Với ưu điểm thiết kế nhỏ gọn, di chuyển dễ dàng, loa kéo di động ngày càng được nhiều người dùng ưa chuộng. Những người không chuyên thường không biết cách chỉnh loa kéo như thế nào để hát karaoke hay nhất. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, đừng bỏ qua bài viết này!
Loa kéo là gì?
Loa kéo hay còn gọi là loa di động, loa vali kéo, là một loại thiết bị âm thanh được thiết kế với mục đích đem lại sự di động, tiện lợi cho người sử dụng. Dòng loa này được sản xuất lấy ý tưởng từ chiếc vali kéo, có khả năng hoạt động độc lập, không cần lắp đặt phức tạp, kết nối dễ dàng để sử dụng nhanh chóng.
Loa kéo là gì?
Cách chỉnh loa kéo hát karaoke hay nhất chỉ trong vài bước
Bước 1: Cài đặt lại bảng điều khiển âm thanh loa
Bạn nên chỉnh toàn bộ nút điều khiển về 0. Sau đó bắt đầu điều chỉnh từng phần theo thứ tự: Chỉnh âm thanh micro > chỉnh âm thanh nhạc > chỉnh âm thanh hệ thống.
Cài đặt lại bảng điều khiển loa
Lưu ý: Tùy từng mẫu loa kéo mà các nút điều chỉnh có thể khác nhau về hình dáng hay vị trí trên loa. Tuy nhiên, thao tác điều chỉnh gần như tương tự trên mọi thiết bị.
Bước 2: Chỉnh âm thanh micro
Điều chỉnh âm lượng mic (MIC VOL/VOL.MIC)
Bạn hãy vặn nút chỉnh âm lượng micro theo chiều kim đồng hồ đến hướng 9h. Sau đó thử mic để nghe âm thanh phát ra từ loa. Nếu âm thanh to rõ, dễ nghe là được.
Tiếp đến, bạn tùy chỉnh âm lượng (không vặn quá hướng 1h) sao cho phù hợp với không gian sử dụng và số lượng người nghe.
Nếu mic không bắt tiếng hay âm thanh chập chờn, bị rè hãy kiểm tra lại kết nối giữa loa và mic hoặc nguồn điện loa.
Điều chỉnh âm lượng mic
Lưu ý: Cần đảm bảo âm lượng micro to hơn âm lượng nhạc. Chẳng hạn, âm micro 8 thì âm lượng nhạc 6.
Điều chỉnh âm thanh cho micro
Điều chỉnh âm thanh micro theo thứ tự từ trái sang phải và cần phải thử giọng (ví dụ, nói alo, alo, 1 2 3 4…) trong mỗi lần chỉnh.
+ Chỉnh âm treble cho micro (MIC TREBLE/HI.MIC)
Âm treble (âm bổng) của micro là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay và việc điều chỉnh âm treble sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng bài hát. Bạn có thể vặn về hướng 1h đồng thời thử micro sao cho âm thanh phát ra nghe rõ ràng và dịu tai là được.
+ Chỉnh âm bass cho micro (MIC BASS/LOW.MIC)
Việc điều chỉnh âm bass hợp lý sẽ khiến bài hát có nhịp điệu rõ ràng, giai điệu có “lực” hơn. Chỉnh âm bass bằng cách vặn từ từ cho đến khi nghe âm thanh mình phát ra là ấm nhất.
Điều chỉnh thanh micro
Lưu ý:
– Nên chỉnh âm treble và âm bass vừa đủ nghe bởi nếu âm treble quá cao sẽ khiến âm thanh phát ra chói tai còn âm bass cao sẽ gây ồn ào.
– Chỉnh treble trước khi chỉnh bass.
– Nếu bạn sở hữu chất giọng trầm ấm, hãy chỉnh đồng thời âm treble cao hơn một chút và âm bass thấp lại để khi hát nghe trong hơn.
– Nếu bạn có giọng hát cao, thánh thót, hãy chỉnh treble thấp hơn và bass cao hơn để nghe giọng ấm hơn.
+ Chỉnh âm MID
Âm MID (âm trung) là điểm tập trung năng lượng của một bài nhạc. Việc điều chỉnh hợp lý âm mid sẽ khiến giọng hát của mình truyền cảm, không bị thô.
Bạn nên chỉnh âm mid theo hướng 9h để đảm bảo nghe rõ âm treble và âm bass. Ngoài ra, một số loa kéo còn có 2 nút mid: MID HI – chỉnh hướng 1h và MID LOW – chỉnh hướng 11h.
+ Chỉnh ECHO
Echo là độ lớn của tiếng vang. Việc điều chỉnh echo hợp lý sẽ khiến giọng hát vang hơn cũng như đỡ tốn hơi hơn.
Khi chỉnh echo, bạn sẽ đếm 1, 2, 3, 4; đồng thời vừa thu mic vừa chỉnh khoảng từ hướng 9h đến 12h sao cho âm thanh phát ra hài hòa với nhạc nhất và không quá vang gây chói tai trong. Điều chỉnh echo theo quy luật tiếng vang bằng 8/10 tiếng chính.
Điều chỉnh MID và ECHO cho micro
+ Chỉnh REPEAT
Repeat là âm thanh lặp lại của mỗi khi bạn nói vào micro. Để chỉnh repeat, bạn đếm 1 và nghe số lần lặp lại, sau đó đếm tiếp 2 ,3 ,4; sao cho tiếng lặp lại nghe hợp lý nhất, không gây khó chịu khi nghe.
+ Chỉnh DELAY
Delay là độ trễ của âm phát ra so với âm trước đó, đây là phần khó chỉnh nhất, cần sự tập trung cao. Bạn chỉnh tiếng vang của âm đầu tiên vừa dứt thì âm thứ 2 mới phát lên. Điều này sẽ khiến bài hát không bị chồng âm, lời hát rõ ràng và rành mạch hơn.
Điều chỉnh độ trễ và vòng lặp cho micro
Lưu ý:
– Điều chỉnh tỷ lệ delay và echo là 5/6 để không gây khó chịu cho người nghe.
– Việc điều chỉnh delay và repeat phải tỷ lệ thuận với nhau. Không nên nhầm lẫn giữa 2 nút này bởi nếu repeat quá cao sẽ gây tiếng hú vang khi hát bằng micro.
– Nếu hát nhạc remix, bạn nên chỉnh độ trễ ngắn lại vì nhạc remix có nhịp và tiết tấu nhanh.
Bước 3: Chỉnh âm lượng nhạc
Điều chỉnh âm lượng nhạc dễ dàng hơn so với việc điều chỉnh âm thanh micro. Cần đảm bảo một số lưu ý sau:
– Chỉnh theo quy luật chữ “V”, âm bass luôn thấp hơn âm mid và âm treble. Điều này sẽ giúp bài hát có sự hòa hợp về độ trầm bổng, mang lại trải nghiệm hát và nghe tốt hơn.
– Đối với loa kéo không có nút điều khiển âm mid, bạn hãy chỉnh âm bass thấp hơn treble.
Điều chỉnh âm lượng nhạc
Bước 4: Chỉnh âm lượng hệ thống
Để đảm bảo âm thanh phát ra loa rõ ràng, rành mạch và sống động nhất, hãy điều chỉnh âm lượng hệ thống từ khoảng 50% – 80% (từ hướng 12h đến 4h).
Điều chỉnh âm lượng hệ thống
Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản loa kéo
– Luôn tắt loa kéo sau khi sử dụng.
– Trước khi sử dụng, cần kiểm tra mức pin của micro, pin loa để đảm bảo chúng có thể hoạt động tốt.
– Kiểm tra dây kết nối đầy đủ để phát nhạc. Kết nối thường có 2 loại là jack cắm và bluetooth không dây.
– Tránh để dây cáp nằm ngang vì chúng dễ bị đứt.
– Vệ sinh loa thường xuyên, sử dụng và bảo quản trong điều kiện khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Bởi độ ẩm có thể làm hỏng các vi mạch, tia cực tím có thể làm đứt gân loa.
– Tháo pin remote và micro để tránh pin bị chảy khi không sử dụng trong thời gian dài. Nếu pin có dấu hiệu bị chảy hoặc rỉ sét, cần thay ngay lập tức.
– Cho loa hoạt động 1 – 2 lần/tháng để màng loa không bị rách do không hoạt động lâu.
Loa Bluetooth Karaoke Soundmax M22
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn đọc cách chỉnh loa kéo một cách chi tiết nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có trải nghiệm hát karaoke tuyệt vời với chiếc loa kéo của bạn.
Thúy Hải