Chăm sóc cây mai sau tết từ A – Z

Cứ sau dịp tết nguyên đán, người chơi cây kiểng lại tập trung vào việc chăm sóc các loại cây kiểng để phục vụ cho vụ mùa sau. Mai vàng là loại cây trồng đặc trưng ra hoa vào dịp tết. Thông thường trong những ngày tết cây mai tập trung ra hoa rộ, nên sau khi chơi tết xong hầu hết những cây mai bị kiệt sức do không có lá để quang hợp hoặc thiếu nước trong những ngày tết. Để phục hồi cho sự phát triển của cây mai chúng ta cần tiến hành chăm sóc cây mai theo các bước như sau:

1. Các vật liệu cần chuẩn bị

– Chuẩn bị giá thể bổ sung, thay mới cho cây mai: Hỗn hợp gồm cám xơ dừa, cho bếp, trấu được phối trộn theo tỷ lệ 1:1:1. Sau khi trộn hỗ hợp xong cần xịt nước rửa hỗn hợp cho ra hết nước chát trong sơ dừa. Việc này cần xử lý xong trước khi tiến hành trồng lại cây mai từ 7 – 10 ngày.

– Thuốc kích thích ra rễ như Auxin Alpha Na-NAA hoặc K-IBA và chất điều hòa sinh trưởng Vitamin B1 (Thiamin 99%).

– Kéo cắt cành, dao đảm bảo sắc bén.

Vật liệu cần chuẩn bị cho việc trồng lại cây mai vàng sau tết

Xem thêm: Cách kích nụ cây hoa mai vàng cho hoa nở to đều vào dịp tết

2. Cách tiến hành trồng lại phục hồi cây mai sau tết

– Bước 1: Sau khi chơi tết xong từ mùng 4 – 5/1 âm lịch cần tiến hành vận chuyển cây mai ra vườn, ở những nơi thoáng mát, để cây mai thích nghi dần với điều kiện thời tiết bên ngoài khoảng 1 – 2 ngày.

Rất hay:  Cách đăng xuất tài khoản Google từ xa trên thiết bị khác nhanh chóng

Bước xử lý bộ tán cây mai sau chơi tết

– Bước 2: Xử lý bộ tán của cây mai: Dùng kéo chuyên dụng sắc bén, cắt tỉa lại toàn bộ tán của cây mai. Cắt hết hoa, lá, cành dăm, cành yếu theo hình tán đã định sẵn. Có thể phần dưới gốc cắt 1 phần để lại 2 phần, phần trên chắt 2 phần để lại 1 phần tạo cho cây mai có hình tháp, thì sang năm bộ tán cây mai sẽ phát triển mạnh, đẹp hơn.

Xem thêm < Auxin Alpha NAA Thuốc kích rễ cực mạnh >

– Bước 3: Xử lý bộ rễ của cây mai trước khi trồng lại. Trước khi tiến hành cắt một phần rễ của cây mai, cần tiến hành tưới nước nhẹ để dễ dàng lóc bộ rễ của cây mai khỏi chậu mai. Dùng dao sắc bén cắt rễ sao cho vị trí cắt cách gốc cây mai 20 cm là đảm bảo. Xén dọc thẳng xuống cắt rời toàn bộ phần rễ cây mai phía ngoài ra. Lưu ý vết cắt cần ngọt, không được để các đầu rễ bị dập nát. Nếu dao không sắc sau khi cắt các đầu rễ dập cây dễ chết, thối rễ và phát triển kém.

– Bước 4: Trồng lại cây mai vàng: Sau khi xử lý bộ rễ của cây mai cần tiến hành trồng lại cây mai luôn vào chậu cũ, không cần thay chậu. Cho cây mai đặt chính giữa rồi bổ sung giá thể đã chuẩn bị vào các bên. Lưu ý nén chặt giá thể vì hỗ hợp giá thể chủ yếu là xơ dừa, vỏ trấu, tro bếp nên rất nhẹ, nếu nén không kỹ thì có nhiều vị trí hổng không tiếp xúc với bộ rễ của cây mai. Nên bổ sung giá thể lấp hết gốc, bộ dễ để giữ ẩm cho cây mai. Nếu muốn chơi gốc thì trước thời điểm chơi tết thì mới tiến hành cơi gốc.

Rất hay:  Cách Xóa Nhạc Chờ Điện Thoại: Tất Tần Tật Mọi Thứ Bạn Nên Biết

Xử lý bộ rễ cây mai trước khi trồng lại sau tết

– Bước 5: Xử lý thuốc kích thích ra rễ cho cây mai: Tiến hành pha thuốc kích thích ra rễ theo nông độ khuyến cáo của nhà sản suất. Cho vào bình phun sương là tốt nhất. Tiến hành tưới phun sương nhẹ, tưới từ từ ẩm toàn bộ phần giá thể, bộ rễ, gốc, thân, cành lá của cây mai.

– Bước 6: Chăm sóc cây mai sau trồng lại: Việc xử lý thuốc kích thích ra rễ cho cây mai sau trồng được tiến hành liên tục khoảng 3 – 5 lần liên tục, các lần cách nhau từ 5 – 7 ngày. Sau 1 tháng khi cây mai bắt đầu ra đọt non thì tiếp tục chuyển sang các giai đoạn chăm sóc tiếp theo.

Cuốn hút sắc đẹp của cây mai vàng ngày tết

Xem thêm: Phòng trừ bệnh hại cây mai vàng

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng lại, chăm sóc cây mai sau tết để phục dụng cho chơi tết năm sau, mong rằng bạn đọc sẽ có thêm thông tin để thực hiện chăm sóc cây mai sau tết thành công.