Cách Chữa Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ Hiệu Quả Nhanh Chóng

Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ hiệu quả nhanh chóng

Thứ Năm ngày 30/06/2022

Tình trạng xuất hiện mủ sau khi bấm khuyên tai những năm gần đây trở nên rất phổ biến. Vậy có những cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ nào hiệu quả và nhanh chóng? Hãy cùng khám phá qua bài viết bên dưới nhé!

Xã hội phát triển, nhu cầu về thẩm mỹ và thời trang ngày các tăng cao nên không khó tránh khỏi những rủi ro trong suốt quá trình! Hiện tượng bị mưng mủ sau khi bấm khuyên tai cũng nằm trong số đó.

Nguyên nhân bị mưng mủ sau khi bấm lỗ tai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vết bấm của tai bị mưng mủ, sưng tây và gây cảm giác đau đớn cho bạn có thể kể đến như:

  • Đi bấm lỗ tai ở những cơ sở y tế không được đảm bảo về chất lượng và uy tín.

  • Các dụng cụ phục vụ công tác bấm khuyên tai không được khử khuẩn trước khi đem vào sử dụng.

  • Tự xỏ lỗ tai bằng kim tại nhà sẽ dễ gây mưng mủ do nhiều yếu tố chứa vi khuẩn tác động như dụng cụ, môi trường, bàn tay,…

  • Khuyên tai không đảm bảo an toàn, được làm từ vật liệu kém chất lượng và có khả năng gây kích ứng da.

  • Không thường xuyên vệ sinh vết thương đúng cách sau khi bấm lỗ tai.

  • Mọi người hay có thói quen và xu hướng sử dụng tay chưa qua khử khuẩn để chạm vào vết thương hở, đang lành. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, mưng mủ hay thậm chí nhiễm trùng và tạo ra các khối áp xe nguy hiểm. Vì các vi khuẩn, vi trùng xuất hiện trên bề mặt tay thừa cơ hội nhanh chóng thâm nhập vào vùng da thương tổn đang rất nhạy cảm.

  • Đeo khuyên quá chật cũng là một trong số các nguyên do khiến bạn rơi vào tình huống không mong muốn này.

Rất hay:  Cách hủy gói cước 3G/4G của nhà mạng Viettel, Mobifone và

Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ đơn giản và hiệu quả

Giữ nguyên vị trí khuyên tai

Nhiều người thường hay tháo ngay khuyên tai khi phát hiện các dấu hiệu vết thương bị sưng tấy và bắt đầu mưng mủ. Tuy nhiên, hành động này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương và gây thêm các thương tổn khiến bạn phải chịu đựng thêm nhiều cơn đau dai dẳng. Nên đặc biệt lưu ý chỉ được phép tháo khuyên trong trường hợp này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, các thao tác làm di chuyển vị trí khuyên tai cũng nên được hạn chế hết mức có thể. Xoay, vặn khuyên tai sẽ làm trầy, xước và khiến vết thương mở miệng trong quá trình lành lại. Hậu quả là các áp xe rất dễ hình thành và để lại biến chứng nghiêm trọng.

Dùng tăm bông hoặc khăn mềm để lau sạch mủ xung quanh tai

Khi tai bị mưng mủ, chảy mủ, bạn không nên để im vì sẽ tạo ra một môi trường khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển tốt. Thay vào đó, hãy dùng tăm bông hoặc loại khăn mềm để lau nhẹ nhàng vết mủ xung quanh vùng tai. Bạn nên đặc biệt lưu ý thay tăm bông và khăn cho hai bên tai khác nhau, vì có thể làm lây lan nguồn vi khuẩn từ tai này sang tai kia.

Rất hay:  Cách mở khóa bàn phím máy tính đơn giản nhất

Tuyệt đối không dùng lực hay bất cứ tác động vật lý nào vào vết thương để làm bong tróc vảy. Hành vi này có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.

Rửa vết thương bằng dung dịch muối

Một trong những cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ chính là sử dụng dung dịch muối sinh lý để vệ sinh cho vết bấm. Bạn không nên tự ý pha nước muối để vệ sinh vì sẽ không thể tự điều chỉnh hợp lí liều lượng muối và nước.

Dùng bông gòn hoặc gạc vô trùng nhúng vào nước muối sinh lý và bắt đầu vệ sinh nhẹ nhàng vết bấm khuyên. Không được chà xát hay nhấn mạnh khiến vết bấm chịu thêm nhiều thương tổn. Vệ sinh 3 lần mỗi ngày để đảm bảo vết bấm luôn trong trạng thái sạch sẽ.

Chườm gạc ấm để giảm đau

Khi các triệu chứng đau xuất hiện với tần suất dày khiến bạn không thể chịu nỗi, hãy nhanh trí sử dụng gạc thấm nước ấm để chườm vào vết thương. Thao tác này sẽ giúp bạn giảm đau đáng kể. Nhưng nên nhớ sử dụng nước ở nhiệt độ quá cao sẽ gây phản tác dụng đấy nhé!

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương cũng là cách bấm lỗ tai bị mưng mủ nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên được sự đồng ý và kê toa từ bác sĩ chỉ định để không xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn.

Đi khám bác sĩ

Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ cho bé cũng như các đối tượng khác tốt nhất vẫn là đi thăm khám ở cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng có quá nghiêm trọng và lên lộ trình hỗ trợ điều trị nếu có. Tuy các phương pháp điều trị là không giống nhau nhưng bạn cứ yên tâm rằng các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và vết bấm sẽ được phục hồi lành lặn.

Rất hay:  Cách vẽ con bò sữa cute đơn giản dễ thương ngộ nghĩnh cho bé

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ nhưng điều quan trọng mà bạn cần chính là thói quen sinh hoạt, vệ sinh vết bấm đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

CHÚC MỪNG KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/02/2023

Thứ Hai ngày 20/02/2023

Đây là dịp để chúng ta tiếp tục bày tỏ sự trân trọng, tôn vinh và cảm ơn những người…

Đọc tiếp

DẪN ĐẦU THUỐC KÊ ĐƠN TẠI VIỆT NAM, FPT LONG CHÂU CUNG ỨNG THUỐC TỐT CHO NGƯỜI DÂN TRƯỚC & SAU TẾT

Thứ Tư ngày 28/12/2022

Trước tình hình nhu cầu mua thuốc kê đơn cận kề dịp Tết Nguyên Đán tăng cao, quý khách hàng…

Đọc tiếp

Cùng chuyên mục

Phụ nữ sau sinh bị viêm họng chữa thế nào vừa an toàn vừa hiệu quả?

Thứ Hai ngày 23/04/2018

Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

Thứ Ba ngày 08/05/2018

Các loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng và còi xương

Thứ Bảy ngày 23/06/2018