Sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu thì an toàn?

Với những người lần đầu sử dụng thuốc đặt hậu môn có thể băn khoăn không biết dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu để tránh các tác dụng phụ của thuốc. Việc chỉ định sử dụng thuốc phụ thuộc nhiều vào cân nặng, liều dùng và loại thuốc, do đó dù có kinh nghiệm sử dụng thuốc đặt hậu môn hay chưa thì người dùng cũng cần kiểm tra kỹ loại thuốc, liều lượng và thời gian hiệu quả của thuốc.

Khi nào cần sử dụng thuốc đặt hậu môn?

Thuốc đặt hậu môn là một dạng chế phẩm thuốc được bào chế thành dạng đặc biệt và được sử dụng bằng cách đặt vào trong hậu môn. Có rất nhiều loại thuốc được bào chế thành dạng dùng nhét hậu môn, tuy nhiên tùy từng loại thuốc mà các thuốc đặt hậu môn có thể có hình dạng, kích thước và tác dụng khác nhau.

Ví dụ các chế phẩm thuốc đặt hậu môn có thể chứa Glycerin để điều trị táo bón, hoặc Acetaminophen (Paracetamol) để điều trị triệu chứng sốt. Một lợi thế của các chế phẩm thuốc đặt hậu môn đó là các thuốc đặt hậu môn thường có hiệu quả nhanh chóng do chúng tan nhanh trong cơ thể và được hấp thu trực tiếp vào hệ tuần hoàn.

Thuốc đặt hậu môn thường được chỉ định sử dụng ở những bệnh nhân không thể sử dụng những thuốc đường uống như đối với các trường hợp nôn nhiều, mất tri giác, trẻ nhỏ không thể phối hợp sử dụng thuốc đường uống… Bên cạnh đó, thuốc đặt hậu môn còn được chỉ định trong một số những tác dụng tại chỗ ở hậu môn như dùng khi điều trị táo bón hoặc bệnh trĩ.

Thuốc đặt hậu môn cũng phù hợp sử dụng ở những bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe tâm thần chẳng hạn như rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, hay rối loạn lưỡng cực. Đường dùng này cũng là lựa chọn phù hợp cho những trường hợp cần điều trị giảm nhẹ trong thời gian dài ở những bệnh nhân đã giảm khả năng hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa.

Rất hay:  Tính lương đóng bảo hiểm xã hội sao cho hợp lý? - Báo Tuổi Trẻ

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc hạ sốt nhét hậu môn

Trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt đã được bào chế thành dạng chế phẩm thuốc đặt hậu môn, và mỗi nhóm thuốc khác nhau sẽ được chỉ định cụ thể về liều dùng và cách dùng để thuốc được hấp thu vào trong cơ thể với liều lượng chính xác và đảm bảo thời gian hiệu quả của thuốc.

Ưu điểm của thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hậu môn có nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng thuốc đường uống. Những ưu điểm có thể kể tới như:

  • Thuốc được sản xuất với nhiều hàm lượng thuốc khác nhau, do đó dễ dàng để chọn lựa hàm lượng thuốc phù hợp với nhiều cân nặng và độ tuổi khác nhau.
  • Thuốc đặt hậu môn sẽ nhanh chóng được thẩm thấu vào hệ tuần hoàn, do đó thời gian tác dụng và hiệu quả hạ sốt sẽ nhanh hơn so với đường uống thông thường.
  • Sẽ làm hạn chế các tương tác thuốc trong đường tiêu hóa trong trường hợp dùng nhiều loại thuốc.

Để có thể đảm bảo được những ưu điểm như vậy, thuốc đặt hậu môn cần được đặt vào đúng kỹ thuật với liều lượng và thời gian dùng phù hợp.

Nhược điểm của thuốc đặt hậu môn

Mặc dù sử dụng thuốc đặt hậu môn có thể giảm thiểu các tác dụng phụ trên dạ dày và ruột non thường gặp khi dùng thuốc đường uống và hầu hết các thuốc đặt hậu môn thường không có tác dụng phụ gây ra do đường dùng thuốc, tuy nhiên đường dùng này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Những ảnh hưởng không mong muốn của thuốc đặt hậu môn có thể kể tới như:

  • Khó chịu, ngứa, kích ứng hoặc đau vùng hậu môn.
  • Rò rỉ thuốc khỏi hậu môn.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Chảy máu vùng hậu môn trực tràng.
Rất hay:  Cách Trồng Dâu Tây Bằng Hạt Dễ Thành Công Nhất - bTaskee

Ngoài ra người dùng thuốc đặt hậu môn cũng có thể gặp một số phản ứng quá mẫn tại chỗ với các biểu hiện như ngứa vùng hậu môn, phát ban, sưng nề do phù mạch, chóng mặt, khó thở… Với các biểu hiện gợi ý tình trạng quá mẫn như vậy, người dùng nên dừng sử dụng thuốc và thông báo lại với bác sĩ lại để được theo dõi và thay đổi chế độ điều trị phù hợp.

Cần lưu ý rằng thuốc hạ sốt đặt hậu môn không nên được sử dụng ở những trường hợp có tổn thương vùng hậu môn trực tràng như polyp, nứt kẽ hậu môn, hoặc các tổn thương viêm nhiễm. Thuốc cũng không dùng được ở những người tiêu chảy hoặc chảy máu vùng hậu môn trực tràng.

Sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu để hiệu quả và an toàn?

Khi sử dụng thuốc đường hậu môn, thường liều thuốc và thời gian sử dụng cách nhau giữa mỗi liều sẽ không có nhiều khác biệt so với khi dùng thuốc đường uống. Tuy nhiên do trên thị trường hiện nay có nhiều các chế phẩm thuốc có chứa hàm lượng dược chất khác nhau nên dù dùng loại thuốc nào thì người dùng cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo dùng thuốc đúng liều và đúng kỹ thuật.

Một lưu ý khi sử dụng các thuốc hạ sốt đặt hậu môn đó là không nhét thuốc quá sâu làm giảm tác dụng của thuốc khi dùng trên trẻ em, và không dùng đồng thời cả đường uống và đường đặt hậu môn do nguy cơ gây quá liều thuốc gây tổn thương các cơ quan như gan và thận.

Rất hay:  Xem Ngay Top 18 khẩu hiệu của asean là gì [Triệu View]

Ở Việt Nam, Paracetamol là loại thuốc phổ biến nhất được ưu tiên sử dụng do ít tác dụng phụ và hiệu quả trên nhiều nhóm đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau. Nhóm thuốc này được sử dụng nhiều nhất trong số các loại thuốc hạ sốt đặt hậu môn, và liều dùng cũng tương tự với đường uống là từ 10 – 15mg/kg/lần (tối đa không quá 500mg mỗi lần dùng) và mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 tiếng.

Các thuốc Aspirin (Acid acetylsalicylic) và Ibuprofen dạng đặt hậu môn nếu có chỉ định cũng được dùng với những liều và thời gian sử dụng tương tự đường uống, tuy nhiên thường không được sử dụng phổ biến để hạ sốt do các nguy cơ về tác dụng phụ và các biến chứng của thuốc.

>> Xem ngay:

  • Viên nhét hậu môn hạ sốt Efferalgan 150mg cho trẻ từ 10-15kg
  • Viên nhét hậu môn hạ sốt Efferalgan 300mg cho trẻ từ 15 – 30kg
  • Viên nhét hậu môn hạ sốt Efferalgan 80mg cho trẻ 5 – 10kg

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn có nhiều ưu điểm và cũng có những nhược điểm nhất định khi so sánh với thuốc hạ sốt đường uống thông thường. Việc sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu giữa các lần dùng, dùng loại thuốc gì hoặc với liều lượng sử dụng thuốc như thế nào nên được tham khảo và tư vấn từ các dược sĩ, bác sĩ để có thể sử dụng thuốc hiệu quả và tránh những hậu quả do quá liều hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Ánh Vũ

Nguồn: Healthline.com, Vinmec.com