Chuột là loài vật đáng ghét gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt của mỗi gia đình. Chính vì lẽ đó chúng ta phải diệt chuột để bảo vệ môi trường sống cũng như không gây thiệt hại về giá trị kinh tế cho mỗi gia đình.
Chuột là loài động vật chuyên phá hoạt các công trình và gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế không hề nhỏ cho xã hội cũng như từng gia đình. Chuột phá hoại lương thực của chúng ta trên đồng ruộng, vườn cây trái, các thức ăn gia cầm, gia súc, trong khi đang chế biến, vận chuyển hay cất giữ, khi để trong siêu thị, nhà hàng hay tại gia đình. Những gì chúng không ăn, chúng cũng có thể làm hư hại hay làm ô nhiễm do phân, lông hay nước tiểu của chúng. Trong các tòa nhà, chuột cắn phá cửa, sàn, trần và các bức tường do kết quả của việc cắn phá cũng như đào bới của chúng. Chúng còn thường xuyên cắn phá các loại đường ống nước hay dây điện gây ra các tai nạn như hỏa hoạn, ngập lụt, cháy nổ, hỏng hóc các trang thiết bị hay hao hụt điện. Và trong thời buổi kỹ thuật công nghệ cao ngày nay, chuột có khả năng gây thiệt hại nhiều triệu đô la một cách bất ngờ ở những khu vực sản xuất do chúng cắn phá làm tổ hay thải chất thải trong máy tính và các trang thiết bị có độ nhạy cảm cao, làm ngưng hệ thống máy tính.
Phân loại chuột
-
Chuột cống
Chuột cống còn có cái tên như là chuột cống nhà, chuột nâu, chuột cống, chuột nước, chuột xám. Chúng lần đầu tiên xâm nhập vào nước Mỹ qua các tàu buôn và những người nhập cư khoảng năm 1775. Giờ đây chúng là loại chuột phân bố rộng rãi nhất nước Mỹ, được tìm thấy ở tất cả các bang (tuy nhiên ở một số bang, chuột mái nhà phổ biến hơn). Chuột cống to nhất, khỏe nhất, hung dữ nhất và có khả năng thích nghi trong việc sinh sản cũng như tồn tại ở những khu vực có khí hậu lạnh tốt hơn chuột mái nhà và các loại chuột khác. Chuột cống có cơ thể rắn chắc, con trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 500 gam. Cũng có những con nặng hơn trọng lượng này nhưng mà rất hiếm. Lông chúng cứng và có màu hơi nâu cho tới hơi đỏ, phần bụng có màu trắng vàng, nhưng còn có nhiều màu khác nhau bao gồm cả màu đen. Mũi cùn, tai nhỏ, kín và không chớp mắt khi kéo xuống. Đuôi có vảy và hầu như không có lông (một cách phân biệt nhanh chóng giữa chuột cống và chuột mái nhà đó là kéo đuôi ngược về phía cơ thể. Đuôi của chuột cống sẽ không chạm tới tai).
Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm, giảm vào mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Sau khi giao hợp và một thời kỳ mang thai khoảng 22 ngày, chuột mẹ sẽ đẻ một lứa tứ 8 đến 12 con con. Lúc mới sinh thì con con không lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 9 đến 14 ngày mắt sẽ mở và từ 10 đến 15 ngày sau đó thì chúng thôi bú. Vào thời điểm này, chuột con bắt đầu đi ra khỏi tổ một khoảng cách ngắn, bắt chước con mẹ làm quen với môi trường xung quanh, nguồn thức ăn, nơi ẩn nấp và đào hang. Con con phát triển giới tính sau khoảng ba tháng tuổi, mặc dù ở điều kiện thuận lợi thì có thể chỉ cần 8 tuần. Cứ 4 đến 5 ngày con cái có thể động đực và chúng có thể giao hợp trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm và có nuôi sống khoảng 20% hoặc hơn mỗi năm. Nếu được nuôi dưỡng thì chuột cống có thể sống tới 3 năm, nhưng ở điều kiện tự nhiên thì chúng sống trung bình từ 5 đến 12 tháng. Chuột cống là loại chuột sống bầy đàn, Nói chung, chuột cống là loài động vật đào đất. Vì vậy chúng thường làm tổ bên ngoài nhà cửa, trong những hang bên dưới đất. Trên các trang trại, chúng sinh sống trong các nhà kho, kho thóc, chuồng trại. Ở các thành phố, chuột cống làm tổ ở dưới đất khi có khoảng đất trống. Nó cũng có thể làm tổ và sống cả đời ở bên trong các tòa nhà ở thành phố. Chuột cống sinh sống ở những khu có dân cư, tất cả các khu vực chứa thực phẩm, nhà chứa, nhà kho, khách sạn, sở thú, cống rãnh, bãi rác…Chúng cũng thường xuyên được tìm thấy sinh sống ở quanh các ao hồ, bãi cỏ trong công viên. Chuột cống cần khoảng 25 đến 39 gram thực phẩm mỗi ngày. Chúng thích các loại thức ăn có hàm lượng protein và các bonhydro cao. Chúng dường như cũng thích các loại thức ăn như các hạt ngũ cốc, thịt, cá, thức ăn của gia súc, gia cầm, rau quả tươi. Những con sống bên ngoài sẽ tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn, hoặc chúng sẽ tấn công vào các toà nhà vào ban đêm để kiếm thức ăn và trở về hang sau khi ăn. Những con chuột sống ở các cánh đồng và những khu rừng thì sẽ giết và ăn các loài động vật có vú nhỏ và côn trùng. Ở dưới cống, chúng sẽ giết và ăn thịt gián Mỹ. Chuột cống cần 15 đến 30 ml nước mỗi ngày khi ăn các thức ăn khô, nhưng chúng sẽ cần ít hơn nếu như nguồn thức ăn sẵn ẩm ướt. Không giống như chuột nhắt, chuột cống không thể sống lâu nếu thiều nước. Bên trong và xung quanh các tòa nhà, chuột cống lấy nước trực tiếp từ bồn rửa và toilet, hố nước mưa đọng, sương sớm, hoặc nguồn nước rò rỉ từ việc ngưng tụ của các đường ống. Khi cần thiết, chuột cống sẽ leo lên cầu thang, đường ống, đường dây và những bức tường thô ráp để vào bên trong tòa nhà hoặc để tìm kiếm thức ăn và nước.
-
Chuột nhắt
Chuột nhắt có một cơ thể nhỏ bé, mảnh. Con trưởng thành có trọng lượng từ 20 tới 30 gam. Tai rộng, đuôi có hoặc không có lông và dài bằng cả phần đầu và phần thân cộng lại. Lông thường có màu xám đen ở lưng và màu xám trắng ở bụng, nhưng có thể có rất nhiều màu khác nhau. Bạch tạng, đen, giữa đen và trắng đã được thấy ở trong phòng thí nghiệm. Chúng ta có thể phân biệt chuột nhắt với chuột cống con bằng kích thước phần đầu và chân sau.
Về sinh sản thì con cái có thể sinh khoảng 4 tới 7 con mỗi lứa và giai đoạn mang thai là 19 ngày. Con con khi sinh ra chưa mở mắt và không có lông. Khoảng 7 tới 10 ngày lông sẽ mọc, mắt mũi cũng sẽ mở ra. Khoảng thời gian từ 3 tới 4 tuần, con con sẽ bò đi khoảng ngắn phía ngoài tổ, ăn loại thức ăn cứng và tìm hiểu xung quanh. Con cái chỉ đẻ khoảng 8 lứa trong suốt quãng đời, Mặc dù nếu các điều kiện thuận lợi, chúng có khả năng cứ 24 đến 28 ngày chúng sẽ đẻ một lứa. Khoảng 5 đến 8 tuần thì cơ quan sinh dục của con con sẽ hoàn thành. Cuộc đời thông thường của một con chuột hoang khoảng 1 năm hoặc chưa tới. Ở một mức độ nào đó thì cách sinh sống của chuột nhà phụ thuộc vào từng tình huống và môi trường cụ thể. Khó mà có thể diễn tả được lối sống mức độ bình thường của chuột nhà, chuột cống hay bất cứ động vật nào khác. Bởi vậy các chuyên gia kiểm soát côn trùng phải luôn nhớ rằng không phải lúc nào chuột cũng có cách sống giống nhau. Chương trình kiểm soát phải luân chuyển và đáp ứng từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, vì những mục tiêu cụ thể, một số đặc tính chung về cách sinh sống của loài chuột sống cùng và xung quanh con người có thể được tạo ra. Trong các thành phố, chuột nhà có thể sống suốt cuộc đời bên trong các tòa nhà. Ở ngoại ô, chuột nhà có thể sống bên trong nhà nhưng chúng chủ yếu sống ở các khu vực bên ngoài như bãi cỏ, bụi rậm hay gần phần chân móng nhà, trong các nhà kho, gara, hay trong các tầng hầm của tòa nhà. Bên ngoài, chuột nhà ăn các loại hạt cỏ, côn trùng, hay bất cứ loại thức ăn gì mà chúng kiếm được. Vào mùa thu khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm một sốcon sẽ di chuyển vào bên trong các tòa nhà có người ở.
-
Chuột mái nhà
Chuột mái nhà này còn có cái tên như chuột đen, chuột bụng xám, chuột Alexandrine, và chuột bụng trắng. Về hình thức thì chuột mái nhà nhỏ hơn và mảnh hơn chuột cống. Con trưởng thành nặng từ 150 đến 250 gram. Màu lông thường là từ màu xám đen cho tới màu đen. Bụng màu từ trắng vàng tới xám. Mũi nhọn, tai rộng có thể tới mắt khi ta kéo xuống, đuôi dài và có thể chạm tới mũi.
Đặc tính sinh sản của chuột mái nhà nhìn chung gần giống như chuột cống. Chuột mái nhà có được cái tên như vậy vì theo bản năng tự nhiên chúng là những con leo trèo và thường sống trên mái nhà hoặc các khu vực cao phía trên tòa nhà. Chúng có thể làm tổ trên cây, ven tòa nhà, bờ rào hoặc bên trong các tòa nhà. Chúng tấn công vào bên trong qua mái nhà hoặc đường dây bên trong nhà, theo cách rất giống như những con sóc trèo cây. Trong thực tế, vào ban đêm ta có thể nhìn thấy chúng di chuyển trên cây, dọc theo các đường dây, bờ rào. Khi số lượng chuột trong khu vực gia tăng, chúng sẽ mở rộng các khu vực làm tổ, kể cả các hang dưới lòng đất, trong các khu dân cư, các khu khuôn viên nhà máy, các khu vực tầng trệt bên trong và dưới các đống rác.
Tại sao lại phải diệt chuột
- Chuột phá hỏng các công trình đồ đạc.
- Chuột làm ô nhiễm nguồn thức ăn, nguồn ước.
- Chuột phá hủy môi trường sống của con người.
- Chuột là nguyên nhân thủ phạm lan truyền một số dịch bệnh.
Một sốcách diệt chuột đơn giản
- Dùng bạc hà
Đặt lá bạc hà khô hoặc tươi ở những nơi chuột thường lui tới. Mùi hương của loài cây này sẽ khiến lũ chuột tránh xa. Bạn có thể để túi trà bạc hà trong ngăn kéo hoặc treo vào tủ quần áo. Một vài miếng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà cũng là phương pháp hữu hiệu.
- Dùng ớt
Bột ớt hoặc những miếng ớt nhỏ có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của lũ chuột. Bạn nên rắc bột ớt xung quanh nhà, hang chuột hoặc những nơi chúng có thể tới. Bạn cũng có thể tiêu diệt chuột ở ngoài vườn bằng cách pha dung dịch nước với 1-2 muỗng ớt bột, thêm vài giọt chất tẩy rửa, một muỗng canh dầu thực vật. Xịt dung dịch này ngoài vườn, xung quanh nhà để làm thoáng không khí và xua đuổi chuột.
- Dùng tỏi
Một chút bột tỏi rắc ở các lỗ hổng và hang cũng khiến loài chuột sợ hãi. Bạn nên sử dụng bột tỏi thay vì tỏi tươi cho thấm lâu hơn, tỏi tươi cũng sẽ nhanh khô hơn bột. Mùi hăng của tỏi sẽ khiến chuột khó chịu và tránh xa.
- Xi măng khô
Kết hợp một chén bột mì với một cốc xi măng khô, thêm một muỗng canh muối và trộn tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đặt hỗn hợp này cùng một bát nước ở những nơi chuột thường tới. Lũ chuột sẽ bị thu hút và ăn hỗn hợp này, nhưng chúng sẽ bị khát. Khi uống nước, hỗn hợp bên trong sẽ khô và giết chết chuột. Có thể thêm chút bột ca cao để tăng mùi hương hấp dẫn.
- Khoai tây nghiền
Đặt một lớp mỏng khoai tây nghiền và một bát nước ở cửa hang chuột hoặc những nơi chúng thường tới. Cũng giống như hỗn hợp xi măng khô, natri trong khoai tây nghiền sẽ làm lũ chuột khát nước khi ăn. Nước sẽ làm khoai tây nở ra trong dạ dày và khiến chuột chết.
Trên đây là những tập tính sinh sống, sinh sản và một số cách diệt chuột tại nhà đơn giản.
Nếu những biện pháp trên vẫn chưa diệt được chuột tận gốc hãy liên hệ với Dietmoianbinh.vn để được tư vấn chi tiết. Với mục tiêu hướng tới của chúng tôi :
- Uy tín – tiết kiệm – an toàn.
- Dịch vụ hoàn hảo – kĩ thuật chuyên nghiệp.
- An toàn và chi phí thấp.
- Hướng tới một công nghệ sinh học mang lại môi trường xanh, sạch, an toàn.
- Cam kết chuyên môn.
- Diệt tận gốc tất cả các loại côn trùng và động vật gây hại .
- Các loại thuốc sử dụng được cấp phép an toàn tuyệt đối.
- Chế độ bảo hành bảo trì định kỳ nhanh nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
GỌI NGAY: 0912 59 72 82
Trụ sở chính: Số 7 Ngõ 166 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 366 10812- Hotline: 0912 59 72 82.