đạt lắm rồi, sau đó bạn cố giữ tiếng ré và làm nó to hơn. nếu chưa được thì điều chỉnh ngón tay tiếp. có tiếng gió nhỏ là đạt được 70% đoạn đường. Sau này từ từ quen dần bạn sẽ tự điều chỉnh to hơn nữa, Đến khi nào thành tiếng hoét là thành công. Ít ai mới tập là làm được liền, hầu hết đều bắt đầu từ những tiếng ré nho nhỏ. chúc bạn thành công! Tham khảo thêm
Chàng trai dùng ngón tay thay sáo
Mái tóc cắt ngắn, gương mặt tròn trĩnh, nụ cười tươi rói, Nguyễn Duy Minh khiến ai gặp lần đầu cũng thấy mến. 28 tuổi, anh có 14 năm học nhạc, 2 năm làm thầy giáo giảng dạy ở khoa kèn gõ, và 8 năm miệt mài luyện tập, thể hiện thành công biệt tài thổi sáo bằng tay.
Những ngày đầu ở Học viện âm nhạc, Minh thấy các bạn huýt sáo rất hay, anh cũng tập tọe học. Huýt được sáo rồi, anh thử cho hai ngón tay vào thổi. Thấy âm thanh khác lạ, Minh thích thú, ngày nào cũng tập. Ban đầu là thổi những bài có nhạc điệu dễ. Nhưng chỉ với đôi bàn tay, không hề có nốt nhạc, kỹ thuật cũng cần phải xử lý rất phức tạp. Tiếng nhạc Minh thổi không tròn âm, đôi khi nghe chói tai khiến các bạn xung quanh khó chịu. Minh cũng nản lắm.
Nguyễn Duy Minh trổ tài thổi sáo bằng tay. Ảnh: Hoàng Thùy
Nhưng niềm đam mê như đã ngấm vào tim. Hằng ngày sau những buổi học, Minh tìm đến những nơi vắng người, tiếp tục mày mò “loại nhạc cụ” mới. Minh học nhiều quá đến nỗi bạn bè trong khu ký túc gán luôn cho một biệt danh “Minh mút tay”. Anh cười: “Ngày ấy, mình luôn trong tình trạng cho tay vào miệng. Vì đam mê mà thổi chưa hay nên mình càng tập nhiều”.
Sự chăm chỉ của Minh đã được đền đáp. Năm 1992, Minh và nhóm bạn lập một ban nhạc đi diễn khắp nơi. Có lần nghỉ giải lao, anh lên thổi sáo tay tặng khán giả bài nhạc phim “Mối tình đầu”. Với sự phối hợp của đàn Organ, tiết mục đã rất thành công và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người xem. Từ đó ngoài niềm đam mê, những người yêu thích sáo tay đã cho anh có thêm động lực để luyện tập.
Minh cho biết: “Mình tập từ những bài dễ nhất, tập thổi nhiều lần để có thể xử lý được âm. Nhưng khi đã định hình được rồi, bài nào mình cũng có thể thổi. Thông thường sáo tay phù hợp với dòng nhạc trữ tình, nhạc vui, nhạc phim”.
Theo Minh, cái khó nhất của việc thổi sáo bằng tay chính là việc xử lý hơi, xử lý ngón tay ở trong miệng. Người chơi cũng phải biết kết hợp giữa việc lấy hơi, cảm nhận âm nhạc, điều chỉnh kỹ thuật để có thể tạo ra một bài sáo tay hoàn chỉnh. Khi thổi, hai môi phải khép lại, căng cơ miệng ra sao cho hai bên khóe môi phải khít lại với nhau. Hơi sẽ đi qua kẽ hai ngón tay, được sự điều chỉnh của người chơi tạo nên những âm thanh khác. Nếu là hai ngón trỏ thì âm thanh sẽ ấm và đẹp nhất, hai ngón út âm thanh trong, đanh.
“Việc đổi ngón tay là cần thiết để tạo các thế khác nhau cũng như âm thanh khác nhau. Nhưng nếu xử lý không tốt rất dễ bị phô”, anh nói thêm.
“Minh mút tay” đang thể hiện bản nhạc trong phim “Mối tình đầu”. Ảnh: Hoàng Thùy
Do kỹ thuật phức tạp, khi tập rất nhanh mỏi miệng nên nếu không có lòng đam mê thì khó mà thành công. Cho đến nay, số người thổi sáo bằng tay rất ít, và môn nghệ thuật này cũng chưa có nhiều người biết đến. Vì vậy, có những hôm Minh đi biểu diễn, mọi người tròn xoe mắt ngạc nhiên. Ai cũng băn khoăn không biết anh đang làm gì, liệu có “giấu” chiếc sáo nhỏ trong tay không, có người không tin còn bắt anh thổi lại bài khác. Và sau khi chứng minh được mình đang dùng ngón tay làm nhạc cụ, Minh nhận được rất nhiều hoa và tràng pháo tay. Minh cười: “Có hôm mình còn nhận được rất nhiều thư làm quen và các món quà nhỏ nữa”.
Vinh dự nhất với Minh là được mời biểu diễn trong chương trình “Hoa hậu áo dài Việt Nam 2006” cùng Minh Kiên bigbox, nghệ sĩ đàn môi Đức Minh ở TP HCM. Bài khó nhất, đòi hỏi kỹ thuật cao nhất, và cũng gắn liền với tên tuổi của Duy Minh là một bài nhạc Pháp mang tên “Quả táo trắng”. Bài này có nhịp điệu nhanh, quãng rộng, đòi hỏi người chơi phải định âm tốt mới có thể thổi được.
Minh rất dễ gần và hòa đồng, vì thế anh biểu diễn ở bất cứ nơi nào bạn bè và người nghe ủng hộ. Đó có thể là quán cà phê, các chương trình giao lưu, ở các trường ĐH, hay thậm chí là đám cưới. Anh tâm sự: “Thổi sáo bằng tay giờ đây đã trở thành món ăn tinh thần, một đam mê ăn sâu vào máu thịt của Minh”.
Nói về người bạn cùng học ở Nhạc viện, anh Nguyễn Hoàng Trung, giảng viên ĐH Sư phạm Nhạc họa trung ương, cho hay gần như tất cả mọi người trong trường đều biết đến biệt tài của Minh. “Các giai điệu bài hát qua tiếng sáo tay của cậu ấy có khi nhẹ nhàng, da diết, có khi thánh thót, trầm bổng, khiến người nghe vô cùng thích thú. Thổi sáo bằng tay cần nhiều kỹ thuật xử lý hơi và âm phức tạp nên không phải ai cũng làm được”, anh Trung nhận xét. (St)