Là loại thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu và du nhập vào nước ta trong khoảng năm 1960 – 1970, măng tây ngày càng được nhiều người Việt ưa chuộng và thường xuyên sử dụng. Hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng, măng tây được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này cũng như cách chế biến măng tây ngon, bạn đừng qua bỏ qua bài viết sau nhé!
Măng tây là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Ảnh: internet
Măng tây là gì?
Măng tây là một cây thân thảo thuộc họ lily, tên khoa học là Asparagus officinalis. Phần chồi non được thu hoạch và sử dụng như một loại thực phẩm. Măng tây là loại rau được nhiều người yêu thích nhờ hương vị giòn, ngọt tự nhiên. Măng tây được trồng nhiều ở các quốc gia châu Âu, Bắc Phi. Hiện nay, tại Việt Nam, măng tây cũng được trồng ở một số tỉnh thành như Bắc Ninh, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bình Phước… và chất lượng cũng không thua kém gì măng tây nhập khẩu.
Có những loại măng tây nào?
Có 3 loại măng tây đó là măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím. Trong đó, măng tây xanh được trồng chủ yếu ở Việt Nam và được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Giá trị dinh dưỡng của măng tây
Không chỉ có hương vị thơm ngon, măng tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin B6, canxi, magie, kẽm, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, thiamin, riboflavin, rutin, niacin, axit folic, sắt, phốt pho, kali, đồng, mangan, selen, crom, chất xơ và protein.
Công dụng của măng tây
Chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe nên măng tây còn là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống một số căn bệnh nguy hiểm:
- Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống viêm, chống lại quá trình oxy hóa.
- Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
- Phòng chống các bệnh ung thư.
- Nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Cách chế biến măng tây chữa bệnh ung thư: Đối với người bệnh ung thư, cách chế biến cần đơn giản để cơ thể dễ hấp thụ. Bạn có thể hấp và xay nhuyễn rồi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4 muỗng canh. Hoặc, bạn có thể ép lấy nước và sử dụng mỗi ngày.
Măng tây có 3 loại và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Ảnh: internet
Cách sơ chế măng tây
Cách chọn măng tây ngon
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian chế biến thì có thể chọn măng tây thân mảnh. Tuy nhiên về hương vị, cả măng tây thân mảnh và thân mập đều thơm ngon. Bạn nhớ chọn măng tây tươi xanh và cứng, không bị mềm hoặc biến màu. Hiện nay, măng tây được bán khá nhiều ở chợ và các siêu thị.
Đối với măng tây thân mập, bạn nên bào phần vỏ cứng bên ngoài trước khi chế biến. Khi làm món salad hoặc xào, bạn nên chọn măng tây thân mảnh.
Măng tây nên rửa như thế nào cho sạch?
Bạn nên rửa măng tây dưới vòi nước chảy để làm sạch phần cát lẫn trong các kẽ. Nếu cát ẩn bên trong phần ngọn, bạn có thể nhúng măng tây vào bát nước để làm sạch.
Loại bỏ phần cuống
Phần cuống của măng tây thường cứng và không ngon. Bạn nên cắt bỏ khoảng 5cm phần cuống. Hoặc bạn bào bỏ vỏ thì chỉ cần bỏ khoảng 2.5cm.
Các món ăn chế biến từ măng tây
Có nhiều cách để chế biến và thưởng thức măng tây khác nhau. Bạn có thể chần, luộc, hấp, nướng, áp chảo, xào hoặc kết hợp với những nguyên liệu và gia vị khác đều rất ngon.
Măng tây chần
Đây là cách chế biến đơn giản. Sau khi chần, bạn có thể dùng kèm với các món chính hoặc cho vào salad. Bạn đun nước sôi, thêm vào 2 muỗng muối rồi cho măng tây vào chần trong khoảng thời gian 2 – 3 phút. Lưu ý là chỉ nên chần sơ qua để giữ được độ giòn vốn có của măng tây, không để cho quá mềm. Cuối cùng, bạn xả lại măng tây qua nước lạnh để giảm nhiệt và giữ lại màu xanh.
Salad chần có thể dùng kèm với các món chính và salad. Ảnh: internet
Măng tây áp chảo
Bạn cho 1 muỗng canh dầu oliu vào chảo. Khi dầu nóng cho măng tây vào áp chảo trong khoảng 3 phút, sao cho măng tây săn lại, có một số đốm cháy vàng là được. Món măng tây áp chảo sẽ thêm ngon nếu như dùng kèm chanh, rắc một ít muối, tiêu lên trên.
Cách làm măng tây xào tỏi
Nguyên liệu: 300g măng tây xanh, 1 muỗng canh tỏi băm, ¼ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê tiêu, 3 muỗng canh dầu oliu.
Cách thực hiện: Măng tây rửa sạch, bỏ phần già cứng. Bạn có thể để nguyên cây dài hoặc cắt khúc tùy ý. Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào đun nóng, cho tỏi vào phi thơm rồi tiếp tục cho măng tây vào đảo nhanh tay. Bạn nêm muối và tiêu rồi tiếp tục đảo trong khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.
Canh măng tây
Nguyên liệu: 60g măng tây, 50g thịt bò, 3 tép tỏi băm nhuyễn, 1 nhánh sả cây cắt khúc, 1/3 muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê bột nêm, 2 muỗng cà phê dầu ăn.
Cách thực hiện: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và phi thơm tỏi. Khi tỏi đã thơm vàng, bạn lấy ra 1 ít rồi cho măng tây vào xào sơ qua, nhớ rắc thêm một ít muối, đảo nhanh tây rồi tắt bếp. Tiếp theo, bạn bắc nồi nước lên bếp, thêm sả vào và đun sôi trong 1 – 2 phút. Nêm vào nồi nước một chút muối. Khi nước sôi, vớt sả ra, cho thịt bò vào, đảo cho chín tái rồi vớt ra chén. Cho măng tây vào nồi nước nấu trong khoảng 1 phút và đồng thời nêm các loại gia vị còn lại vào. Cuối cùng, bạn cho thịt bò vào và tắt bếp. Múc canh ra tô, thêm tỏi phi lên trên và thưởng thức khi còn nóng.
Cách chế biến măng tây cho bé ăn dặm
Nguyên liệu: 150g măng tây, 20g gạo tẻ, 20g tôm tươi băm nhuyễn, muối, dầu oliu.
Cách thực hiện: Măng tây băm nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nấu cháo gạo tẻ. Khi cháo sôi, bạn cho tôm vào trước, đảo đều cho tôm chín rồi tiếp tục cho măng tây vào nấu cho đến chín. Cháo chín, bạn tắt bếp nêm vào 1 ít muối, dầu oliu theo khẩu vị mà bé yêu thích.
Cháo măng tây rất giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Ảnh: internet
Măng tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thơm ngon. Chính vì vậy, không có lý do gì mà chúng ta không thêm chúng vào thực đơn bữa ăn. Với các đầu bếp, việc kết hợp nguyên liệu này trong chế biến món ăn cũng sẽ giúp tạo nên sự mới lạ cho thực khách.