Top các loại thuốc cầm máu kinh nguyệt được chị em sử dụng nhiều
4 loại thuốc cầm máu kinh nguyệt dưới đây được sử dụng nhiều nhất bởi mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.
1. Thuốc cầm máu kinh nguyệt chữa rong kinh Danazol
Thuốc cầm máu kinh nguyệt Danazol có tác dụng ức chế hoạt động của hormone nội tiết tố estrogen, progesterone. Từ đó, làm giảm sự sản sinh nội mạc tử cung nên hạn chế việc sản xuất gonadotropins ở tuyến yên gây rụng trứng. Chính cơ chế đó giúp điều trị chứng rong kinh hiệu quả lên tới 50%.
Sử dụng thuốc chữa rong kinh Danazol cần kiên trì khoảng từ 3-6 tháng với liều lượng phù hợp 100-400mg/ngày. Chú ý, thuốc có tác dụng phụ là gây phù nề; mụn trứng cá; phát ban… Chống chỉ định với một số chị em có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường; đau nửa đầu; động kinh…
2. Thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid
Thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin và plasmin không được tạo ra. Chính điều này sẽ hạn chế tình trạng rong kinh của chị em phụ nữ.
Theo các nghiên cứu, thuốc Tranexamic acid giúp giảm chảy máu với hiệu quả từ 30-60%. Tranexamic acid còn giúp hạn chế máu kinh vón cục nhưng chúng không có khả năng điều hòa kinh nguyệt.
Cách sử dụng thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid nên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chị em nên uống thuốc từ ngày đầu đến ngày 5 trong chu kỳ và nhớ là từ 6 – 8 giờ sẽ uống 1g. Chú ý, thuốc Tranexamic acid có thể gây ra một số tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi; đau đầu; đau cơ; đau bụng…
Thuốc chống chỉ định với chị em mắc bệnh huyết khối não; rối loạn đông máu; huyết khối não; tắc động mạch võng mạc; tắc mạch phổi… Còn chị em có tiền sử suy thận; chảy máu đường tiết niệu hay đang dùng thuốc tránh thai thì không nên dùng cùng với thuốc Tranexamic acid.
3. Thuốc cầm máu kinh nguyệt kháng viêm không steroid
Thuốc kháng viêm không sterid có khả năng làm giảm prostaglandin. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cơn co thắt và gây xuất huyết tử cung.