MBTI là gì? 16 nhóm tính cách – bạn nằm trong nhóm tính cách nào?

1.Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì?

Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers Briggs Type Indicator) là phương pháp dùng 16 câu hỏi trắc nghiệm, 4 tiêu chí đánh giá để phân tích về tính cách của con người. Ở Việt Nam, công cụ này vẫn chưa thật sự phổ biến và dường như các nhà tuyển dụng nhân sự là nhóm đối tượng sử dụng nhiều đến phương pháp này.

MBTI được sáng lập nên bởi 2 nhà khoa học Kathryn Briggs và Isabel Myer. Thông qua đó, bạn sẽ đánh giá tính cách qua việc trả lời chuỗi câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến những vấn đề cơ bản trong đời sống hàng ngày. MBTI dựa trên sự phát triển của ngành tâm lý học nên có độ chính xác cao. MBTI đang dần trở nên phổ biến hơn với nhiều người và được ứng dụng nhiều trong hoạt động tuyển dụng, đánh giá nhân sự, giáo dục, hướng nghiệp…

2. MBTI dùng để làm gì?

MBTI thường được nhà tuyển dụng sử dụng để lựa chọn ứng viên thích hợp với vị trí, yêu cầu công việc mà doanh nghiệp đang cần tìm kiếm. Phương pháp này cũng được các trưởng phòng HR, nhà quản lý áp dụng bởi kết quả mang lại giúp họ hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm tính cách của nhân sự.

Bên cạnh đó, MBTI Test còn được nhiều học sinh, sinh viên sử dụng với mục đích định hướng nghề nghiệp tương lai, giúp tìm ra được thế mạnh của mình để lựa chọn nghề nghiệp, công việc thích hợp.

3. 4 tiêu chí đánh giá tính cách trong MBTI

MBTI phân loại tính cách dựa vào 4 tiêu chí cơ bản dưới đây:

  • Xu hướng tự nhiên: Dùng để nhận diện bạn là người hướng nội (Introversion) hay là người hướng ngoại (Extroversion). Người hướng nội thường có xu hướng thiên về nội tâm, ít nói, ít cởi mở với người lạ và thế giới bên ngoài. Còn người hướng ngoại thường xuyên nói, giao lưu, cởi mở, dễ gần với tất cả mọi người và thế giới bên ngoài.
  • Quyết định và lựa chọn: Dùng để đánh giá xem bạn là kiểu người ra quyết định dựa trên cảm xúc cá nhân (Feeling) hay lý trí (Thinking). Nếu là người lý trí thì toàn bộ quyết định được đưa ra đều dựa vào dữ liệu, tiêu chí rõ ràng. Còn nếu ra quyết định, lựa chọn dựa vào cảm tính, cảm xúc nhất thời thì bạn là người cảm xúc.
  • Nhận thức về thế giới: Yếu tố này dùng sử dụng để xác định bạn là người trực quan (Sensing) hay trực giác (Intution). Nếu thông qua 5 giác quan để nhận thức về mọi thứ thì bạn là người trực quan, còn nếu chỉ tin vào những suy luận, dự đoán, thông tin tự thu thập được thì bạn chính là người trực giác.
  • Cách thức hành động: Sử dụng để đánh giá bạn là người hành động theo nguyên tắc (Judgment) hay theo sự linh hoạt (Perception). Người hành động theo nguyên tắc luôn làm việc theo kỷ luật, quy định đặt ra. Còn nếu bạn thường xuyên thay đổi kế hoạch, nguyên tắc hay không muốn bị ràng buộc nào thì là người hành động theo sự linh hoạt.

4. Một số lưu ý bạn cần biết trước khi làm MBTI

MBTI là trắc nghiệm tâm lý nên để thực hiện chính xác nhất, bạn cần hiểu rõ:

  • Kết quả của trắc nghiệm tâm lý sẽ phụ thuộc phần lớn vào tâm trạng nên bạn hãy thực hiện khi trạng thái tâm lý ổn nhất. Nếu đang quá vui, gặp chuyện buồn, phấn khích hay bực bội thì không đảm bảo độ chính xác.
  • Trung thực trả lời câu hỏi, phân biệt rõ giữa lý tưởng và trên thực tế. Kết quả trắc nghiệm chính là câu chuyện cá nhân của bạn nên đừng để những yếu tố bên ngoài tác động tới câu trả lời.
  • Tất cả chúng ta đều trưởng thành, thay đổi từng ngày nên kết quả trắc nghiệm cũng thay đổi tùy vào nhận thức, thế giới quan của bạn theo thời gian. Bạn nên làm bài kiểm tra một cách điều độ để có cái nhìn tổng quan, chuẩn xác.

5. 16 nhóm tính cách trong MBTI

Để hiểu rõ hơn về 16 nhóm tính cách MBTI, bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung sau đây:

5.1. ENFJ – Người cho đi

ENFJ là những người có kỹ năng hùng biện, khéo léo và biết cách đối nhân xử thế. Những người thuộc nhóm tính cách này còn giỏi xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Họ cũng rất ấm áp, tình cảm và thường có thiên hướng sống khép kín hơn so với những người hướng ngoại.

Ưu điểm

  • Biết cách thu hút, giữ sự chú ý những người xung quanh.
  • Với các công việc yêu thích, ENFJ sẽ rất kiên trì, có trách nhiệm.
  • Lòng khoan dung rộng và có sự đồng cảm với người khác.

Nhược điểm

  • Tính cách duy tâm nên dễ bị tổn thương, dao động.
  • Không quyết đoán và tự tin khi phải đưa ra quyết định quan trọng

Ngành nghề phù hợp

Công tác xã hội, Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, tư vấn bảo hiểm, Biên tập viên, Biên – phiên dịch, Nhiếp ảnh, Chuyên viên truyền thông, Biên kịch, diễn viên, Hiệu trưởng, giáo viên, giảng viên, Nhân viên tuyển dụng, Quản lý nguồn nhân lực, Môi giới bất động sản, Kinh doanh, bán hàng, Chuyên gia dinh dưỡng, Dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng, Chuyên gia IT, lập trình viên, Lễ tân, Trợ lý,…

5.2. ENFP – Người truyền cảm hứng

Người thuộc nhóm tính cách ENFP thường nhiệt tình và thông minh. Họ có khả năng thích nghi nhanh chóng và tương tác nhạy bén, linh hoạt với mọi việc. Nhưng các ENFP cũng dễ bị phân tán bởi thứ mới lạ và đôi lúc dường như ENFP cảm thấy nhạt nhẽo rất nhanh với mọi thứ.

Ưu điểm

  • Không ngại thử thách bản thân với trải nghiệm mới.
  • Luôn nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng.
  • Điều hướng tốt các cuộc giao tiếp, nói chuyện.

Nhược điểm

  • Dễ bị phân tán, phân tâm bởi nhiều thứ xung quanh và khó dành sự tập trung vào công việc.
  • Thường bị căng thẳng, stress, thiếu kiên trì.
  • Khó làm chủ cảm xúc cá nhân, dễ phản ứng mạnh trong những cuộc xung đột, mâu thuẫn và lời chỉ trích của người khác.
  • Khả năng thực hiện không giỏi như lời nói.

Ngành nghề phù hợp

Thiết kế, Design, Biên kịch, Biên tập, Nhà tâm lý, Nhà báo, phóng viên, Copywriting, Content, Sáng tạo nội dung , Diễn viên, Nhạc sĩ, Ca sĩ,…

5.3. ENTJ – Nhà điều hành

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người thuộc ENTJ có khả năng lãnh đạo rất tốt. Người có tính cách ENTJ thường thích giao tiếp, coi trọng sự nghiệp và đi theo chủ nghĩa hoàn hảo. Bên cạnh đó, ENTJ là kiểu người không bị cảm xúc chi phối và không dễ đồng cảm.

Rất hay:  Cách Viết Ngày Tháng Năm Trong Tiếng Anh - Kênh Tuyển Sinh 24h

Ưu điểm

  • Tin tưởng vào khả năng của bản thân, không ngại bày tỏ ý kiến.
  • Có nghị lực, ý chí theo đuổi mục tiêu cho đến cùng.
  • Có khả năng tiếp cận vấn đề toàn diện.

Nhược điểm

  • Thường tỏ ra kiêu ngạo, cứng nhắc.
  • Là người lý trí, chỉ chú trọng vào kết quả mà bỏ qua yếu tố cảm xúc, quá trình thực hiện nên dễ khiến người khác tổn thương.
  • Thiếu kiên nhẫn với những người có năng suất làm việc thấp hơn.

Ngành nghề phù hợp

Giám đốc điều hành, Chuyên gia tài chính, Giám đốc sản xuất nghệ thuật, Quan hệ công chúng, Nhà khoa học, Chuyên gia tâm lý, Kiến trúc sư, Giảng viên, giáo viên, trợ giảng, Nhà sản xuất, Huấn luyện viên, Lập trình viên, chuyên gia công nghệ thông tin, Luật sư, thanh tra, Bác sĩ, Quản lý dịch vụ y tế…

5.4. ENTP – Người nhìn xa

ENTP là những người thích khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh, thứ mới lạ và có khả năng hiểu rõ tâm lý con người nhờ vào trực giác tốt. Bên cạnh đó, ENTP cũng nhạy bén, có khả năng giao tiếp tốt và có sẵn những ý tưởng độc đáo. Tuy nhiên, họ thích làm việc tự do mà không theo nguyên tắc hay kế hoạch cụ thể nào.

Ưu điểm

  • Nhanh nhẹn, linh hoạt và luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo.
  • Nếu đam mê sẽ rất nhiệt tình, năng lượng dồi dào.
  • Thích tìm hiểu, học hỏi điều mới mẻ để tích lũy thêm kiến thức.

Nhược điểm

  • Giỏi đưa ra ý tưởng nhưng không thành thạo việc áp dụng thực tế.
  • Suy nghĩ rộng và khó tập trung vào một vấn đề.
  • Nhanh chán.

Ngành nghề phù hợp

Chuyên gia tâm lý học, Luật sư, Nhà khoa học, Cố vấn, Nhiếp ảnh, Diễn viên, Doanh nhân, Lập trình viên, chuyên gia IT, Nhân viên tiếp thị, Kỹ sư, Nhà phát minh, Tiếp thị…

5.5. ESFJ – Người quan tâm

ESFJ là những người có tình thương và ấm áp, năng lượng dồi dào nhưng lại thích làm việc độc lập một mình. ESFJ thích lắng nghe, thấu hiểu người khác và có nhiều đặc điểm khá giống phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Người thuộc nhóm tính cách này dễ bị cảm xúc chi phối và họ không nên đưa ra quyết định quan trọng. Họ cũng không quan tâm tới những ý tưởng phức tạp, thảo luận về nguyên nhân và hậu quả vấn đề.

Ưu điểm

  • Trung thành, luôn coi trọng nhiệm vụ được giao
  • Làm tốt những vấn đề thực tế
  • Nhạy cảm, biết cách kết nối với mọi người

Nhược điểm

  • Chưa thật sự quyết đoán và vẫn còn cứng nhắc, cổ hủ
  • Khá nhạy cảm về địa vị, chức danh trong xã hội
  • Dễ nảy sinh tiêu cực nếu nhu cầu, mong muốn không được đáp ứng
  • Dễ gây mất thiện cảm khi có xu hướng muốn điều khiển người khác

Ngành nghề phù hợp

Cố vấn, Công tác xã hội, Văn thư, Kế toán, Y tá, dược sỹ, Chăm sóc trẻ em, Quản lý, Giáo viên, giảng viện, Trưởng phòng, trưởng bộ phận, Tăng lữ, việc liên quan tới tôn giáo, Trợ lý, thư ký giám đốc, Kinh doanh hộ gia đình…

5.6. ESFP – Người trình diễn

ESFP thích những trải nghiệm mới mẻ, luôn muốn được trở thành tâm điểm của sự chú ý và thu hút được nhiều người. Người thuộc nhóm tính cách này có kỹ năng giao tiếp tốt, tinh thần lạc quan và khiếu thẩm mỹ, nhận thức tốt. Nhưng ESFP không muốn dành thời gian tìm hiểu một vấn đề phức tạp và thường dựa vào sự may mắn, nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Ưu điểm

  • Mạnh dạn, dám bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm môi trường mới.
  • Nhạy cảm và dễ dàng phát hiện sự thật.
  • Giao tiếp tốt.
  • Khiếu thẩm mỹ cao.

Nhược điểm

  • Khó kìm nén cảm xúc, dễ mất kiên nhân
  • Khó tập trung vào một vấn đề nhất định
  • Kỹ năng lập kế hoạch kém.
  • Dễ đưa bản thân vào những trường hợp xấu nếu không đạt được điều như ý.

Ngành nghề phù hợp

Công tác xã hội, Chuyên viên quan hệ công chúng, Tiếp thị, Nhà báo, Tổ chức sự kiện, Giáo viên, giảng viên, giáo sư, Trưởng phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh, Ca sĩ, diễn viên, vũ công, dancer, Nhà văn, Nhà thơ, Thiết kế thời trang, Kiến trúc sư, Y Tá, Bác sĩ,…

5.7. ESTJ – Người giám hộ

ESTJ luôn sống thực tế và gánh vác trách nhiệm lớn. Nhóm tính cách ESTJ là những người luôn cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, tận tâm với mọi công việc. Tuy nhiên, ESTJ có xu hướng tự cô lập bản thân nếu bị căng thẳng đè nén.

Ưu điểm

  • Luôn làm việc rất nghiêm túc, cố gắng hoàn thành.
  • Ngay thẳng, sống quy tắc.
  • Chân thành, kiên nhẫn, đáng tin cậy.

Nhược điểm

  • Thường phản ứng thái quá đối với những lỗi sai của người khác.
  • Khá cứng nhắc trong việc giải quyết vấn đề.
  • Hơi khô khan.

Ngành nghề phù hợp

Quản lý bán hàng, Cố vấn tài chính, Nhân viên phân tích thị trường, Việc làm Hành chính – Nhân sự, Kế toán, Kiểm toán, Quản lý, Leader, Kiến trúc sư, Kỹ sư giám sát, kỹ sư kết cấu, Kỹ thuật sửa chữa và bảo trì ô tô, Quản lý kho bãi, Vận động viên, Diễn viên, Quản lý bảo tàng, Chuyên gia tư vấn tâm lý, giáo dục giới tính, Y tá, Điều dưỡng, Luật sư, Thẩm phán,..

5.8. ESTP – Người thực thi

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ESTP là người rất thẳng thắn và tinh ý trong việc nắm bắt được động cơ hoạt động của người khác. Ngoài ra, ESTP biết cách tạo ra những năng lượng tích cực cho mọi người. Tuy nhiên, ESTP không có trực giác tốt và không thích làm việc trong khuôn khổ.

Ưu điểm

  • Thực tế, trung thực, thẳng thắn.
  • Khả năng kết nối, tương tác tốt.
  • Ham học hỏi, luôn có nhiều ý tưởng mới.

Nhược điểm

  • Gặp khó khăn khi làm công việc yêu cầu sự kiên nhẫn
  • Không thật sự nghiêm túc tuân theo quy tắc, quy định
  • Không có cái nhìn tổng quan về vấn đề.

Ngành nghề phù hợp

Nhà sinh vật học, Nhà địa chất, Kỹ thuật viên nông nghiệp, Nhà tâm lý học, Giáo viên, giảng viên, trợ giảng, Quản trị kinh doanh, Chuyên viên phân tích tài chính, Đại diện nhãn hàng, Nhà đầu tư tài chính, Nhân viên sửa chữa ô tô, điện lạnh, điện tử, Giám sát chất lượng, Kiến trúc sư, Giám sát xây dựng, nhà thầu, Thẩm phán, luật sư, Quản lý nhân sự, Kế toán, Kiểm toán…

Rất hay:  Hướng dẫn cách peel da The Ordinary đơn giản nhưng hiệu quả nhất

5.9. ISTJ – Người trách nhiệm

Các STJ thường trầm lặng, ưa thích sự an toàn, bình yên. ISTJ cũng luôn trung thành và đáng tin cậy bởi họ luôn giữ đúng lời hứa. ISTJ tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật và rất giỏi lập kế hoạch, sắp xếp công việc. Tuy nhiên, họ không dễ đồng cảm với người khác và cảm thấy không thoải mái khi bày tỏ suy nghĩ, sở thích của mình.

Ưu điểm

  • Hiểu biết rộng, làm việc tốt trong nhiều lĩnh vực
  • Tinh thần trách nhiệm cao với công việc
  • Bình tĩnh, thực tế, biết cách sắp xếp hợp lý mọi thứ

Nhược điểm

  • Cứng đầu, khó chấp nhận quan điểm khác
  • Khó hòa nhập môi trường mới
  • Không nhạy cảm và dễ dàng làm tổn thương người khác

Ngành nghề phù hợp

Thẩm phán, Luật sư,Kế toán, Nhân viên tài chính nhân sự, Quản lý kinh doanh, Quản trị, giám đốc điều hành, Bác sĩ, nha sĩ, Lập trình viên, chuyên gia máy tính, Kỹ sư điện, Nhân viên kỹ thuật, Giám đốc sản xuất, Quản lý vận hành, Thẩm định bảo hiểm…

5.10. ISFJ – Người nuôi dưỡng

ISFJ sống tình cảm và có thế giới nội tâm phong phú. ISFJ thích thực hành hơn lý thuyết và có khiếu thẩm mỹ cao, cảm quan cao. Tuy nhiên, các ISFJ rất khó hiểu bởi họ không bộc lộ cảm xúc ra ngoài nhiều cho dù bên trong đang rất sôi động. ISFJ luôn đề cao trách nhiệm của mình và cần những lời khen tích cực từ người khác.

Ưu điểm

  • Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ người khác
  • Trung thành, làm việc chăm chỉ
  • Nhạy bén, có thể nhận ra chi tiết nhỏ nhất
  • Khả năng thực hành tốt

Nhược điểm

  • Quá cầu toàn
  • Thường bị quá tải trong công việc
  • Gặp khó khăn khi tách biệt giữa công việc và cuộc sống
  • Khó thích nghi với môi trường mới và sự thay đổi
  • Khá nhút nhát

Ngành nghề phù hợp

Công tác xã hội, Kỹ thuật viên nông lâm nghiệp, Bác sĩ, nha sĩ, y tá, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Giáo viên, giảng viên, trợ giảng, Quản lý giáo dục, Trợ lý hành chính, Kế toán, Hành chính nhân sự, văn thư ,Trợ lý giám đốc, thư ký, Chăm sóc khách hàng, Quản lý cửa hàng, Kỹ thuật cơ khí ô tô, Nhân viên điện lạnh, điện tử, Thợ kim hoàn, Thợ làm bánh, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất , Luật sư,…

5.11. ISFP – Người nghệ sĩ

Người thuộc nhóm tính cách ISFP thường chìm đắm trong thế giới cảm xúc và bị lôi cuốn trước cái đẹp, luôn hướng đến hành động. ISFP cũng rất khiêm tốn, đáng mến, sâu sắc và thế mạnh về sáng tạo nghệ thuật, thích giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, họ khó hiểu và không phải là nhà quản lý bẩm sinh.

Ưu điểm

  • Dễ dàng nhận ra cảm xúc của người khác
  • Giỏi tạo ra xu hướng và nghĩ ra được nhiều ý tưởng độc đáo, khác thường
  • Đam mê với công việc yêu thích

Nhược điểm

  • Gặp khó khăn tìm hiểu chủ đề khoa học, nghiên cứu
  • Khi đối mặt với các cuộc xung đột thì dễ bị tiêu cực, căng thẳng
  • Luôn khiến cho người khác khó hiểu

Ngành nghề phù hợp

Nhạc sĩ, Giáo viên, giảng viên, trợ giảng, Ca sĩ, diễn viên, Nhà tâm lý, Chuyên gia đào tạo, Bác sĩ, Nhà thiết kế thời trang, Kiến trúc sư, Chuyên viên thẩm mỹ, Họa sĩ, Công tác xã hội, Kiểm lâm viên…

5.12. ISTP – Nhà kỹ thuật

ISTP luôn tìm hiểu xem mọi thứ đang hoạt động như thế nào. Họ mạo hiểm, có niềm tin sắt đá với chính mình và luôn sẵn sàng lao vào công việc. Họ cũng rất giỏi xoay sở tình thế và là người đáng tin cậy, không thích bị nhận xét hay đánh giá chủ quan.

Ưu điểm

  • Luôn vui vẻ, dồi dào năng lượng
  • Giỏi ứng biến những tình huống khủng hoảng
  • Linh hoạt, nhanh nhạy và không lo lắng nhiều về tương lai
  • Có trí tưởng tượng phong phú, đặc biệt là khi nói tới vấn đề thực tế,máy móc

Nhược điểm

  • Có thể thẳng thừng, nổi cáu nếu bị người khác chỉ trích
  • Khó tập trung vào vấn đề gì đó trong thời gian dài
  • Không để ý tới cảm xúc nên dễ làm tổn thương người khác
  • Không thích những lời cam kết, lời hứa

Ngành nghề phù hợp

Nhà sinh vật học, Nhà địa chất, Chuyên viên tài chính, Nhân viên tư vấn đầu tư chứng khoán, Lập trình viên, nhà phát triển phần mềm, chuyên gia IT, an ninh mạng, Y tá, bảo mẫu, Chuyên gia dinh dưỡng, Thợ may, Kỹ sư cơ khí, Kỹ sư xây dựng, Tester , Chuyên viên phân tích dữ liệu…

5.13. INFP – Người lý tưởng hóa

INFP là nhóm người có tính cách chu đáo, nhiệt huyệt, thích lắng nghe, thấu hiểu người khác. INFP luôn đặt tiêu chuẩn công việc cao và họ không thích xung đột, cố tìm cách né tránh những cuộc mâu thuẫn, cãi vã.

Ưu điểm

  • Đam mê, tràn đầy năng lượng.
  • Luôn hướng đến cuộc sống tốt đẹp, tư tưởng thoải mái
  • Sáng tạo, dễ dàng thấu hiểu người khác

Nhược điểm

  • Không giỏi xử lý dữ liệu.
  • Dễ mơ mộng, lý tưởng hóa vấn đề.
  • Tư tưởng cá nhân cao nên rất dễ bị cô lập.

Ngành nghề phù hợp

Nghệ sĩ, biên kịch, Nhiếp ảnh gia, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Giáo viên, giảng viên, Quản trị viên, Quản lý Marketing, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân sự, Chuyên viên truyền thông, Biên tập viên, Phiên dịch, Chuyên viên quan hệ công chúng, Nhà tâm lý học, Chuyên viên tư vấn tâm lý, tư vấn nghề nghiệp, Nhà tư vấn dinh dưỡng,…

5.14. INFJ – Người che chở

INFJ có trực giác cực tốt, thích mọi thứ được sắp xếp khoa học. Họ kiên nhẫn, thấu hiểu người khác. INFJ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thích làm việc độc lập. Người thuộc nhóm tính cách INFJ rất tin tưởng vào chính mình.

Ưu điểm

  • Luôn làm việc chăm chỉ, kiên trì cho những gì họ tin tưởng
  • Sở hữu trí tưởng tượng phong phú
  • Giao tiếp tốt
  • Quyết đoán, tự tin

Nhược điểm

  • Dễ bị tổn thương với tình huống xung đột hay bị chỉ trích, nhận xét
  • Khó tin vào người khác
  • Có đôi khi bảo thủ, cứng đầu
Rất hay:  7 Bước hướng dẫn vệ sinh Laptop tại nhà đơn giản, sạch từng con ốc

Ngành nghề phù hợp

Tư vấn tâm lý xã hội, Giáo viên, giảng viên, Điều dưỡng viên, Chuyên gia tâm lý học, Thẩm phán, Luật sư, Bác sĩ, Y tá, Chuyên gia dinh dưỡng, Nhà văn, nhà thơ, Kiến trúc sư, thiết kế đồ họa, Chuyên viên nhân sự…

5.15. INTJ – Nhà khoa học

INTJ là nhóm tính cách có xu hướng thiên về hoạch định chiến lược, suy nghĩ logic. Họ có yêu cầu cao về hệ thống làm việc và có tư duy logic nên hợp làm quản lý cho các dự án đột phá. Tuy nhiên, họ ít quan tâm đến người khác, có tham vọng lớn và người khác cũng rất khó hiểu họ.

mbti intj nghề nghiệp

Ưu điểm

  • Khả năng phân tích khá chính xác
  • Đầu óc nhanh nhạy, linh hoạt
  • Giàu trí tưởng tượng, chiến lược
  • Quyết đoán trong công việc

Nhược điểm

  • Quá cầu toàn nên dễ dẫn đến mâu thuẫn với người khác
  • Thường không quan tâm tới cảm xúc nên khiến mọi người tổn thương

Ngành nghề phù hợp

Nhà hoạch định chiến lược, Nhà quản lý, lãnh đạo, Nhà khoa học, Bác sĩ, Nha sĩ, Kỹ sư, Quản trị kinh doanh, Luật sư, Lập trình viên máy tính, chuyên gia máy tính, Giáo sư, Giáo viên…

5.16. INTP – Nhà tư duy

Người thuộc nhóm tính cách INTP có khả năng giải quyết tốt vấn đề. Đối với họ, kiến thức luôn là yếu tố cốt lõi. Các INTP không thích làm quản lý, họ thường rất yêu bản thân và thích làm việc độc lập.

Ưu điểm

  • Trung thực, khách quan, thẳng thắn.
  • Sẵn sàng chấp nhận ý tưởng, quan điểm người khác.
  • Nhiệt tình trong công việc.
  • Trí tưởng tượng đa dạng, độc đáo.

Nhược điểm

  • Dễ mất tập trung, bỏ qua nhiều khía cạnh xung quanh.
  • Đối với những tình huống cần cảm xúc, INTP sẽ bị bối rối.
  • Khá nhút nhát khi hòa nhập môi trường tập thể.

Ngành nghề phù hợp

Chuyên viên lập trình, chuyên gia máy tính, chuyên viên phát triển phần mềm, Kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, Chuyên gia tài chính, Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Chuyên viên phân tích dữ liệu, Luật sư, thẩm phán, Họa sĩ, nhạc sĩ, Nhiếp ảnh gia, Thiết kế đồ họa, Kiến trúc sư…

6. Ứng dụng MBTI như thế nào trong quản trị nhân sự

6.1 Trong tuyển dụng nhân sự

Công cụ MBTI giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng tính cách của ứng viên và biết được điểm mạnh, yếu của họ. Ngoài trình độ chuyên môn, tính cách của ứng viên cũng rất quan trọng và thông qua đó, nhà tuyển dụng đánh giá liệu ứng viên có phù hợp với môi trường, văn hóa của doanh nghiệp hay không qua MBTI.

6.2 Quản lý nhân sự

Hiểu rõ đặc điểm tính của từng cá nhân trong đội ngũ nhân sự sẽ giúp nhà quản lý tăng nâng cao lãnh đạo của mình. Đồng thời, khi người đứng đầu hiểu tất cả nhân viên dưới quyền, hiểu được họ muốn gì, cần gì trong công việc, chế độ nhằm đưa ra những thay đổi, quyết định phù hợp nhất.

Mặt khác, khi hiểu tính cách của mỗi thành viên còn giúp nhà quản lý giảm thiểu được mâu thuẫn, điều tiếng trong doanh nghiệp và phối hợp hiệu quả các nhóm tính cách, giúp tối ưu hiệu quả làm việc nhóm.

6.3 Về đánh giá nhân sự

Nhờ tính ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao, việc xác định ứng viên, nhân viên hiện nay theo MBTI 16 tính cách của đã dần phổ biến hơn, từ đó xuất hiện nhiều phương án hiệu quả giúp nhà lãnh đạo phân loại tính cách dễ dàng.

Dùng bộ câu hỏi test có sẵn

Các nguồn có sẵn trên Google khá đa dạng. Bạn gõ một vài từ khóa liên quan đến MBTI như “kiểm tra MBTI”, “MBTI Test”,… thì sẽ nhận về kết quả là các website có sẵn bộ câu hỏi tương ứng để người dùng tự thao tác thực hiện khám phá bản thân.

Một website uy tín mà bạn có thể tham khảo về MBTI là:

  • https://www.16personalities.com/free-personality-test
  • https://mbti.vn/
  • https://testiq.vn/trac-nghiem-mbti-test.html
  • http://aroma.vn/mbti/#lam-trac-nghiem,…

Cách này thích hợp cho những người trẻ tò mò về tính cách của bản thân và có thể không hiệu quả với doanh nghiệp. Hãy tiếp tục khám phá các cách tiếp theo nhé.

Dùng nguồn tự cung

Nguồn tự cung tức là doanh nghiệp, công ty tự biên soạn bộ câu hỏi xác định tính cách. Doanh nghiệp cần lưu ý 2 điểm sau đây để cải thiện và tối ưu phương pháp này:

  • Cải thiện giao diện người dùng: Doanh nghiệp nên tạo phiên bản kiểm tra tính cách trên trang Web thay vì bản giấy. Giao diện, thiết kế tốt và thân thiện với người sử dụng, dễ thao tác sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong thị trường tuyển dụng.
  • Tối ưu hóa bộ câu hỏi phỏng vấn từng vị trí cần tuyển dụng: Khi đưa ra bản mô tả công việc, HR sẽ có những kỳ vọng về ứng viên ứng tuyển. Sau khi tìm được nhóm tính cách phù hợp, doanh nghiệp hãy soạn câu hỏi chuyên sâu hơn về nhóm tính cách đó để khai thác tố chất bên trong từng ứng viên và tiến hành so sánh mức độ, đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Ví dụ cụ thể: Vị trí nhân viên kinh doanh rất cần yếu tố hướng ngoại và tố chất thực thi nên bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên phải làm bật 2 tố chất này. Từ đó, HR có cơ sở đánh giá mức nổi bật của 2 tính chất này của ứng viên, rồi tiến hành so sánh với ứng viên khác để có quyết định tuyển dụng hợp lý.

Có không ít doanh nghiệp đã áp dụng trắc nghiệm MBTI vào công tác tuyển dụng. Chẳng hạn như như VietCredit – Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt, trong quá trình thiết kế website tuyển dụng thì họ đã tạo thêm mục Bài kiểm tra trắc nghiệm MBTI, Kiểm tra IQ của ứng viên. Chỉ cần để lại thông tin cá nhân, email, số điện thoại thì bạn sẽ được sử dụng miễn phí.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ MBTI là gì và có được bí quyết để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho 16 loại tính cách. Mọi dữ liệu đưa ra đều mang tính chất tham khảo và quyết định luôn ở trong tay bạn. HR Insider sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường lựa chọn và chinh phục nghề nghiệp. Chúc bạn có được hành trang vững vàng để tiến tới thành công!

— HR Insider —VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam