Ngày nay nhu cầu ca hát đã trở nên phổ biến hơn với tất cả mọi người, với mỗi bộ dàn karaoke được sắm về đều với mục đích thoả mãn nhu cầu ca hát của mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên một bộ dàn đắt tiền không đồng nghĩa với việc bạn sẽ hát hay hơn. Mà đó chính là cách căn chỉnh bộ dàn đó. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn anh em cách chỉnh amply chuẩn để hát karaoke. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp anh em hát hay hơn, tự tin hơn nhé.
Hình ảnh chỉnh âm thanh chuẩn
Nếu bạn không biết cách chỉnh amply chuẩn thì sao?
+ Bạn nhìn các núm chỉnh amply và không biết núm nào chỉnh cái gì, nên chỉnh ra sao…
+ Có thể bạn chưa biết rằng chỉnh tốt thì khi hát bạn cảm thấy nhẹ hơn, không bị mệt mà vẫn có thể lên được nốt cao.
+ Người nghe bạn hát sẽ cảm thấy mệt khi tiếng nhạc treble và bass không cân bằng
+ Người hát rất mệt, khó hát ít vang. Tiếng hát sẽ bị lộ khi vang quá
+ Người hát không có nhịp để hát, tiếng hát sẽ rời rạc, thiếu động lực khi tiếng nhạc và tiếng micro không hoà vào nhau.
+ Tiếng nhạc thiếu làm bộ dàn của bạn giảm đi 30% âm thanh khi các tiếng hát cao và tiếng hát trầm bị thiếu,
+ Bạn không thể nhận ra giọng hát của mình khi tiếng micro bị quá, làm giọng hát bị xé, vỡ, méo tiếng.
Xem thêm: Những lưu ý khi mua amply karaoke giá rẻ
Cách chỉnh Amply karaoke hay, chuẩn nhất cho gia đình
Trong nội dung hướng dẫn này chúng tôi sẽ đánh số trên hình ảnh chỉnh amply này. Và nội dung hướng dẫn ở dưới sẽ có ghi chú số. Bạn có thể xem hình ảnh và nội dung hướng dẫn ở dưới cho dễ hiểu. Ngoài ra các khu vực điều khiển sẽ được đánh dấu bằng các màu sắc khác nhau, mỗi khu vực điều khiển tương ứng với màu sắc và có nhiệm vụ căn chỉnh riêng.
Điều cơ bản nhất trong chỉnh 1 amply karaoke đó là:
– Cách căn chỉnh micro
– Cách căn chỉnh Echo
– Cách căn chỉnh Music
– Cách căn chỉnh hàng MASTER
Những lưu ý cần phải biết trước khi chỉnh amply
– Khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng để tránh bị hú làm hư loa.
– Nếu dàn âm thanh bị hú, để xử lý nhanh nhất là giảm một chút nút VOL(số 3) hay ECHO (số 5) trên đường Micro.
– Loa bị hú rít cũng do một phần nguyên nhân là micro kém chất lượng, vì thế hãy chọn đúng loại micro karaoke tốt nhất.
Bước 1: Điều chỉnh tất cả các núm vặn ở mặt trước amply về hướng 12 giờ.
Bước 2: Căn chỉnh Micro (khu vực màu xanh lam)
– Chỉnh nút Volume(số 3) rồi nói “alo, alo”, sao cho đủ đến tai người nghe, nếu chỉnh thiếu thì nghe sẽ cảm thấy bị mệt, đuối, mờ hơn nhạc.
– Nút BAL(số 4) điều chỉnh độ cân bằng giữa 2 loa, nên để ở giữa.
– Nút ECHO (độ vang – số 5) nếu nhiều quá thì dễ dẫn đến hú rít từ mic.
– Chỉnh nút LO (âm dải thấp – số 6) nói “Bốn” và “Bảy” sao cho tiếng trầm vừa đủ nghe, nếu thừa tiếng mic trầm sẽ bị ù ù, nếu chỉnh thiếu thì giọng hát bị thiếu âm trầm (chỉnh theo hướng chiều kim đồng hồ, bao giờ tiếng méo vỡ thì lùi lại).
– Chỉnh nút MI (âm dải trung- số 7) nói “Hai” sao cho tiếng nghe từ loa tròn nhất.
– Chỉnh nút HI (âm dải cao – số 8) nói “Sáu” và “Chín” sao cho tiếng treble đủ, nếu thừa thì tiếng bị xé khi ở dải cao, nếu thiếu thì tiếng thiếu độ bay (chỉnh theo chiều kim đồng hồ, khi nào nghe tiếng treble bị xé thì lùi lại).
Bước 3: Căn chỉnh ECHO – Vang(khu vục màu xanh lục)
– Nút LO (số 11) tăng/giảm vang của tiếng mic trầm
– Nút HI (số 12) tăng/giảm vang của tiếng mic cao
– Nút RPT (Viết tắt của Repeat – Số 13) chỉnh độ lặp của tiếng micro, khi nút vặn về chính giữa 12 giờ thì có 6 tiếng lặp lại (vị trí khuyên dùng bình thường), nếu ai hát tốt có độ luyến láy thì vặn ngược chiều kim đồng hồ lại để giảm độ ngân này.
– Nút DLY (Viết tắt của Delay – số 14) điều chỉnh tốc độ của giọng hát, khi hát thì tốc độ của tiếng hát chậm hơn tiếng nhạc nên cần tăng tốc lên thì bạn có thể điều chỉnh thêm 1 chút từ 12h30 – 13h cho vừa ý.
Bước 4: Căn chỉnh MUSIC – Nhạc (khu vục màu xanh lam sáng)
– Nút VOL (số 16) là chỉnh âm lượng nhạc, nên để tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng micro một chút thì nghe tiếng hát rõ hơn, hát đỡ mệt.
– Nút LO (số 17) tiếng trầm cân bằng với tiếng treble, không để quá ù.
– Nút MID (số 18) nút này nên để theo hướng từ 9-10h để tránh đè tiếng của mic.
– Nút HI (số 19) chỉnh âm treble lớn lên tới khi tiếng âm cao bị xé rè vỡ thì vặn ngược lại, cũng không nên để thấp quá vì nghe rất buồn.
Bước 5: Căn chỉnh hàng MASTER – Âm lượng tổng (khu vực màu hồng)
– Nút VOL (số 20): Nút này chỉnh âm lượng tổng của cả nhạc và mic, điều chỉnh to/nhỏ âm ra loa ở đây.
– Chỉ dùng 3 nút LO (số 21), MID (số 22) và HI (số 23) khi đã chỉnh ở Micro, nhạc nhưng chưa vừa ý.
Hướng dẫn cách chỉnh amply chuẩn hát karaoke theo giọng hát:
– Nếu thấy giọng hát bị nặng trong quá trình chỉnh amply thì hãy tăng (vặn theo chiều kim đồng hồ) nút MID của phần Mic, hãy vặn từ từ, nếu tăng nhiều hoặc đột ngột quá sẽ gây ra hú loa.
– Nếu muốn tiếng hát nhuyễn và xịt xịt thì hãy tăng một chút ở nút HI trên đường Micro và đường Echo tổng.
– Nếu nghe tiếng hát không dày hãy tăng nhẹ nhàng nút ECHO của phần Mic và nút LO trên đường Echo tổng.
Lưu ý cách chỉnh amply karaoke hay
Những hướng dẫn trên ở ở mức độ cơ bản nhất, việc chỉnh hay hoặc không hay sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu hình bộ dàn, tai nghe của bạn có chuẩn, hoặc mỗi gu thưởng thức âm nhạc của mỗi người mỗi khác. Có thể bạn chỉnh hay nhưng người khác nghe lại không hay.
Cho dù gia đình bạn đã có amply hay chưa thì việc căn chỉnh này bạn cũng nên biết để khi có ai đó nhờ bạn thì cũng có am hiểu và để chỉnh. Còn riêng đối với việc gia đình bạn có bộ dàn sử dụng amply thì kỹ thuật chỉnh cần thiết phải có.
Trên đây là những hướng dẫn kỹ thuật chỉnh amply hát karaoke hay và chuẩn nhất. Hy vọng với những kiến thức cơ bản này giúp bạn chỉnh được amply của gia đình mình. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy nó hữu ích nhé.