Ý TƯỞNG TRANG TRÍ TIÊU ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 8 – HỌC KÌ 2

Xin chào mọi người, mình là Kloudy đây, chúng ta lại hẹn gặp nhau trên sóng của KLONG.

Video ngày hôm nay mình sẽ cùng mọi người làm tiêu đề cho các tác phẩm Ngữ văn lớp 8 học kì II nhé. Các bạn cũng có thể tham khảo cách trang trí của mình để viết tiêu đề cho các môn học khác.

Người bạn của mình trong video lần này là sổ lò xo caro 80 trang mã 574 của KLONG. Sổ có kích thước 17,5 x 25 cm, nhỏ gọn vừa phải để các bạn có thể đem đi học. Là một tín đồ của màu xanh nên sổ của mình cũng màu xanh luôn. Các bạn có thể tham khảo những màu khác của mã sổ này nhé.

Okay giờ thì chúng mình bắt đầu thôi.

Hôm nay đa phần mình sẽ dùng washi tape và sticker tròn để làm tiêu đề. Nếu bạn yêu thích take note hay làm bullet journal thì chắc hẳn 2 nhân vật này không còn xa lạ gì nữa rồi.

Tiêu đề 1: NHỚ RỪNG (THẾ LỮ)

Tiêu đề đầu tiên mình sẽ làm cùng mọi người là tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Trước hết thì mình sẽ viết tiêu đề vào giữa, rồi tô các ô tròn bên dưới để viết tên tác giả. Đối với mình, đây là một tác phẩm vô cùng ấn tượng bởi ngay từ cách dùng từ đã toát lên âm hưởng hùng tráng của núi rừng thiên nhiên.

Bây giờ thì mình sẽ xé nhỏ washi tape tông xanh lá với độ đậm nhạt khác nhau, mình xé bừa chứ không theo quy tắc nào cả, miễn xé nhỏ là được.

Sau đó mình sẽ dán các mảnh washi này ở 2 bên của tiêu đề. Mọi người có hình dung ra được mình đang trang trí gì không? Chính là những tán cây trong rừng đó.

Phần bên dưới của washi xanh mình sẽ dán các đoạn washi nâu tượng trưng cho thân cây. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong tiêu đề thứ nhất.

Tiêu đề 2: ÔNG ĐỒ (VŨ ĐÌNH LIÊN)

Sang tới tiêu đề thứ 2 đơn giản hơn. Tác phẩm “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Mình sẽ viết tên tác phẩm trước. Mình dùng font chữ có dạng như chữ thư pháp.

Bài thơ là nỗi niềm tiếc nuối cảnh cũ người xưa, cùng với đó, hình tượng ông đồ được tác giả xây dựng chính là đại diện cho một lớp người cũng như những giá trị truyền thống đang dần bị lãng quên.

Sau khi viết tiêu đề xong thì mình sẽ viết tên tác giả bên cạnh. Mọi người làm theo giống mình nhé.

Ở góc bên trái và bên phải mình sẽ dán sticker tròn rồi vẽ thêm 2 đường kẻ nữa là hoàn thiện. Các bạn biết không, sự đồng cảm, thương xót và tiếc nuối trong tác phẩm này chính là cảm hứng nhân đạo và niềm hoài cổ đặc trưng ở những áng thơ Vũ Đình Liên.

Rất hay:  Cách vào BIOS Windows 10 trên các dòng máy hiện nay

Tiêu đề 3: QUÊ HƯƠNG (TẾ HANH)

Bây giờ mọi người cùng mình chuyển qua tác phẩm “Quê hương” của tác giả Tế Hanh nhé.

Tế Hanh là một nhà thơ say mê những hương vị quê hương thuần túy ngọt ngào. Chính bởi vậy mà chất thơ ông luôn mang một vẻ bình dị đầy sâu lắng.

Sau khi viết xong tiêu đề và tên tác giả, mình sẽ dán washi ở 2 bên. Washi mình sử dụng xen kẽ giữa có họa tiết và không có họa tiết.

Ta-da. Chúng ta đã làm xong tiêu đề thứ 3 rồi.

Tiêu đề 4: KHI CON TU HÚ (TỐ HỮU)

Tác phẩm thứ tư chính là “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

Như những tác phẩm trước, mình sẽ viết tiêu đề đầu tiên. Mình sẽ để khoảng trống giữa từ “Khi con” và “tu hú”. Khoảng trống này mình dùng bút highlight rồi viết tên tác giả.

Ở 2 bên, mình sẽ dán các hình sticker tròn. Để cho vui mắt hơn thì mình sẽ cắt đôi vài hình rồi dán chung với các hình chưa cắt.

“Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên mùa hè qua những chắn song ngục tù xứ Huế. Xuyên suốt tác phẩm, chúng mình có thể cảm nhận được khát khao tự do mãnh liệt của nhà thơ. Không chỉ là khát vọng tự do cho riêng mình, Tố Hữu còn luôn đau đáu về sự tự do cho đất nước.

Tiêu đề 5: TỨC CẢNH PÁC BÓ (HỒ CHÍ MINH)

Chúng mình cùng đến với tiêu đề thứ 5 nhé. Đây là tiêu đề cho tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.

Trước tiên chúng ta sẽ cắt nhỏ washi rồi dán ở phía bên trái tờ giấy.

Tiếp theo mình sẽ viết tên tác phẩm.

“Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt với những ngôn từ vô cùng dung dị, nhẹ nhàng. Chất thơ toát lên khiến chúng ta là người đọc cảm nhận được phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của Bác trong những ngày hoạt động cách mạng. Từ đây ta nhận ra rằng, đối với Bác, niềm hạnh phúc lớn lao chính là được đem lại tự do, độc lập cho đất nước, cho nhân dân.

Sau khi mình dán washi và viết tên tác giả thì tiêu đề thứ 5 đã xong rồi đó.

Tiêu đề 6: NGẮM TRĂNG (HỒ CHÍ MINH)

Thêm một tác phẩm nữa của Bác. Ngay từ cái tên “Ngắm trăng” mình đã cảm thấy rất thơ rồi.

Mình sẽ vẽ một vầng trăng khuyết ở góc bên trái. Phải nói rằng, thiên nhiên luôn có một chỗ đứng trong các thi phẩm của Hồ Chí Minh. Thiên nhiên qua cách miêu tả phần nào nói được những nỗi lòng, tâm tư và nguyện vọng của Bác.

Vẽ trăng xong mình sẽ viết tiêu đề. Để cho sáng tạo hơn một chút, mình sẽ viết chữ “N” có nét móc vào hình mặt trăng như vậy. “Ngắm trăng” là bài thơ khẳng định tâm hồn cũng như cốt cách đầy cao quý của Bác trong những tháng ngày ngục tù tối tăm gian khổ.

Rất hay:  Cách ghép ảnh bằng Canva trên PC và điện thoại - Download.com.vn

Bước cuối cùng cho tiêu đề lần này là viết tên tác giả.

Tiêu đề 7: ĐI ĐƯỜNG (HỒ CHÍ MINH)

Chúng mình cùng đến với tiêu đề thứ 7, một tác phẩm của Hồ Chí Minh có tên “Đi đường”

Đầu tiên, mình vẽ hai đường xiên 2 bên, giống như là hình cung đường. Rồi sau đó mình tô màu xám. Vẽ thêm 2 vạch kẻ đường cho giống hơn nhé

Tiếp theo chúng ta sẽ viết tên tác phẩm, rồi dán sticker tròn để viết tên tác giả.

Sau cùng, 2 bên đường mình sẽ vẽ cây mọi người nhé.

Hồi còn đi học mình cảm thấy tác phẩm này khá khó hiểu, mình mất rất lâu mới có thể cảm thụ được. Để có thể đọc bài thơ nhiều cảm xúc hơn, các bạn có thể tìm hiểu thêm về hoàn cảnh sáng tác, đặt mình trong hoàn cảnh ấy hoặc có thể xem các thước phim nhé. Khi chúng mình biết đồng cảm, chắc chắn bài văn sẽ mang cảm xúc chân thật và có được điểm tốt.

Tiêu đề 8: CHIẾU DỜI ĐÔ (LÝ THÁI TỔ)

Tác phẩm tiếp theo mình sẽ cùng mọi người làm tiêu đề là “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ.

Đầu tiên ở bên trái mình sẽ vẽ hình một tờ giấy. Mọi người cứ làm theo từng bước giống mình nhé.

“Chiếu dời đô” từ trước tới nay vẫn luôn là một áng văn được nhiều người công nhận bởi nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu giàu tính thuyết phục và lối viết kết hợp hài hòa giữa lý và tình. Đây là tác phẩm chính luận đặc sắc phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập thống nhất, nhân dân đoàn kết, tự cường. Cùng với đó, “Chiếu dời đô” cũng thể hiện sự anh minh, sáng suốt, tài năng và đức độ của Lý Công Uẩn trong quá trình trị vì đất nước.

Sau khi vẽ xong phần trang trí tên tác giả, mình sẽ viết tên tác phẩm. Mình dùng sticker tròn để viết từ “chiếu”, phần còn lại của tiêu đề mình sẽ viết chữ calligraphy.

Cuối cùng, chúng mình thêm 1 đường kẻ 2 bên những hình tròn này là xong rồi.

Tiêu đề 9: HỊCH TƯỚNG SĨ (TRẦN QUỐC TUẤN)

Tác phẩm thứ 9, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn có cách làm siêu đơn giản.

Như đa phần các tiêu đề trước, mình sẽ viết tên tác giả tác phẩm ở chính giữa. “Hịch tướng sĩ” với những lập luận sắc bén, nhịp văn gấp gáp như một lời kêu gọi thống thiết gửi tới các binh sĩ và nhân dân cả nước trong thời điểm bấy giờ.

Sau khi viết xong, ở 2 bên mình sẽ trang trí bằng washi tape dán theo chiều dọc với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau.

Rất hay:  Cách chữa viêm gan B - Kiến thức cần biết để phòng tránh bệnh

Tiêu đề 10: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (NGUYỄN TRÃI)

Tiếp theo, cùng mình làm tiêu đề thứ mười với tác phẩm “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi nhé.

Những trang văn chính luận của Nguyễn Trãi luôn mang sức thuyết phục bởi sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn. Với lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, tác giả đã nêu lên hào khí dân tộc, khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt.

Mình dùng sticker ring tròn để làm nổi bật cho tiêu đề này, nếu không có mọi người có thể tự cắt nhé.

Tiêu đề 11: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (NGUYỄN THIẾP)

Tiêu đề thứ 11 mình sẽ làm cùng mọi người là tác phẩm “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp.

Mình sẽ vẽ một ô hình chữ nhật, rồi tô màu lên.

Bước tiếp theo, mình viết tên tác phẩm và dùng bút highlight để viết tên tác giả.

Trong “Bàn luận về phép học”, bằng lời văn thẳng thắn và chân thành, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nêu lên mục đích chân chính của việc học và thực trạng tiêu cực đang hiện hành cùng các phương pháp học tập đúng đắn. Những bài học mà Nguyễn Thiếp mang lại không chỉ có giá trị đối với đất nước trong xã hội phong kiến mà còn bổ ích đối với tất cả chúng ta trong mọi thời đại.

Bước cuối cùng làm nên tiêu đề này, mọi người đừng quên gắn thêm sticker tròn nhé.

Tiêu đề 12: THUẾ MÁU (HỒ CHÍ MINH)

Bây giờ chúng mình sẽ làm tiêu đề cuối cùng, tác phẩm “Thuế máu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước tiên, bước đầu mình sẽ cắt sticker tròn thành các hình bán nguyệt, rồi dán vào giấy ở vị trí lệch về bên phải.

Tiếp theo, mọi người cắt tiêu đề đã viết cùng với tên tác giả rồi dán đè lên nhé.

Ở 2 bên, mình vẽ các đường lượn sóng và điểm thêm vài đốm tròn to nhỏ.

Văn bản “Thuế máu” dưới ngòi bút chính luận xuất sắc của Bác đã vạch trần bộ mặt giả nhân giã nghĩa của chính quyền thực dân Pháp. Cùng với đó, tác phẩm cũng để lại nhiều dấu ấn đầy ám ảnh về cuộc sống bị bóc lột khốn cùng của nhân dân ta trong hoàn cảnh chiến tranh.

Như vậy là video hôm nay, mình đã cùng mọi người trang trí tiêu đề cho 12 tác phẩm Ngữ văn lớp 8 học kì II.

Lần này, với cuốn sổ mã 574 mình sử dụng có định lượng giấy là 100 GSM, nhìn chung khi viết không hề bị lem mực sang trang sau, giấy cũng lên màu rất đẹp nữa.

Mình sẽ còn rất nhiều nội dung hay ho gửi tới mọi người, đừng quên like, share và subcribe kênh KLONG để mình có thêm động lực ra video nhé. Cảm ơn và chúc mọi người học thật tốt.