Chảy máu chân răng sau khi nhổ răng: Bỏ túi mẹo cầm máu nhanh

Nội dung

Sau khi nhổ răng, chân răng sẽ bị chảy máu. Tuy nhiên, chảy máu nhiều hay ít và thời gian chảy máu có quá dài hay không con phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về cách cầm máu đối với trường hợp chảy máu chân răng sau khi nhổ răng nhé.

1. Nguyên nhân chảy máu chân răng sau khi nhổ răng

Nếu chảy máu chân răng kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cần đến nha khoa kiểm tra lại và xử trí chảy máu sau khi nhổ răng nếu tình trạng này kéo dài quá 24 giờ. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài là gì. Chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu:

Nguyên nhân khi đang điều trị tại nha khoa:

  • Nguyên nhân có thể do kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ hoặc do tình trạng nhiễm khuẩn răng trong vùng nhổ răng của bệnh nhân ảnh hưởng tới việc nhổ răng. Nếu bác sĩ không làm sạch triệt để khoang miệng trước khi nhổ răng sẽ dẫn đến những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Một số trường hợp làm đứt mạch máu tại chân răng dẫn đến sau khi nhổ răng xong máu vẫn chảy ra từ màng xương chân răng của bệnh nhân.
  • Tình trạng chảy máu kéo dài có thể do thành mạch máu bị giãn dẫn đến chảy máu.
  • Cũng có thể do bạn ăn uống mạnh, ăn đồ ăn quá cứng, quá dai ảnh hưởng đến vùng chân răng dẫn đến chảy máu.

Nguyên nhân do bệnh nhân:

  • Nguyên nhân có thể do bệnh nhân đang mắc một số bệnh có khả năng gây biến chứng chảy máu kéo như một số bệnh khiến máu khó đông.
  • Có thể bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt đối với nữ giới, hoặc bạn bị thiếu vitamin C.

Chảy máu chân răng sau khi nhổ răng

Hình ảnh chảy máu chân răng sau khi nhổ?

Có thể bạn quan tâm

Khám phá mẹo hay chữa chảy máu chân răng tại nhà, ai cũng có thể thực hiện

Chữa chảy máu chân răng tại nhà cực đơn giản

2. Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng

Xử trí chảy máu sau khi nhổ răng đúng cách sẽ giúp bạn cầm máu và ngăn chặn tình trạng chảy máu kéo dài. Tùy vào từng trường hợp chảy máu mà sẽ có những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng khác nhau. Dưới đây là một số cách tương ứng với mỗi tình trạng răng:

  • Với trường hợp chân răng chảy ít máu, ta có thể dùng cách cầm máu chân răng tại nhà đơn giản như ấn chặt băng gạc, ăn các thức ăn mềm như cháo, bánh mỳ,…. không ăn đồ ăn quá nóng gây kích thích chân răng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ xem có cần thiết sử dụng thêm thuốc cầm máu chân răng không.
  • Với trường hợp máu chảy nhiều trong thời gian dài mà không có tình trạng thuyên giảm, bạn nên quay lại nha khoa càng sớm càng tốt. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị chảy máu chân răng sau khi nhổ răng ngay.
Rất hay:  Hướng dẫn 7 cách tải ảnh về máy tính - Canhrau.com

Lưu ý: Với những trường hợp có những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng, hoặc đau nhức kéo dài thì bạn nên đến nha khoa ngay để chụp phim X-quang để kiểm tra. Bạn cũng nên chăm sóc răng cẩn thận trong những ngày đầu với những cách cầm máu chân răng tại nhà.

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Cẩn thận với các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

3. Những biểu hiện bình thường và bất bình thường sau khi nhổ răng

Để biết được mình có bị nhiễm trùng hay có những biến chứng bất thường hay không. Ta cần biết những biểu hiện sau khi nhổ răng. Sau đây là những biểu hiện bình thường và một số bất thường mà bạn có thể gặp sau khi nhổ răng:

  • Máu đông sau khi nhổ răng: Sau khi giữ bông thật chặt khoảng 30 phút, cơ chế cơ thể sẽ làm đông máu.
  • Đau nhức sau khi nhổ: Sau khi hết thuốc tê, bạn cảm thấy đau là điều bình thường, bạn có thể cảm thấy đau sau 2,3 ngày và sau đó sẽ giảm dần. Bạn có thể có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc không do chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau 3,4 ngày mà tình trạng đau răng của bạn không giảm mà càng đau hơn, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại và điều trị ngay nhé.
  • Chảy máu: Sau khi cắn gạc khoảng 30 -40 phút máu sẽ ngừng chảy. Nếu có rỉ ít máu trong 24 giờ đầu thì không bạn cũng không cần quá lo lắng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc cầm máu chân răng nếu bác sĩ chỉ định.
  • Sưng mặt chỗ nhổ răng: Tình trạng này thường xảy ra vào ngày thứ 2 sau khi nhổ, mặt sẽ bị sưng. Đây là điều bình thường có thể xảy ra. Nhưng nếu sau 3,4 ngày mà mặt bạn vẫn sưng mà có thêm sốt thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng chân răng. Bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để kịp thời xử lý.

Cách cầm máu chân răng tại nhà

Làm thế nào khi bị chảy máu chân răng?

4. Quá trình phục hồi vết thương sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, lỗ nhổ răng sẽ hình thành cục máu đông để bịt kín vết thương, giúp chúng ta cầm máu. Do đó tránh làm vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng. Trong vòng 1-2 ngày đầu, chỗ hình thành cục máu đông sẽ có thể có huyết tương màu vàng nhạt, đây là biểu hiện bình thường có thể xảy ra nên bạn không cần quá lo lắng. Sau 1-2 tuần tiếp theo, cục máu đông sẽ bịt chặt lỗ nhổ răng một cách chắc chắn không còn tình trạng rỉ huyết tương màu vàng nhạt nữa. Ở thời điểm này, bạn cần hết sức cẩn thận tránh vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng này, chỉ cần bạn chạm mạnh tay, hay chải bàn chải quá mạnh cũng sẽ khiến chảy máu và làm chậm quá trình lành thương. Nếu sau vài ngày, lỗ nhổ răng không xuất hiện hiện tượng viêm đỏ, không đau nhức thì bạn không cần quá lo lắng.

Rất hay:  Cách tự kiểm tra “núi đôi” tại nhà và 7 dấu hiệu cảnh báo bạn cần tới gặp bác sĩ gấp

Xử trí chảy máu sau khi nhổ răng

Chú ý chăm sóc răng miệng để vết thương sau nhổ răng được phục hồi tốt hơn

5. Hướng dẫn hạn chế vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng

Những việc bạn cần làm để tránh chảy máu chân răng sau khi nhổ răng.

  • Chế độ ăn uống: Không nên ăn gì sau khi nhổ răng từ 2-4 tiếng. Vì đây là thời gian để vết thương ổn định, nếu bạn ăn uống sẽ dễ dẫn đến tình trạng chảy máu, viêm nhiễm lỗ chân răng rất nguy hiểm.
  • Nên ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng như : cháo, các món được ninh nhừ. Kết hợp uống thêm các loại nước ép trái cây như: Cam, táo, dâu tây, dưa hấu tăng sức đề kháng, vết thương nhanh lành. Với việc sử dụng đồ ăn mềm, bạn có thể hạn chế tình trạng tan hãy vỡ cục máu đông, làm vết thương nhanh lành hơn.
  • Tránh ăn những đồ ăn quá dai, cứng hoặc giòn , đồ chiên rán, thực phẩm quá nóng quá lạnh dễ gây kích thích răng, khiến răng ê buốt, dễ gây chảy máu.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách tránh làm ảnh hưởng đến vết nhổ răng và quá trình lành thương của lỗ chân răng. Hạn chế đánh răng hay dùng lực trực tiếp lên ổ răng mới nhổ ít nhất 2 ngày đầu hạn chế tối đa chảy máu chân răng sau khi nhổ răng. Bạn nên lựa chọn bàn chải mềm, không đánh trực tiếp lên vùng mới nhổ răng. Nên súc miệng bằng nước muối cực loãng để bảo vệ cục máu đông.

Trên đây là những mẹo bỏ túi giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng sau khi nhổ răng. Nếu bạn gặp tình trạng trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ nha khoa Parkway để được giải đáp nhé.

Có thể bạn quan tâm

Xác định đúng nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng rất quan trọng vì sẽ giúp bạn biết được phương pháp điều trị phù hợp. Tham khảo bài viết sau

Nguyên nhân gây chảy máu chân răngHướng dẫn cầm máu sau khi nhổ răng

  • Với trường hợp chân răng chảy ít máu, ta có thể dùng cách cầm máu chân răng tại nhà đơn giản như ấn chặt băng gạc, ăn các thức ăn mềm như cháo, bánh mỳ,…. không ăn đồ ăn quá nóng gây kích thích chân răng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ xem có cần thiết sử dụng thêm thuốc cầm máu chân răng không.
  • Với trường hợp máu chảy nhiều trong thời gian dài mà không có tình trạng thuyên giảm, bạn nên quay lại nha khoa càng sớm càng tốt. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị chảy máu chân răng sau khi nhổ răng ngay.
Rất hay:  TOP 7 Thông điệp truyền thông ấn tượng và sáng tạo nhất

Làm thế nào để không bị vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng

  • Chế độ ăn uống: Không nên ăn gì sau khi nhổ răng từ 2-4 tiếng. Vì đây là thời gian để vết thương ổn định, nếu bạn ăn uống sẽ dễ dẫn đến tình trạng chảy máu, viêm nhiễm lỗ chân răng rất nguy hiểm.
  • Nên ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng như : cháo, các món được ninh nhừ. Kết hợp uống thêm các loại nước ép trái cây như: Cam, táo, dâu tây, dưa hấu tăng sức đề kháng, vết thương nhanh lành. Với việc sử dụng đồ ăn mềm, bạn có thể hạn chế tình trạng tan hãy vỡ cục máu đông, làm vết thương nhanh lành hơn.
  • Tránh ăn những đồ ăn quá dai, cứng hoặc giòn , đồ chiên rán, thực phẩm quá nóng quá lạnh dễ gây kích thích răng, khiến răng ê buốt, dễ gây chảy máu.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách tránh làm ảnh hưởng đến vết nhổ răng và quá trình lành thương của lỗ chân răng. Hạn chế đánh răng hay dùng lực trực tiếp lên ổ răng mới nhổ ít nhất 2 ngày đầu hạn chế tối đa chảy máu chân răng sau khi nhổ răng. Bạn nên lựa chọn bàn chải mềm, không đánh trực tiếp lên vùng mới nhổ răng. Nên súc miệng bằng nước muối cực loãng để bảo vệ cục máu đông.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng sau khi nhổ

Nguyên nhân khi đang điều trị tại nha khoa:

  • Nguyên nhân có thể do kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ hoặc do tình trạng nhiễm khuẩn răng trong vùng nhổ răng của bệnh nhân ảnh hưởng tới việc nhổ răng. Nếu bác sĩ không làm sạch triệt để khoang miệng trước khi nhổ răng sẽ dẫn đến những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Một số trường hợp làm đứt mạch máu tại chân răng dẫn đến sau khi nhổ răng xong máu vẫn chảy ra từ màng xương chân răng của bệnh nhân.
  • Tình trạng chảy máu kéo dài có thể do thành mạch máu bị giãn dẫn đến chảy máu.
  • Cũng có thể do bạn ăn uống mạnh, ăn đồ ăn quá cứng, quá dai ảnh hưởng đến vùng chân răng dẫn đến chảy máu.

Nguyên nhân do bệnh nhân:

  • Nguyên nhân có thể do bệnh nhân đang mắc một số bệnh có khả năng gây biến chứng chảy máu kéo như một số bệnh khiến máu khó đông.
  • Có thể bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt đối với nữ giới, hoặc bạn bị thiếu vitamin C.