Các Loại Trắc Nghiệm Tính Cách Sử Dụng Trong Tuyển Dụng – Glints

Trắc nghiệm tính cách đang dần trở nên phổ biến hơn ngày nay. Không chỉ giúp chúng ta tự định hướng và khám phá bản thân, trắc nghiệm tính cách còn thường được chèn vào quy trình tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên phù hợp hơn, bên cạnh việc đánh giá trình độ chuyên môn.

Vậy có mấy loại trắc nghiệm tính cách đang được sử dụng thường xuyên hiện nay? Chúng có vai trò quan trọng như thế nào trong tuyển dụng? Chúng có thật sự phản ánh chính xác về sự phù hợp của ứng viên đối với một tổ chức?

Cùng Glints tìm hiểu những bài trắc nghiệm tính cách phổ biến hiện nay qua nội dung sau đây!

Tại sao nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng trắc nghiệm tính cách để đánh giá ứng viên?

Khác với những bài kiểm tra tập trung nhiều vào các kỹ năng chuyên môn, bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách thường không có câu trả lời đúng hay sai. Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực, 22% các chuyên gia nhân sự sử dụng các bài trắc nghiệm tính cách. Họ cho rằng chúng “có tính thuyết phục, tạo định hướng chi tiết, khách quan, hợp lý”. Những bài kiểm tra này mang đến nhiều hơn về trí thông minh cảm xúc cũng như nhận thức, tư duy của ứng viên (1).

Thật vậy, bên cạnh yếu tố kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng cùng cần xác định được các phẩm chất cần có và đạo đức nghề nghiệp của một ứng viên cho vị trí đang tuyển, cũng như xem ứng viên đó có phù hợp văn hóa công ty hay không.

Để đưa ra một quyết định chính xác, nhà tuyển dụng không thể chỉ dựa vào cảm quan cá nhân mà buộc phải có cái nhìn đa chiều về tính cách của các ứng viên. Khi càng có nhiều thông tin về họ, quyết định tuyển dụng sẽ xác đáng hơn bao giờ hết.

Do đó, các bài trắc nghiệm tính cách sẽ giúp nhà tuyển dụng rất nhiều. Bởi chúng sẽ giúp thể hiện khách quan hơn lối suy nghĩ, biểu cảm, thái độ, sở thích và khí chất của một người/ứng viên cụ thể.

Đọc thêm: Cách chọn nghề phù hợp với bản thân

Các bài trắc nghiệm tính cách phổ biến, miễn phí hiện nay

1. Myers-Briggs Type Indicator (MBTI)

Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) là một bài trắc nghiệm tính cách vô cùng quen thuộc với các ứng viên. Mục tiêu của MBTI là cho phép khám phá và hiểu thêm về tính cách của một người, bao gồm sở thích, cảm hứng, điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu về nghề nghiệp và khả năng tương thích với người khác.

MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 chức năng tâm lý cơ bản:

  • Xu hướng giao tiếp: Hướng ngoại (Extroversion) – Hướng nội (Introversion)
  • Cách nhận thức thế giới xung quanh: Giác quan (Sensing) – Trực giác (Intuition)
  • Cách chọn lựa và đưa ra quyết định: Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling)
  • Xu hướng hành động: Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception)

Những câu hỏi trắc nghiệm của MBTI sẽ giúp xác định xu hướng tâm lý nào sẽ thống trị tính cách của bạn trong 4 chức năng cơ bản trên. Từ đó, việc trộn lẫn các yếu tố sẽ cho ra đời 16 loại tính cách điển hình khác nhau (như hình bên dưới).

Link bài test: Tại đây

2. DISC

“DISC” là viết tắt của bốn đặc điểm hành vi chính của một con người, bao gồm Thống trị (Dominance), Ảnh hưởng (Influence), Ổn định (Steadiness) và Tuân thủ (Compliance). Trong khi tính cách của một người thường bị chi phối bởi một yếu tố chính, bài trắc nghiệm tính cách này cũng tìm hiểu cách cả bốn đặc điểm trên tương tác với nhau và ảnh hưởng đến hành vi của người đó.

Bài đánh giá được xây dựng với một loạt các câu hỏi trắc nghiệm ngắn được thiết kế để đo lường phản ứng tự nhiên của người trả lời, và chỉ mất khoảng 10 phút để hoàn thành. Nó có thể xem xét các cách khác nhau mà một người suy nghĩ, hành động và tương tác.

Rất hay:  Xem Ngay Top 10+ nha đam tiếng anh là gì [Triệu View]

Các nhà tuyển dụng chọn bài trắc nghiệm tính cách DISC vì nó là một công cụ dễ quản lý, thân thiện với người dùng và kết quả của ứng viên luôn được phân tích một cách chi tiết nhất.

Ngoài ra, nó rất hữu ích để đánh giá về những khía cạnh khác nhau trong tính cách ứng viên, ví dụ như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng thực hiện các mục tiêu đề ra, hay động lực làm việc.

Link bài test: Tại đây

3. Trắc nghiệm 16 yếu tố tính cách (16 Personality Factor Questionnaire/ 16PF Test)

Trắc nghiệm tính cách này đã tạo ra một bảng phân loại gồm 16 đặc điểm tính cách khác nhau. Nó có thể được sử dụng để mô tả và giải thích sự khác biệt cá nhân giữa tính cách của mọi người. Bài test này được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là trong tư vấn nghề nghiệp và trong kinh doanh để kiểm tra và lựa chọn nhân viên.

Nhờ vào phạm vi kiểm tra toàn diện, bảng câu hỏi về 16 yếu tố tính cách có thể được sử dụng để xác định các kiểu hành vi trong nhiều hoàn cảnh thực tế.

Nó có thể được sử dụng để tìm hiểu về cách đối phó, hành động, khả năng đồng cảm, nhu cầu tương tác giữa các cá nhân, thái độ đối với quyền lực, quy tắc hoặc tiêu chuẩn xã hội, sở thích nghề nghiệp của một người.

Bài test bao gồm 185 câu hỏi trắc nghiệm bắt buộc, trong đó người trả lời phải chọn một trong ba phương án khác nhau. Thời gian dự kiến để hoàn thành rơi vào khoảng 35 đến 50 phút. Những câu trả lời sẽ được đo lường qua điểm số và cuối cùng được tổng kết để tìm ra loại tính cách phù hợp với người trả lời câu hỏi.

Link bài test: Tại đây

4. Trắc nghiệm tính cách Holland Code Test

Đây là bài trắc nghiệm được phát triển bởi John Holland – một vị tiến sĩ tâm lý học lừng danh người Mỹ. Có thể nói đây là một trong những bài trắc nghiệm tính cách có độ chính xác cao, bởi chúng được sử dụng rộng rãi trong việc hướng nghiệp phổ thông tại các quốc gia có tiếng tăm trong lĩnh vực giáo dục như Hà Lan, Thụy Sỹ,…

Về cơ bản, bài trắc nghiệm tính cách Holland chia tính cách con người thành 6 nhóm riêng biệt, tương ứng với đó là 6 nhóm ngành nghề phổ biến:

  • Nhóm ngành nghề nghiên cứu (Investigative): Nhóm ngành nghề này hội tụ những con người thích quan sát các sự vật, sự việc; thích tìm tòi, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề nào đấy.
  • Nhóm ngành nghề kỹ thuật (Realistic): Đây sẽ là những người thích khám phá các loại máy móc, dụng cụ, kỹ thuật,…
  • Nhóm ngành nghề nghệ thuật (Artistic): Họ là những người có độ am hiểu về nghệ thuật; họ có khả năng sáng tạo, nhạy cảm và tinh tế trước những điều diễn ra trong cuộc sống; thích được làm trong những ngành nghề liên quan đến sáng tạo như điện ảnh, viết lách,…
  • Nhóm ngành nghề xã hội (Social): Những người trong nhóm này sẽ mang những nét tính cách tiêu biểu như thích giúp đỡ, chữa trị hoặc chăm sóc cho người khác.
  • Nhóm ngành nghề quản lý (Enterprising): Những người thuộc nhóm này sẽ xu hướng làm doanh nhân, quản lý tương lai. Họ thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lý các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế.
  • Nhóm ngành nghề nghiệp vụ (Conventional): Vừa nghe qua đã khá tỏ thường. Những người trong nhóm ngành nghề nghiệp vụ sẽ nhanh nhạy với những con số, dữ liệu, thông tin; đồng thời có khả năng làm những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết.

Link bài test: Tại đây

5. The Big Five Personality Test

Bài Kiểm Tra 5 Tính Cách Lớn tuân theo mô hình “5 yếu tố” – một khái niệm dựa trên thực nghiệm trong tâm lý học nhằm đánh giá 5 khía cạnh bao trùm của tính cách: hướng ngoại (extraversion), tận tâm (conscientiousness), dễ chịu (agreeableness), cởi mở (openness) và ổn định cảm xúc (emotional stability).

Rất hay:  Hướng dẫn cách chặn số điện thoại từ người lạ hoặc quen trên điện thoại đơn giản nhất

Khác với mô hình MBTI, bài Kiểm Tra 5 Tính Cách Lớn sẽ không chỉ định loại tính cách của bạn, mà sẽ kiểm tra xem bạn đang chiếm bao nhiêu phần trăm/ điểm trong từng khía cạnh tính cách:

  • Hướng ngoại (Extraversion): Hòa đồng/mạnh mẽ ___ Đơn độc/kín đáo.
  • Tận tâm (Conscientiousness): Tận tâm/thiết lập ___ Dễ dãi/ bất cẩn
  • Dễ chịu (Agreeableness): Thân thiện/có lòng trắc ẩn ___ Cứng nhắc/tách biệt
  • Cởi mở (Openness): Sáng tạo/hiếu kỳ ___ Kiên định/chắc chắn
  • Mức ổn định cảm xúc (Emotional stability): Nhạy cảm/hoảng sợ ___ Vững chắc/tự tin.

Bài trắc nghiệm tính cách này sẽ yêu cầu người thực hiện tự chấm điểm trên thang điểm từ 1 (rất không chính xác) đến 5 (rất chính xác). Bản chất của cấu trúc bài kiểm tra là phù hợp nhất để đánh giá các yếu tố và động lực của các người thực cho các mục đích học tập và phát triển và trưởng thành.

Link bài test: Tại đây

6. Trắc nghiệm về 8 loại trí thông minh

Theo ông Howard Gardner, nhà tâm lý học phát triển người Mỹ và là giáo sư nghiên cứu về nhận thức và giáo dục tại Đại học Harvard, ông tin rằng trí thông minh có đến 8 loại khác nhau. Ông cũng mạnh mẽ tuyên bố rằng con người không được sinh ra với cả 8 loại trí thông minh.

Khái niệm này của ông đã không ít lần thách thức quan niệm truyền thống rằng con người chỉ có một loại trí thông minh duy nhất – khả năng nhận thức. Để mở rộng khái niệm này về trí thông minh, Gardner đã giới thiệu 8 loại trí thông minh khác nhau bao gồm:

  • Trí thông minh nội tâm (Intrapersonal): Người sở hữu loại trí thông minh này thường sẽ luôn biết rõ bản thân muốn và thích gì. Họ thích ngẫm nghĩ mọi việc trong im lặng, tự đánh giá những điều đã thực hiện được để từ đó lập kế hoạch và mục tiêu cụ thể.
  • Trí thông minh ngôn ngữ (Verbal-linguistic): Tiếp xúc với một ngôn ngữ mới ở cùng một thời điểm, nhưng chắc chắn sẽ có những người nhạy bén hơn hẳn. Đó là do họ sở hữu trí thông minh ngôn ngữ. Họ là những người có khả năng đọc – viết tốt; biết cách truyền đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng qua ngôn ngữ.
  • Trí thông minh tự nhiên (Naturalistic): Người sở hữu trí thông minh này thường rất yêu thích các hoạt động ngoài trời và gần gũi với thiên nhiên. Họ dễ dàng nhận biết các loài động, thực vật khác nhau và thông thạo trong việc áp dụng các phương pháp khoa học để trồng trọt, chăn nuôi,…
  • Trí thông minh âm nhạc (Musical): Những người có trí thông minh này vô cùng nhạy cảm với âm thanh; có độ cảm âm cực kì tốt. Bên cạnh đó, họ còn có khả năng sáng tác, sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ khác nhau. Khả năng ca hát của họ được xem là trời phú.
  • Trí thông minh không gian – thị giác (Visual-Spatial): Đây là những người sở hữu khả năng cảm nhận về không gian rất nhạy bén. Trí tưởng tượng của họ phong phú nên rất dễ dàng nắm bắt ý nghĩa của sự việc qua mặt hình ảnh, mô hình, biểu đồ,…
  • Trí thông minh thể chất (Bodily-Kinesthetic): Những người sở hữu trí thông minh thể chất thường có cơ thể dẻo dai, khéo léo. Họ kiểm soát từng cơ trong cơ thể rất tốt. Họ đam mê các hoạt động vận động cơ thể, vui chơi thể thao, nhảy múa,…
  • Trí thông minh tương tác và giao tiếp (Interpersonal): Nghe qua đã hiểu ngay. Đây là những người rất nhạy bén và tinh tế với cảm xúc của đối phương. Họ rất dễ dàng kết nối với một ai đó. Một nét đặc điểm nổi bật ở nhóm người sở hữu trí thông minh này là làm việc nhóm hiệu quả, truyền cảm hứng,…

Bên cạnh 8 loại trí thông minh phổ biến, Gardner còn cho rằng sẽ còn rất nhiều loại trí thông minh khác, ví dụ như: trí thông minh tâm linh, trí thông minh hiện sinh và trí thông minh đạo đức,…

Rất hay:  Thay đổi ngôn ngữ google chrome trên máy tính và điện thoại

Link bài test: Tại đây

7. Testcolor

Đây là một bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách khám phá những chuyển động của cảm xúc qua màu sắc. Chính Thierry Leroy – nhà tâm lý học lâm sàng và nhà phân tâm học – đã dày công nghiên cứu và phát triển bài kiểm tra này trong suốt 20 năm.

Bạn sẽ cần lựa chọn các màu sắc trong bài test hai lần theo hai thứ tự trái ngược: yêu thích nhất, ít yêu thích nhất. Thông qua bài trắc nghiệm tính cách này, kết quả màu sắc sẽ tiết lộ ít nhiều về cá tính, tính cách của bạn.

Lấy ví dụ về màu đỏ. Đây là màu của máu thịt, tượng trưng cho sự sống và lòng nhiệt huyết. Màu đỏ thường ám chỉ sự quyết đoán, tinh thần chiến đấu bất khuất và lòng quyết tâm cao độ. Bên cạnh đó, màu đỏ còn là màu của nhục dục và bạo lực.

Từ những yếu tố trên, có thể biết được rằng người bị hấp dẫn bởi màu đỏ sẽ là người quyết đoán, có tố chất lãnh đạo; nhưng nếu không biết kiểm soát tốt thì lại thành ra độc tài.

Link bài test: Tại đây

8. Trắc nghiệm thiên hướng não trái – não phải

Ắt hẳn bạn vẫn còn nhớ đến cuộc tranh cãi rầm rộ năm nào về màu thật sự của chiếc váy hay màu của đôi giày thể thao chứ? Thật ra, cuộc tranh luận ấy cũng có sự liên quan mật thiết đến bài kiểm tra trắc nghiệm thiên hướng não trái – não phải này đấy.

Hiếm có ai có sự cân bằng tuyệt đối giữa não trái và não phải. Có những người sinh ra với não trái phát triển hơn và ngược lại. Chính vì thế, phần não trội có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nhận thức, sở thích, phong cách học tập của bạn, v.v. Sau khi bạn hoàn thành bài kiểm tra, bạn có thể hiểu rõ hơn về các chức năng của bán cầu não từ bảng dưới đây:

Chức năng não tráiChức năng não phải

Link bài test: Tại đây

Trách nghiệm tính cách mang lại điều gì?

Đối với ứng viên

Những bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách này có thể tiết lộ thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của người tìm việc. Đồng thời, khám phá các đặc điểm tính cách một cách chi tiết giúp xác định rõ kiểu môi trường làm việc mà ứng viên có thể phát triển. Ví dụ, kiểu người hướng nội có thể sẽ không thích làm việc cho công ty khởi nghiệp nhộn nhịp.

Dù những bài trắc nghiệm tính cách có độ chính xác khá cao, song vẫn có khả năng ứng viên sẽ bị thúc giục để trả lời những điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy hơn là điều họ thật sự nghĩ. Điều này dẫn đến sự sai lệch trong kết quả và khiến nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhầm người.

Đọc thêm: Cách Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Tương Lai

Đối với nhà tuyển dụng

Việc sử dụng đánh giá tính cách ngay từ sớm trong quá trình phỏng vấn sẽ loại bỏ những ứng viên không phù hợp và cung cấp nguồn nhân tài đúng tiêu chí hơn. Hiểu được động lực sâu sắc của các thành viên trong nhóm giúp nhà tuyển dụng hỗ trợ họ trên con đường sự nghiệp.

Việc biết trước một ứng viên có mức độ dễ chịu và ổn định cao đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đội ngũ mạnh mẽ, đồng thời dễ giữ chân nhân tài hơn.

Song, nếu không có chiến lược, các đánh giá từ bài trắc nghiệm tính cách có thể gây sai lệch. Mọi thứ chỉ nên dừng lại ở mức tương đối. Nhà tuyển dụng buộc phải đánh giá ứng viên qua nhiều khía cạnh khác nhau để dễ dàng xác định đâu mới là “chân ái” của doanh nghiệp. Tệ hơn thế, những bài đánh giá không thỏa đáng có thể khiến bạn vô tình mất đi những ứng viên tiềm năng.

Đọc thêm: Khám phá các khả năng của bản thân

Nguồn tham khảo

  1. Pros and Cons of Using Personality Tests for Jobs.

Tác Giả