Suy giảm trí nhớ và các căn bệnh liên quan đến nhận thức như Alzheimer đang trở thành gánh nặng toàn cầu với chi phí cải thiện, khó khăn cho gia đình và người bệnh. Do đó, thay vì chờ đợi y học tìm ra phương án cải thiện, khôi phục trí nhớ thì mỗi người nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa và cải thiện trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ bắt nguồn từ lối sống thiếu lành mạnh
Theo các chuyên gia y tế, não bộ của con người hình thành từ khi còn là phôi thai cho đến khoảng 25 tuổi thì hoàn thiện. Sau lứa tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi mà không có sự tái tạo. Quá trình thoái hóa thần kinh này ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thủ phạm chính gây tổn thương tế bào thần kinh, thoái hóa não chính là các gốc tự do (Free radical).
Mỗi ngày, một tế bào thần kinh phải hứng chịu sự tấn công của khoảng 10.000 gốc tự do. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loạn, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Theo báo cáo của Hội thần kinh học TPHCM cho thấy, có đến 91% bệnh nhân suy giảm trí nhớ không được chú ý cải thiện dẫn tới nguy cơ Alzheimer, sa sút trí tuệ… Quá trình suy giảm trí nhớ phát triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi cho não. Các chuyên gia y tế cho biết, đa số người bị suy giảm trí nhớ, bệnh nhân có khả năng hồi phục trí nhớ nếu được cải thiện giảm trí nhớ đúng nguyên nhân về thực thể, điều chỉnh các vấn đề tâm lý, loại bỏ yếu tố nguy cơ…
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho rằng những ký ức trong quá khứ có thể không bị xóa đi mà chỉ đơn giản là bị “thất lạc” và não không thể tìm thấy để lấy lại”. Cho đến nay, có rất nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành với kỳ vọng khôi phục trí nhớ cho người mắc chứng hay quên trong tương lai. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên mỗi người nên chủ động kiểm soát quá trình thoái hóa thần kinh, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.
Lối sống lành mạnh, khoa học góp phần cải thiện trí nhớ hiệu quả
Sau đây là những lời khuyên của các chuyên gia về cách thay đổi lối sống để cải thiện trí nhớ:
Dinh dưỡng: Hạn chế các loại thực phẩm chiên, rán, xào…nhiều dầu mỡ. Không dùng thức ăn nhanh thay thế bữa ăn chính. Ăn uống đúng bữa, điều độ, tăng cường rau xanh và các loại trái cây tốt cho não bộ. Hạn chế rượu bia, chất cồn, chất kích thích. Nói không với thuốc lá, chất gây nghiện.
Vận động: Ngoài hoạt động bình thường hàng ngày, bạn cần lựa chọn một bộ môn thể dục thể thao để tập luyện đều đặn hàng ngày. Vận động giúp giải phóng năng lượng dư thừa, duy trì sự linh hoạt dẻo dai của cơ khớp, cải thiện hệ tuần hoàn, hô hấp, giúp cho quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn.
Nghỉ ngơi hợp lý: Não cần được thư giãn sau thời gian tập trung cao độ. Chớ nên “ép” bộ não lao động quá sức vì bất kỳ lý do nào. Bạn cần phân bổ thời gian làm việc, học hành và nghỉ ngơi khoa học. Dành thời gian giải trí, trò chuyện với bạn bè, người thân, để toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, não bộ được thư giãn.
Chăm sóc não đúng cách: Gốc tự do là tác nhân chính gây thoái hóa thần kinh. Để não bộ hoạt động hiệu quả và bền bỉ, cần bổ sung chất chống gốc tự do cho bộ não. Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ được chứng minh có chứa hàm lượng Anthocyanin, Pterostilbene cao, có khả năng vượt qua hàng rào máu não, vừa trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu vừa kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Nhờ đó giúp tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động não, làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh, cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Linh Đan