Kiến là loài côn trùng có tính xã hội rất cao, thường sống thành các đàn lớn liên kết lại với nhau thành một tổ. Một tổ kiến có thể gồm 2 thế hệ hoặc nhiều hơn sống cùng với nhau. Các tổ này chia thành 3 tầng lớp: kiến đực, kiến thợ và kiến chúa. Mỗi tầng lớp thực hiện nhiệm vụ riêng biệt.
Cuộc sống bắt đầu đối với kiến chúa
Khi thời tiết nóng và ẩm ướt sau mưa và có gió rất nhẹ, số lượng khổng lồ kiến sinh sản, rời tổ cha mẹ và bay khắp nơi và giao phối. Các chuyến bay giao phối này xảy ra đồng thời ở mọi tổ kiến của một số loài tiêu biểu. Kiến cánh cái sẽ bay một khoảng cách xa, trong khoảng thời gian đó chúng sẽ giao phối với ít nhất 1 kiến cánh đực từ tổ khác. Con đực truyền tinh dịch vào cơ quan sinh sản của kiến cái và chết ngay sau đó. Kiến cánh cái tiếp tục tìm một nơi thích hợp để thành lập tổ và sử dụng tinh dịch của con đực đó để đẻ trứng trong suốt vòng đời của mình.
Kiến chúa chủ yếu nằm yên trong tổ, nhưng chúng sử dụng nguồn protein từ cặp cánh còn sót lại để làm thức ăn dự trữ. Khi lứa kiến đầu tiên trong tổ trưởng thành, chúng sẽ tìm và tha thức ăn về tổ. Kiến chúa của vài loài có thể sống trên một thập kỉ và là tầng lớp sống lâu nhất trong tổ. Chúng có thể sinh sản vài ngàn trứng trong suốt vòng đời của nó.
Kiến chúa có hình dạng như thế nào?
Kiến chúa, bất kể thuộc loài nào, thường có kích thước lớn hơn tất cả các con còn lại trong tổ. Ngoài ra, chúng còn có thân săn chắc hơn, giúp ta dễ dàng phân biệt chúng. Bụng chúng lớn hơn những con còn lại, có cơ cánh đặc trưng chứng tỏ địa vị của nó trong tổ.
Vai trò của kiến chúa là gì?
Các loài kiến có nhiều hơn một nữ hoàng trong tổ gọi là “đa mẫu”. Tổ kiến chỉ có một kiến chúa chịu trách nhiệm đẻ trứng gọi là “đơn mẫu”. Kiến chúa là tầng lớp phục vụ cho việc sinh sản trong tổ. Chúng là thành viên quan trọng nhất của tổ vì chúng đảm bảo sự sống còn của loài này.
Phần lớn trứng do kiến chúa sinh ra nở thành những con kiến cái không có cánh và không có chức năng sinh sản, gọi là kiến thợ. Kiến chúa sản sinh một chuỗi pheromone và sử dụng nó để ra chỉ thị cho bầy kiến thợ. Một chỉ thị quan trọng là kiến thợ không đẻ trứng. Đây là một trong những điểm thú vị của các nữ hoàng, nó là tầng lớp duy nhất đẻ trứng và kiến thợ chăm sóc đám con của kiến chúa, tìm kiếm thức ăn và bảo vệ tổ. Vì vậy kiến chúa sản xuất pheromone có tác dụng ức chế sự phát triển buồng trứng của kiến thợ, ngoài ra kiến chúa còn có thể đẻ những quả trứng không được thụ tinh, mà sẽ nở ra kiến đực. Một khi nữ hoàng chết, kiến thợ sẽ bắt đầu phát triển buồng trứng để đẻ những quả trứng không qua thụ tinh và nở thành kiến đực.