Cách bố trí bàn thờ đúng cách, chuẩn phong thủy sẽ giúp gia đình êm ấm, bình an và mang đến nhiều tài lộc. Vậy cách bài trí bàn thờ gia tiên, thần linh như thế nào đúng? Tham khảo bài viết bên dưới của Tận Tâm để biết rõ câu trả lời!
Vì sao gia đình Việt lại thường có bàn thờ trong nhà?
Người Việt Nam rất coi trọng phong tục thờ cúng tổ tiên, họ quan điểm rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Tục thờ cúng tổ tiên là thờ cúng cội nguồn, là sự tưởng nhớ công ơn, là cách chăm sóc cội nguồn của bản thân mình. Người Việt thường rất coi trọng những nguyên tắc, lưu ý và các kiêng kỵ trong phong thủy bàn thờ mới nhất trong việc thờ cúng.
Con người sinh ra có sự sống và sống đến ngày nay là nhờ vào tổ tiên, họ như cái gốc của cây đại thụ nuôi dưỡng để cành lá luôn xanh tốt, cũng như sự phát triển của con cháu. Vì vậy, nếu không có tổ tiên duy trì nòi giống từ đời này sang đời khác thì không có con cháu của hiện tại.
Bàn thờ là nơi để mỗi người tỏ lòng biết ơn tổ tiên, răn dạy con cháu đạo hiếu làm người. Ngoài ra, trong lịch sử tín ngưỡng Việt Nam, tục thờ thần đã có từ lâu đời. Do cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên người xưa lập bàn thờ mong giảm bớt thiên tai, mang đến phúc lành cho gia đình.
Những cách bố trí bàn thờ gia tiên, thần linh tại gia hợp phong thủy
Muốn bố trí bàn thờ gia tiên đẹp và thần linh đúng chuẩn thì việc đầu tiên gia chủ cần làm là xác định gia đình mình cần thờ những vị nào. Sau đây là cách bố trí, sắp xếp bàn thờ phù hợp với đại đa số các vùng miền, văn hóa của Việt Nam.
Đầu tiên nếu có thờ Phật trong gia đình thì bàn thờ Phật sẽ được đặt riêng với bàn thờ gia tiên và thần linh. Tủ thờ Phật thường sẽ được bố trí ở những vị trí cao nhất, trang trọng và linh thiêng nhất trong nhà. Thông thường, trên bàn thờ sẽ để tượng hoặc ảnh của những vị Phật, Bồ Tát mà gia chủ muốn thờ.
Đọc thêm: Cách bố trí bàn thờ Phật và gia tiên chung rước tài lộc may mắn
Cách bố trí, sắp xếp bàn thờ Phật tại gia
Gia chủ sẽ đặt bát hương đồng hoặc lư trầm ở chính giữa bàn thờ Phật đẹp, bên cạnh là đĩa trái cây và bình hoa. Cùng với đó sẽ là cặp đèn cầy hoặc đèn điện và 3 ly nước. Khi dâng lễ vật lên Phật hoặc Bồ tát phải là các món đồ chay, cùng với hương hoa tuyệt đối không được dùng đồ mặn hoặc giấy tiền vàng mã.
Cách bố trí bàn thờ Thần Linh và gia tiên chuẩn nhất
Gia chủ có thể đặt chung bàn thờ thần linh và gia tiên với nhau trên một bàn thờ. Gia chủ cùng lúc sẽ đặt 3 bát hương, trong đó bát hương bên trái thờ Bà Cô Ông Mãnh tổ của dòng họ, bát hương đặt chính giữa là để thờ Thổ Công hoặc thần linh và bát hương bên phải sẽ là thờ Gia Tiên. Bát hương của bàn thờ Thần Linh sẽ đặt cao hơn những bát hương còn lại, phía sau sẽ đặt bài vị của Thần.
Theo tục lệ thờ cúng của người Việt, cứ vào các dịp lễ tết cuối hoặc đầu năm thì người ta sẽ thường chuẩn bị một bộ đồ của quan Thần linh gồm: áo, quần, mũ, ủng và ngựa theo như ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với thứ tự các màu sắc tương ứng là màu vàng, trắng, đen, xanh và đỏ để dâng lên các vị Thần.
Cách bố trí bàn thờ Ông Địa, bày trí bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa cần phải được thờ riêng, vì các Ngài là vị thần có nhiệm vụ cai quản đất đai, tài lộc và thường ở dưới đất nên người ta thường đặt bàn thờ của các vị ở một góc nhà. Bày trí như vậy, các vị Thần mới có thể trông nom cùng phù hộ và che chở cho gia đình được bình an, và gặp nhiều may mắn tốt trong việc làm ăn, kinh doanh.
Bài viết liên quan: Cách trang trí bàn thờ ông địa đơn giản, tài lộc, hợp phong thủy
Bố trí bàn thờ 3 cấp trong nhà
Cách bố trí bàn thờ tam cấp kết hợp thờ Phật theo ngũ hành phong thủy
Theo quan niệm của người Việt Nam, việc bố trí nơi thờ cúng phải đúng thứ tự. Do đó, bàn thờ tam cấp được sắp xếp theo nguyên tắc sau:
- Bậc thứ nhất (cao nhất): người ta sẽ đặt bát hương thờ bàn thờ Phật hoặc thứ bậc tối cao theo tín ngưỡng thờ phụng của gia đình.
- Bậc thứ hai: người ta đặt bát hương của ông bà chủ đất hoặc các vị thần linh.
- Bậc cuối cùng: gia đình sẽ thờ Bà Cô, ông Mãnh, gia tiên.
Cách bố trí bàn thờ 3 cấp thờ tổ tiên đúng tâm linh thờ cúng
Bố trí bàn thờ tam cấp vô cùng quan trọng, mỗi tầng thờ cúng gia tiên sẽ tương ứng với cách bày trí sau đây:
- Ở tầng đầu tiên, ở vị trí cao nhất: dùng để đặt bài vị hoặc di ảnh của những người đã khuất có vị trí cao nhất ví như cụ, cụ tổ của dòng họ.
- Ở tầng hai: sử dụng để đặt di ảnh của ông bà, tổ tiên đã khuất.
- Ở tầng cuối cùng, thấp nhất: đặt bát hương, hoa quả và các vật phẩm thờ cúng khác.
Bố trí bàn thờ 2 tầng trong phòng thờ
Đối với bàn thờ 2 tầng treo tường hoặc đứng thường có thiết kế đẹp mắt, trang nhã và hiện đại.Nhưng việc bố trí đồ thờ và các lễ nghi thờ cúng cần phải được thực hiện theo đúng các quy tắc và quan niệm văn hóa truyền thống của người Việt. Một bàn thờ nhị cấp sẽ được bài trí theo nguyên tắc sau:
- Ở bậc cao nhất: dùng làm nơi đặt bát hương của Phật hoặc những vị có vị trí tối cao theo tín ngưỡng riêng của gia đình.
- Ở bậc thứ 2: bố trí bát hương, lễ vật, đồ thờ và các vật phẩm khác.
Lưu ý khi bày trí bàn thờ gia tiên đẹp phù hợp tâm linh thờ cúng
Hãy đọc tiếp để biết bàn thờ gia tiên sẽ gồm những gì và vị trí để đặt các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ, hợp với phong thủy thờ cúng của người Việt:
Bố trí bát hương thờ cúng
Cách bố trí bàn thờ gia tiên trong gia đình Việt Nam thường sẽ dùng 3 bát hương. Trong đó, có 1 bát thờ Thổ Công đặt chính giữa, ở vị trí cao nhất. 2 bát hương còn lại thấp hơn, gồm 1 bát thờ gia tiên đặt bên phải và 1 bát thờ Bà Cô Ông Mãnh được đặt bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào.
Việc sắp xếp, bố trí các vật dụng trên bàn thờ đúng cách, có thể mời đầy đủ tổ tiên, thần linh về trong các buổi cúng bái; các vị sẽ giúp gia chủ được phù hộ, che chở và ban phước lành. Nếu đặt bát hương mà không có quy tắc chặt chẽ thì gia chủ sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi trong cuộc sống cũng như công việc.
Bố trí di ảnh thờ cúng
Di ảnh thờ cúng sẽ được gia chủ đặt phía sau bàn thờ, theo nguyên tắc “Nam tả – Nữ hữu. Có nghĩa là, nếu từ ngoài nhìn vào thì tượng nam ở bên phải, tượng nữ ở trong nhà ở bên trái. Di ảnh sẽ đặt trước bài vị, bài vị sẽ phía sau bàn thờ.
Bố trí chân nến, đỉnh hạc, mâm bồng và các vật phẩm khác
Ngoài ra, trên bàn thờ còn có chân đèn, đỉnh hạc, đèn thờ, lọ hoa… phía trước đỉnh thờ sẽ đặt di ảnh thờ, hai bên đỉnh thờ là một đôi hạc. Kế đến là chân đèn, mâm bồng, lọ hoa và ống hương. Bộ mâm ngũ quả sẽ được đặt ngay trước bát hương và chén nước sẽ được đặt gần phía ngoài cùng của bàn thờ.
Bố trí bàn thờ, phòng thờ đẹp, đầy đủ, sang trọng và toát lên được vẻ trang nghiêm thờ cúng là mong muốn của nhiều gia chủ. Nhưng không phải vật phẩm nào bạn cũng có thể sử dụng để bố trí trên bàn thờ. Gia chủ cần chú ý những điều sau khi tiến hành trang trí hay bố trí bàn thờ:
- Gia chủ cần bố trí vị trí của các vật phẩm đúng vị trí, không sử dụng các đồ thờ cúng lòe loẹt, cầu kỳ để trang trí bàn thờ.
- Phải luôn đảm bảo giữ được yếu tố truyền thống, trang nghiêm trong việc thờ cúng tổ tiên, thần linh.
- Cách bố trí nên kín đáo, giản dị, hài hòa, gần gũi và quan trọng nhất là cần cân đối và phù hợp.
- Gia chủ không nên sử dụng vật phẩm trang trí mang tính âm nhiều trong phòng thờ.
Cách bố trí bàn thờ không đúng không chỉ giúp bàn thờ, phòng thờ trở nên đẹp hơn mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Bố trí bàn thờ chuẩn phong thủy sẽ giúp cho nơi thờ cúng của gia đình bạn ấn tượng và trọn vẹn hơn. Bàn Thờ Tận Tâm chúc bạn có thể tự mình trang trí bàn thờ thật đẹp và chỉn chu để thu hút tài vận.
Gợi ý bài viết hay: Nguyên tắc phong thủy bàn thờ tránh ĐẠI KỴ, rước TÀI LỘC
Biên tập: Võ Văn Giáp – Bàn Thờ Tận Tâm