Nhân hóa là gì? Ví dụ về nhân hóa – Luật Hoàng Phi

Trong văn miêu tả, để một con vật, sự vật, cây cối được trở nên sinh động và đặc sắc hơn, các bạn học sinh thường sử dụng các biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Một trong số đó là biện pháp tu từ nhân hóa. Vậy Nhân hóa là gì?, hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Nhân hóa là gì?

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường.

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

Trong đoạn thơ, các sự vật được nhắc đến bao gồm: Trời, cây mía, kiến. Trong đó:

– Trời: được gọi là ông, được miêu tả là mặc áo giáp và ra trận.

– Cây mía: được miêu tả đang múa.

– Kiến được miêu tả là hành quân.

Có thể thấy, các từ ngữ như “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” đều là những từ ngữ vốn để gọi người hoặc tả người dùng để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật.

Cách dùng này làm gợi tả chính xác và sinh động quang cảnh thiên nhiên trước cơn mưa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi và sống động … Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của sự vật khi trời sắp mưa: hối hả, nhộn nhịp, khẩn trương đan xen với niềm vui, niềm hân hoan … Mặt khác, thể hiện tài quan sát, ngòi bút miêu tả tinh tế và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Rất hay:  Cách cầm ly rượu vang đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Các kiểu nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa được phân ra làm ba loại chính:

– Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Ví dụ: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”. (Truyện Ngụ ngôn)

Các từ “lão”, “bác”, “cô”, “cậu”: đều là từ ngữ vốn gọi người được dùng để gọi vật.

– Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

Ví dụ: “Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới).

Cây tre được miêu tả lại bằng các hành động như: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”. Đây đều là các từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

– Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

Ví dụ:

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

(Ca dao)

Trâu được xưng hô như với người: “Trâu ơi”: Trò chuyện, xưng hô với trâu như với người.

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Thứ nhất: Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện.

Trước khi sử dụng biện pháp nhân hóa, cần phải cân nhắc và hiểu thật rõ mục đích mình muốn sử dụng là gì. Khi có ý định cần sử dụng biện pháp nhân hóa trong chi tiết này, cần nắm được dụng ý nghệ thuật của chính: Sử dụng nhân hóa cho hành ảnh này có ý nghĩa gì? Hình ảnh được nhân hóa án chỉ điều gì? Bạn muốn người đọc hiểu được những điều gì thông qua hình ảnh nhân hóa đó. Ngay khi trả lời được những câu hỏi đó một cách tốt nhất, bạn có thể xây dựng được cho mình một hình ảnh nhân hóa trọn vẹn, đẹp và đầy đủ ý nghĩa.

Rất hay:  Hướng dẫn sử dụng Pregnacare đúng cho từng đối tượng

Thứ hai: Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý.

Trong chương trình ngữ văn cấp cơ sở, bốn biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Có thể nói, biện pháp tu từ nhân hóa là một trong số các biện pháp dễ nhận biết và dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, một lời khuyên giành cho các bạn là chỉ áp dụng khi bạn thật sự hiểu rõ về nó. Tránh việc hiểu một cách chung chung sẽ dễ dẫn đến tình trạng áp dụng một cách máy móc và dễ bị lầm tưởng sang các biện pháp tu từ khác.

Thứ ba: Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt

Không chỉ riêng đối với nhân hóa, tất cả các biện pháp tu từ khác đều phải sử dụng một cách linh hoạt. Không phải bất cứ hình ảnh, chi tiết nào bạn cũng có thể sử dụng thêm phép nhân hóa. Hay cứ tràn ngập phép nhân hóa trong một bài viết sẽ đem đến hiệu quả nghệ thuật cao, tác phẩm của bạn sẽ trở thành một bài thơ, bài văn hay.

Luyện tập

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn sau:“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn”. (Phong Thu).

Rất hay:  Cách ghi bảng kiểm điểm theo luật mới nhất (Cập nhật 2023)

Trả lời:

Một đoạn văn ngắn chỉ có ba câu nhưng đã chỉ ra một số các sự vật được nhân hóa, đó là “bến cảng”, “tàu”, “xe”. Đây đều là những sự vật rất gần gũi, quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Nhưng người viết đã thật khéo léo đưa phép tu từ nhân hóa vào thổi hồn cho sự vật, khiến cho sự vật có linh hồn. Cụ thể như sau:

– Phép tu từ nhân hóa: bến cảng đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.

– Tác dụng: Quang cảnh bến cảng được miêu tả một cách gần gũi, sống động, ăng sức hấp dẫn cho lối diễn đạt. Hình dung được quang cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện … Đồng thời, gọi lên không khí lao động khẩn trương, niềm vui trong lao động của con người, và thể hiện tài quan sát, miêu tả chân thực, niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả.

Trên đây là một số vấ đề liên quan đến Nhân hóa là gì? và một số bài tập ví dụ điển hình đi kèm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.