Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu khỏe, dày cánh

Cây hoa hồng là một trong những loại hoa mang vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng, quyến rũ nên được nhiều người yêu thích và chọn để trồng trong vườn, trong chậu mini tại nhà. Tuy nhiên, để có được chậu hoa đẹp thì bạn phải nắm được kỹ thuật trồng hoa hồng và cách chăm sóc hoa hồng trong chậu đúng cách tại nhà. Trong bài viết này, Smart Garden sẽ chia sẻ cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu đúng kỹ thuật tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Kỹ thuật trồng hoa hồng

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa hồng và cách trồng hoa hồng trong chậu tại nhà

Dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Chậu cây – kích cỡ chậu.
  • Đất thịt trồng cây thương mại.
  • Phân hữu cơ.
  • Mùn hữu cơ.
  • Bột xương và bột máu khô: Đây là phế phẩm được lấy từ các lò mổ gia súc, có công dụng cung cấp vi lượng cho cây. Muốn hoa hồng trồng trong chậu nở đẹp thì đừng bỏ qua chất xúc tác này. Bạn có thể mua trên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada,…
  • Đá Perlite: Đây là nguyên liệu được làm từ hỗn hợp đất trồng, có khả năng giữ nước, chống xói mòn chất dinh dưỡng của đất và tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường vi sinh vật phát triển. Đá Perlite có thể mua online trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Lcglobal, …
  • Đá cuội: Đá này dùng để phủ xung quanh gốc cây giúp yếm khí, thúc đẩy vi sinh vật phân giải dinh dưỡng có lợi cho cây nhanh hơn. Hơn thế nữa, còn giúp chậu hoa hồng ra hoa đẹp hơn.
  • Phân bón cho hoa hồng.
  • Muối magie Epsom: Loại muối này dùng để cung cấp magie cần thiết cho cây, giúp lá xanh mướt, không bị vàng và phòng chống một số loại sâu hại.

Chọn giống hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu

Chọn giống hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu là một trong những kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu bạn cần phải biết. Bởi không phải loại hoa hồng nào cũng thích hợp để trồng trong chậu. Nếu bạn chọn loại hồng xuân để trồng trong chậu thì cây sớm bị chùn rễ, hồng bụi, hồng lai thì cần không gian sinh trưởng nên không thích hợp để trồng trong chậu. Do đó, loại hoa hồng thích hợp để trồng trong chậu mà bạn nên chọn gồm các loại sau:

Giống cây hoa hồng trồng trong chậu

Các giống cây hoa hồng thích hợp trồng trong chậu

  • Hồng nấm lùn: Cây cao không quá 40cm và rất bắt mắt khi tỏa tròn như mũ nấm. Cây có thể xếp thành vòng tròn để trang trí to hơn.
  • Hồng Miniature: Rất thích hợp trồng trong chậu để trang trí cửa sổ hay để bàn. Hồng Miniature kích cỡ nhỏ, thường mọc thành khóm.
  • Hồng Patio: Nếu bạn muốn chọn hoa hồng kích cỡ to hơn hồng Miniature mà vẫn vừa với kích cỡ chậu từ trung bình tới lớn thì hồng Patio là lựa chọn phù hợp. Hồng Patio thuộc chi bụi cỡ lớn nhưng thế hệ sau lại cho ra dòng có kích thước bé hơn.
  • Hồng thơm Polyantha: Là loại hồng mini mọc theo cụm với thân cây lùn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để tránh mua nhầm phải loại Polyantha dạng leo.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tưới nước cho lan đúng cách

Chọn kích cỡ chậu trồng hoa hồng

Chọn kích cỡ chậu phù hợp sẽ quyết định đến số lượng hoa của cây trong chậu. Nếu chậu càng to, lượng dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây sẽ càng tăng lên.

Rất hay:  Duet là gì? Hướng dẫn làm Duet trên TikTok nhanh chóng - FPT Shop

Các chuyên gia cho rằng, khi chọn kích cỡ chậu trồng cây hoa hồng thì bạn nên chọn những kích cỡ sau:

  • Chậu có đường kính từ 15 – 20cm: 4 – 7 bông.
  • Chậu có đường kính 20 – 30cm: 8 – 12 bông.
  • Chậu có đường kính 30 – 40cm: 13 – 21 bông.
  • Chậu > 40cm: 22 – 50 bông (tầm cỡ bồn hoa).
  • Chiều cao của chậu nên > 25cm vì cây hoa hồng thường đâm rễ sâu.

Ngoài việc chú ý đến kích cỡ chậu, bạn cần chú ý đến chất liệu làm nên chậu để giữ chất dinh dưỡng của đất tốt, giúp cây hoa hồng phát triển và ra hoa đẹp. Tốt nhất bạn nên chọn những loại chậu trồng hoa được làm từ gốm, đất sét thay cho chậu nhựa và ở đáy chậu phải có lỗ thoát nước.

Cách trộn đất trồng tỷ lệ với thể tích chậu

  • ⅓ Đất thịt.
  • ⅓ Mùn hữu cơ.
  • ⅓ Phân hữu cơ.

Sử dụng 1 chén đá Perlite, 1 chén bột xương cho vào hỗn hợp. Có thể cho thêm bột cá hoặc bột máu khô với liều lượng như trên. Đây là dinh dưỡng bổ sung, không nhất thiết phải có nên bạn chỉ cần 3 loại đầu tiên là đủ.

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ vừa chia sẻ trên, công đoạn tiếp theo là kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu.

  • Đầu tiên, bạn đổ ⅔ hỗn hợp đất trồng vào chậu, lót 1 tầng đá cuội dày khoảng 3cm ở gần đáy để tránh rửa trôi khoáng và chất dinh dưỡng.
  • Trồng hoa hồng trong chậu bạn có 2 lựa chọn: dùng thân rễ tươi cắt cành và hạt ươm.
  • Nếu dùng thân rễ tươi cắt cành thì bạn hãy tạo đụn đất ở giữa lòng chậu, đặt thân rễ trên đụn sao cho toàn bộ nhánh rễ ôm lấy đụn đất đó. Vỗ nhẹ, đều quanh thân để đất lấp kín khoảng trống trong chậu rồi rải tiếp ⅓ hỗn hợp đất còn lại xung quanh đụn để che toàn bộ rễ. Bạn nên để đất lấp sát phần rễ tiếp giao với phần thân.
  • Nếu dùng hạt ươm thì bạn hãy tạo một hõm nhỏ trong lòng chậu và đặt hạt vào. Bạn nên ước lượng số lượng hạt gieo trong chậu theo kích cỡ của chậu nhưng phải đảm bảo sao cho hợp lý nhất. Sau đó, bạn vỗ nhẹ đều xung quanh chậu để đất lấp kín khoảng trống trong chậu rồi rải đều đất còn lại xung quanh hõm sao cho chỉ có 2.5cm đất phủ lên hõm. Lớp đất phủ cuối cùng nên để tơi, không nên nén xuống dưới chậu để rễ non và mầm cây dễ dàng phát triển.

Kỹ thuật trồng hoa hồng bằng thân rễ tươi cắt cành

Kỹ thuật trồng hoa hồng bằng thân rễ tươi cắt cành

  • Đặt chậu ở vị trí ánh sáng chiếu ít nhất 7 giờ/ngày. Nếu chọn để bàn hoặc sảnh thì bắt buộc bạn phải di chuyển chậu nhiều hơn để cây hấp thụ đủ ánh nắng. Nếu bạn trồng nhiều chậu thì nên đặt các chậu cách nhau 60cm để đối lưu không khí tốt nhất cho cây quang hợp.

Tìm hiểu ngay:[Bỏ túi] 3 cách trồng hoa hồng bằng cành đơn giản, hiệu quả

Cách chăm sóc hoa hồng trồng trong chậu và kỹ thuật bón phân

Sau khi nắm rõ kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu vừa chia sẻ trên, công đoạn tiếp theo là chăm sóc hoa hồng trong chậu tại nhà.

Tưới nước

Kỹ thuật trồng hoa hồng, chăm sóc hoa hồng trong chậu bạn cần phải biết là tưới nước cho cây. Khi tưới nước cho chậu hoa hồng, bạn phải đảm bảo nước không thoát qua lỗ dưới đáy dù chỉ một giọt để chống xói mòn đất.

Rất hay:  Hướng dẫn sử dụng Grab để đặt xe và đồ ăn dễ dàng - FPT Shop

Tưới vừa đủ để làm ẩm đất chứ không làm ướt đất. Nếu bạn tưới quá nhiều nước và làm nước chảy qua lỗ thoát thì hãy cắt giảm lượng nước tưới ngay.

Không nên tưới nước cho cây hoa hồng trong chậu từ 10 giờ sáng đến 18 giờ chiều trong ngày vì đây là thời điểm nhiệt độ cao, nước trong đất dễ bị bốc hơi nhanh.

Không nên tưới lên mặt lá và thân cây, vì sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công. Bạn có thể chọn giải pháp tưới nước thông minh cho cây hoa hồng trong chậu bằng cách thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cấp nước trực tiếp tại gốc thay vì phun ướt mặt lá.

Để thiết kế hệ thống tưới cây tự động nhỏ giọt bằng cần một số sản phẩm dưới đây:

Dây tưới nhỏ giọt Đầu tưới nhỏ giọt Que cắm nhỏ giọt Phụ kiện đường ống nhỏ giọt Dây tưới nhỏ giọt Đầu tưới nhỏ giọt Que cắm nhỏ giọt Phụ kiện đường ống nhỏ giọt

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho chậu cây hoa hồng

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho chậu cây hoa hồng

Bón phân

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu khó nhất là bón phân bởi cây hoa hồng nhanh chóng sử dụng hết tất cả các chất dinh dưỡng trong đất. Để cây hoa hồng sinh trưởng nhanh và nở hoa đẹp thì bạn phải bón phân liên tục. Bạn có thể sử dụng phân bón 10-10-10 NPK hay các loại phân bón cân bằng khác.

Một số phân bón dành cho hoa hồng sẽ có thêm các chất kháng nấm và bệnh. Vào mùa xuân, người trồng thường rải 1 thìa muối Epsom để cấp magie giúp cây xanh lá và chậu cây nhìn đẹp tổng thể.

Lưu ý: Bạn hãy sử dụng phân bón cẩn thận theo chỉ dẫn với liều lượng chính xác, tránh lạm dụng dẫn đến cháy rễ. Tuyệt đối không được phun phân bón loãng lên lá.

Kỹ thuật trồng hoa hồng khó nhất là bón phân cho cây

Kỹ thuật trồng hoa hồng khó nhất là bón phân cho cây

Cắt tỉa cành, lá, nụ hoa hồng

Việc cắt tỉa bớt lá sẽ giúp gốc cây hoa hồng thoáng hơn, tránh cho cây bị bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần cắt tỉa bỏ những lá hư do sâu gây hại. Nếu cây hoa hồng có hoa đã nở thì nên cắt bỏ để tạo cho cây có sức đâm nhánh mới.

Trong quá trình cắt tỉa, bạn nên quan sát cây, nếu cây hoa hồng cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp thì đây là dấu hiệu cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngược lại, nếu cây ốm yếu thì bạn phải tăng cường thời gian chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Sau khi mầm chính lên cao khoảng từ 20 – 25cm thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để khoảng từ 4 – 5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành tăm, cành hương để cây được thông thoáng và tỉa nụ để cành cây ổn định số nụ, cho bông hoa to, đủ dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.

Phương pháp cắt tỉa cành, ngắt ngọn, nụ và tạo hình cho cây hoa hồng cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Cắt tỉa cành, lá, nụ hoa hồng do sâu gây hại để loại bỏ mầm bệnh cho cây

Cắt tỉa cành, lá, nụ hoa hồng do sâu gây hại để loại bỏ mầm bệnh cho cây

Rất hay:  Cách tăng tần số quét màn hình điện thoại: Tầm quan trọng và lý do cần thiết

Cách trừ sâu hại gây bệnh cho cây hoa hồng

Nếu bạn trồng hoa hồng trong môi trường thiếu ánh sáng, đất quá ẩm do tưới quá nhiều nước thì sâu bệnh dễ xuất hiện. Một số bệnh thường gặp ở cây hoa hồng như:

  • Rệp vừng là côn trùng gây hại thường thấy trên cây hoa hồng cả ngoài vườn lẫn trong chậu. Rệp vừng hút nhựa làm cho cây bị héo, dễ gãy và hư hỏng nụ hoa. Cách phòng trừ rệp vừng bằng tay ngay khi thấy chúng. Bạn cũng có thể giã tỏi, ớt, gừng hòa tan với nước để làm thuốc diệt sâu bọ sinh học an toàn, phun lên cây nếu số lượng rệp vừng tấn công dày đặc.
  • Bệnh đốm đen là cây hoa hồng xuất hiện những đốm đen, lá bị vàng úa và rụng dần. Cách xử lý khi gặp trường hợp này là bạn nên cắt tỉa những lá bị bệnh và chăm sóc cây hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể dùng một muỗng cafe bột baking soda pha với nước và vài giọt xà phòng tạo thành hỗn hợp rồi phun lên cây để diệt trừ bệnh đốm đen trên cây hoa hồng.
  • Bệnh phấn trắng là trên thân và lá hoa hồng xuất hiện những lớp bột màu trắng. Nguyên nhân là do đất trồng bị ẩm ướt và thiếu ánh nắng trực tiếp. Cách trị bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng là phun hỗn hợp bột baking soda pha với nước trong vài ngày.
  • Bệnh gỉ sắt là trên lá hoa hồng có những đốm nhỏ màu vàng. Bệnh này xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt, cho nên để xử lý, bạn phải ngưng tưới nước và dùng nước vôi kết hợp với baking soda để khử trùng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu trồng trong chậu thì bạn hãy luôn đảm bảo độ thông thoáng khí và tưới cây đúng cách để hạn chế xuất hiện mầm bệnh phá hoại cây hoa hồng.

>>> Tìm hiểu ngay: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học an toàn hiệu quả

Rệp vừng hại hoa hồng

Rệp vừng hại hoa hồng

Thay chậu định kỳ

Bắt buộc phải thay chậu mới cho cây sau 2 – 3 năm trừ khi bạn trồng nhiều cây và không muốn quan tâm tới những cây già. Khi bón phân hóa học liên tục, đất trong chậu có độc tính do muối tích tụ lại sẽ giết chết cây.

Khi thay chậu, bạn cần rửa trôi hết lớp đất cũ bám trên rễ và khi chuyển cây qua chậu mới, cây cần có thời gian để phục hồi bộ rễ nên bắt buộc bạn phải cắt tỉa bớt lá, cành để giảm tải cho bộ rễ, thậm chí có thể cắt hết lá và chỉ để lại lá non để cây sống tốt và bộ rễ bám chắc vào đất.

Bạn có thể chuyển sang chậu to hơn để cây tiếp tục đạt kích thước to hơn. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì việc làm này tiêu tốn nhiều thời gian, vì vậy việc trồng mới xem ra tiết kiệm được nhiều công sức hơn.

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật trồng hoa hồng, cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu tại nhà. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc thì hãy liên hệ với Smart Garden qua hotline để nhân viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp tại đây tư vấn chi tiết và hỗ trợ bạn nhiệt tình trong cách trồng cây hoa hồng cũng như chăm sóc cây.

>>> Xem thêm: Cách trồng hoa hướng dương bằng hạt tại nhà siêu đơn giản