Tổ đỉa dạng mụn nước: Nguyên nhân, cách điều trị – Long Châu

Tổ đỉa là một dạng viêm da do nấm gây ra, các vùng tổn thương da tập trung ở bàn tay và bàn chân. Bệnh diễn biến thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 đến 4 tuần. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, có thể tái diễn nhiều đợt trong năm. Vậy tổ đỉa dạng mụn nước có gì đặc biệt? Điều trị như thế nào?

Biểu hiện tổ đỉa dạng mụn nước

Xuất hiện các mụn nước

Tổ đỉa là bệnh thuộc nhóm viêm da cơ địa, bệnh đặc trưng với biểu hiện tương đối rõ rệt là các mụn nước mọc ở lòng bàn tay và cả lòng bàn chân. Các mụn nước này thường chứa dịch bên trong, nên dễ bị vỡ nếu có tác động mạnh.

Giai đoạn đầu, bệnh sẽ chỉ tổn thương ở khu vực bàn tay và bàn chân, các ngón tay, ngón chân, nhưng khi không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ lan rộng đến các vùng da khác xung quanh. Cùng với mức độ tiến triển của bệnh, các nốt mụn ban đầu với kích thước nhỏ chỉ khoảng 2mm, nằm sâu trong da, khó tự vỡ.

Sau đó sẽ dần dần phát triển thành các mụn nước to hơn, gây đau và rất ngứa cho người bệnh. Chính tình trạng ngứa làm cho người bệnh gãi làm mụn nước vỡ, dẫn đến gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng tổn thương.

Ngứa, rát nhiều

Ở các các vị trí vùng da có tổn thương mụn nước gây ra cảm giác ngứa rát cho người bệnh hoặc đôi khi cũng không gây ra biểu hiện gì. Tình trạng ngứa rát này sẽ trở nên khó chịu hơn hoặc xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc vùng tổn thương với các hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, chất kích thích…

Rất hay:  Tổng hợp mẫu báo tường 20-11 đẹp nhất, nhiều lớp dùng - Thủ thuật

Nhiễm trùng vết thương

Chính việc cào gãi nhiều để giảm bớt ngứa ngáy do bệnh gây nên đã khiến các mụn nước bị vỡ ra, tạo thành các vết thương hở. Do các vết thương không được che phủ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng da.

Hình thành các vảy da chết

Mụn nước sau khi vỡ, sẽ chảy dịch viêm ra ngoài và làm xẹp vùng viêm. Lúc này vết thương da sẽ tự khô lại, hình thành nên các vảy da dễ bong, gây mất thẩm mỹ, làm mất tự tin cho người bệnh.

Nguyên nhân gây tổ đỉa dạng mụn nước

Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra tổ đỉa dạng mụn nước, tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi dễ làm bệnh bùng phát sau đây:

  • Di truyền: Những người có bố hoặc mẹ, người thân trong gia đình mắc bệnh tổ đỉa thì sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Theo thống kê, số trường hợp mắc bệnh tổ đỉa có liên quan di truyền chiếm gần 50% trong tổng số ca bệnh.
  • Dị ứng: Những người có làn da nhạy cảm như bị dị ứng với các chất trong xà phòng, chất tẩy rửa, nước rửa bát… cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tổ đỉa dạng mụn nước.
  • Nhiễm khuẩn: Môi trường sống và làm việc phải tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, nguồn đất bẩn khiến da phải tiếp xúc với nhiều nguồn bệnh hơn. Khi gặp điều kiện thuận lợi các nguồn bệnh như vi nấm sẽ phát triển biểu hiện thành bệnh.
  • Sức đề kháng kém: Với những người có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy chức năng gan, thận, HIV… có khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh kém hơn, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra bệnh.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc: Việc lạm dụng, tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ khiến hàng rào bảo vệ của da bị ảnh hưởng.
Rất hay:  7 bài tập toán lớp 5 quãng đường từ dễ đến khó

Cách điều trị tổ đỉa dạng mụn nước

Để việc điều trị tổ đỉa hiệu quả nhất, cần kết hợp giữa thuốc bôi tại chỗ và điều trị toàn thân như thuốc uống chống nấm.

Điều trị tổ đỉa dạng mụn nước bằng thuốc bôi tại chỗ

Tổ đỉa dạng mụn nước mức độ nhẹ sẽ được chỉ định điều trị tại chỗ với một số phương pháp:

  • Sử dụng dung dịch thuốc tím loãng pha loãng để ngâm chân, tay.
  • Thoa BSI 1% – 3% ở vùng tổn thương có chứa nốt mụn.
  • Đối với phần mụn mủ đã vỡ cần bôi thêm thuốc chống nhiễm khuẩn.
  • Đối với tổ đỉa dạng mụn nước nhiều, có thể chích vỡ mụn rồi bôi thuốc.
  • Tuy nhiên, không nên tự ý chích mụn ở nhà vì dễ nhiễm khuẩn, nên chích tại cơ sở y tế để đảm bảo vô khuẩn.

Điều trị toàn thân

Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn với các biểu hiện như mụn bị nhiễm trùng, có nhiều dịch mủ, tổn thương lan rộng ngoài lòng bàn tay bàn chân, bệnh nhân cần được chỉ định thêm một số thuốc điều trị.

Các thuốc uống bao gồm thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh đặc biệt là thuốc chống nấm. Các thuốc chống nấm thường được sử dụng là Clotrimazol, Ketoconazol.

Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa dạng mụn nước

Bên cạnh sử dụng các thuốc điều trị như trên thì người bệnh cần tuân thủ chế độ chăm sóc riêng để hạn chế bệnh chuyển biến nặng:

  • Hạn chế cào gãi hoặc chà xát lên da chỗ tổn thương để giảm ngứa. Vì việc này dễ làm gia tăng nhiễm khuẩn cho vết thương.
  • Có thể dùng các biện pháp như chườm lạnh, ngâm chân tay với nước muối ấm pha loãng… để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ dịu cho da để da bớt khô và còn giúp hạn chế bớt triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện.
  • Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến cho da tổn thương nặng hơn. Nếu công việc yêu cầu phải tiếp xúc với hóa chất thì sử dụng các đồ bảo hộ như găng tay, ủng.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và luôn để cho tay chân khô ráo đặc biệt là vùng chân, sử dụng giày dép thoáng mát để hạn chế mồ hôi.
  • Sau khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn, chất bẩn cần vệ sinh cơ thể giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh tồn tại trên da.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý giàu vitamin, chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lào, thuốc lá…
Rất hay:  Cách gói quà không cần hộp: Lý do tại sao bạn nên biết và những lợi ích

Trên đây là các thông tin ngắn gọn về bệnh tổ đỉa dạng mụn nước được nhà thuốc Long Châu tổng hợp lại để giúp bạn đọc có thể tham khảo được những thông tin hữu ích nhất. Việc phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào về bệnh tổ đỉa, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp